8 loại thực phẩm không bao giờ nên ăn khi đang bị bệnh
Khi cơ thể mệt mỏi hay mắc bệnh thì việc ăn uống để bồi bổ sức khỏe hết sức cần thiết, nhưng bạn không bao giờ nên ăn những thực phẩm này.
Các cụ thường nói “có thực mới vực được đạo”. Thế nhưng trong khi đang bị bệnh, đơn giản như cảm cúm, ho, viêm họng hay có vấn đề ở dạ dày… thì bạn không bao giờ nên ăn những thực phẩm này vì chúng sẽ càng làm bạn khó chịu hơn.
Cà phê
Bạn không nên uống cà phê khi bạn đang mắc bất kỳ bệnh gì nhưng đặc biệt cần tránh khi bạn có vấn đề ở dạ dày. Nguyên nhân do trong cà phê có chứa chất caffein, là một chất lợi tiểu nên nó có thể làm cho bạn đi tiểu rất nhiều và làm cho bạn mất nước.
TS.BS. Kristine Arthur tại Trung tâm Y tế Memorial Orange Coast, California (Mỹ) cho biết, dùng cà phê khi bạn đang bị sốt virus hay mắc bệnh nhiễm khuẩn, đang nôn mửa hay tiêu chảy sẽ càng làm mất nước trầm trọng hơn trong khi cơ thể đang cần đủ nước để giúp hệ miễn dịch chiến đấu với tác nhân gây bệnh.
Thêm vào đó, caffeine có thể thực sự kích thích các cơ bắp trong đường tiêu hóa của bạn và làm cho tiêu chảy dữ dội hơn.
Bạn không nên uống nước cam khi bị ho hay đau họng do nước cam chứa acid citric có thể kích thích niêm mạc họng đã bị viêm, gây tổn thương và làm tình trạng tại họng tồi tệ hơn, GS.BS. Taz Bhatia tại Đại học Emory, Mỹ giải thích.
Đồ ăn ngọt
Bạn không nên ăn đồ ăn ngọt khi bị bất kỳ loại bệnh nào, đặc biệt khi bị bệnh ở dạ dày. Nguyên nhân do trong đồ ăn ngọt có chứa nhiều đường tinh luyện mà loại đường này có thể tạm thời ngăn chặn khả năng bạch cầu chống lại vi khuẩn.
Video đang HOT
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, vài giờ sau khi ăn vặt với bánh ngọt, kẹo hoặc ngũ cốc có đường, hệ thống miễn dịch trở nên yếu hơn và ít hiệu quả trong việc chiến đấu với vi khuẩn đang làm cho bạn bị bệnh.
Khi bị bất kỳ loại bệnh nào, đặc biệt bệnh lý ở dạ dày, bạn không bao giờ nên uống nước ngọt. Lý do là trong nước ngọt cũng có chứa caffein, một chất gây mất nước trong cơ thể, khiến cơ thể suy yếu hệ miễn dịch để chiến đấu với virus, vi khuẩn.
Ngoài ra, chất ngọt nhân tạo trong nước ngọt là các phân tử lớn, không thể bị phá vỡ và tiêu hóa tốt nên dễ gây đầy bụng, chuột rút, thậm chí tiêu chảy. Nói cách khác, nước ngọt chỉ làm cho triệu chứng bệnh tại dạ dày tồi tệ hơn.
Đồ ăn nhẹ giòn
Đồ ăn nhẹ giòn chẳng hạn như bim bim không thích hợp khi bạn bị ho hay đau họng. Các chuyên gia giải thích rằng, các kết cấu mài mòn của các món ăn nhẹ như khoai tây chiên, bánh mì nướng giòn, bim bim… giống như giấy nhám trên cổ họng, kích thích cổ họng gây ho và cần thời gian để chữa lành.
Rượu
Rượu cũng như cà phê làm trầm trọng thêm tình trạng mất nước nên không nên uống khi có bất kỳ bệnh lý nào, nhất là khi bị bệnh ở dạ dày như viêm, loét. Ngoài ra, rượu có thể làm tăng tốc độ tiêu hóa gây ra phân lỏng hoặc tiêu chảy.
Thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ
Đây là loại thực phẩm nhiều chất béo, cần nhiều thời gian để di chuyển qua hệ tiêu hóa nên có thể gây buồn nôn và kích hoạt trào ngược acid dạ dày. Ngoài ra, thực phẩm này cũng gây co thắt cơ trong đường ruột, có thể làm tiêu chảy nặng hơn nên bạn tuyệt đối không nên dùng các đồ chiên rán nhiều dầu mỡ khi đang bị bệnh dạ dày.
Thực phẩm cay được khuyến cáo không nên sử dụng khi đang bị sổ mũi.
Trong thực phẩm cay thường chứa chất capsaicin, một hợp chất có thể gây kích ứng đường mũi và làm chảy nước mũi. Vì vậy, nếu bạn đang chảy nước mũi thì nên tránh tất cả những thực phẩm cay vì sẽ càng làm tình trạng này nặng hơn.
Theo Lê Thu Lương
Sức Khỏe & Đời Sống
Ăn đồ cay có lợi ích gì đối với sức khỏe?
Ăn thực phẩm cay cũng có những tác động tích cực cho sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu 4 lợi ích của việc ăn thực phẩm cay được đăng tải trên trang tin High Snobiety nhé.
Shutterstock
Sống lâu hơn
Một cuộc nghiên cứu trên 16.179 người Mỹ trưởng thành được đăng tải trên chuyên san Plos One đầu năm nay cho thấy những người thường xuyên ăn ớt giảm được 13% rủi ro tử vong.
Kết quả này tương tự phát hiện được ghi nhận trong một cuộc nghiên cứu khác ở Trung Quốc hồi năm 2015 rằng dùng thực phẩm cay 1-2 lần/tuần làm giảm 10% rủi ro tử vong, còn những người nạp đồ ăn cay hầu như mỗi ngày làm giảm rủi ro tương ứng đến 14%.
Kháng viêm
Thành phần hoạt hóa của ớt, chất capsaicin có những đặc tính kháng viêm và có thể giúp giảm sưng một cách hiệu quả như uống một viên thuốc không kê đơn như ibuprofein hay aspirin. Trong một cuộc nghiên cứu ở Đức được công bố hồi năm 2010, tình trạng đau khớp giảm đi gần 50% ở người sau 3 tuần sử dụng kem capsaicin 0,05%.
Giảm cân
Capsaicin thúc đẩy việc kích thích chất béo nâu hỗ trợ quá trình trao đổi chất, vốn cần phải tăng cường khi cố gắng giảm bớt trọng lượng thừa. Hợp chất trên cũng đã được chứng minh là một "chiến binh" bảo vệ vòng eo khỏi sự thèm ăn. Các chuyên gia Đại học Purdue (Mỹ) nhận thấy việc ăn ớt đỏ có thể giúp quản lý sự thèm ăn và đốt nhiều calorie hơn sau bữa ăn, đặc biệt đối với những cá nhân không ăn ớt thường xuyên.
Giảm đau
Capsaicin cũng giúp làm giảm tình trạng đau của một số dây thần kinh kết thúc trên da và màng nhầy. Chất này nhắm cụ thể vào một hóa chất trong não gọi là "chất P", vốn hiện diện khi chúng ta làm đau chính mình.
Theo các chuyên gia, ớt đã được chứng minh là có triển vọng sử dụng như một thành phần hoạt hóa trong các loại thuốc mỡ hoặc kem bôi dành cho những người mắc bệnh zona và bệnh thần kinh liên quan đến HIV.
Khang Huy
Theo Thanhnien
Làm gì khi bị đau đầu? Thay vì vật vã với cơn đau và trông chờ vào sự kỳ diệu của những viên thuốc, bạn có thể thử các cách giảm đau đơn giản nhưng rất hiệu nghiệm dưới đây. 1. Uống nước: Nghe có vẻ đơn giản nhưng rất nhiều cơn đau đầu bắt nguồn từ việc cơ thể bị mất nước. 2. Ăn dưa hấu: Tương tự...