8 dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD)
Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) để lại hậu quả đối với nữ giới nặng nề hơn so với nam giới, vì chúng là nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh ở nữ giới.
Thay đổi về khí hư: Khí hư bình thường có màu trắng hoặc trong suốt, hơi sệt như lòng trắng trứng và có mùi đặc trưng của cơ thể nữ giới. Tuy nhiên, khi âm đạo bị viêm nhiễm, khí hư sẽ chuyển màu xanh hoặc vàng và có mùi hôi khó chịu.
Đau đớn khi tiểu tiện: Cảm giác đau buốt khi tiểu tiện có thể là hệ quả của việc không uống đủ nước. Tuy nhiên, nếu bạn uống nhiều nước mà vẫn gặp tình trạng này, bạn nên đi khám phụ khoa để kịp thời phát hiện bất kỳ bệnh lây qua đường tình dục nào, nếu có.
Ngứa ngáy vùng kín: Nếu bạn luôn cảm thấy ngứa ngáy vùng kín không kiểm soát, có thể bạn đã bị nhiễm trùng mảng uốn roi đuôi, một bệnh lây qua đường tình dục mà triệu chứng đặc thù là ngứa ngáy vùng âm đạo.
Video đang HOT
Mụn vùng kín: Mụn sưng cứng nhưng không đau ở môi âm hộ là dấu hiệu ban đầu của bệnh giang mai. Nếu bạn nhận thấy triệu chứng này, hãy ngay lập tức đi kiểm tra sức khỏe sinh duc, vì qua giai đoạn đầu của bệnh, các mụn rộp vùng kín này sẽ biến mất và vi khuẩn sẽ xâm nhập vào máu.
Nổi mẩn đỏ khắp người: Giai đoạn sau của bệnh giang mai sẽ gây tình trạng nổi mẩn đỏ ở bàn tay, bàn chân và thân trên. Giai đoạn này của bệnh có thể gây các vấn đề nghiêm trọng về thần kinh và tim mạch, do đó bạn cần được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời ngay từ những dấu hiệu ban đầu đã nói ở trên.
Đau đớn khi quan hệ tình dục: Quan hệ tình dục không phải lúc nào cũng đem lại khoái cảm. Nếu bạn cảm nhận thấy cơn đau rát dữ dội ở vùng kín khi quan hệ tình dục, có thể đó là dấu hiệu của bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Đau đớn vùng chậu ngoài kỳ kinh nguyệt: Nhiễm trùng tử cung hoặc cổ tử cung có thể gây cảm giác đau đớn vùng bụng dưới và vùng chậu, không giống với cảm giác đau bụng kinh.
Ra máu âm đạo ngoài kỳ kinh nguyệt: Nếu bạn đang không trong kỳ kinh nguyệt mà vẫn thấy máu tươi dính trên đáy quần lót, đó có thể là dấu hiệu viêm nhiễm cơ quan sinh dục do bệnh STD./.
Những dấu hiệu "báo động" 5 bệnh tình dục!
Hầu hết các bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến có thể chữa khá đơn giản nếu phát hiện sớm, nhưng để kéo dài thì vô cùng tai hại.
Tiến sĩ Rashid Bani, Giám đốc Y khoa của dịch vụ xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục Your Sexual Health của Anh Quốc đã trả lời phỏng vấn trên tờ Women's Health về 5 bệnh tình dục có dấu hiệu cực kỳ mơ hồ, nhưng tỉ lệ mắc khá cao trong cộng đồng. Theo ông, hầu như bệnh tình dục nào cũng có thể có các trường hợp gần như không triệu chứng.
1. Chlamydia
Các thống kê cho thấy đây là bệnh tình dục phổ biến nhất tại Anh, được các bác sĩ gọi là dạng "nhiễm trùng thầm lặng". Các dấu hiệu khá mơ hồ, ví dụ cảm giác nóng rát đôi chút khi quan hệ tình dục, đau bụng dưới khi quan hệ, chảy ít máu dù không phải kỳ kinh... ở nữ giới. Các quý ông có thể có cảm giác đau ở tinh hoàn hay khi quan hệ. Bệnh này dễ dàng được trị bằng kháng sinh, nhưng không trị sớm có thể gây vô sinh.
Nhiều bệnh tình dục không có triệu chứng rõ ràng - Ảnh minh họa từ Internet
2. Bệnh lậu
Căn bệnh tình dục xưa cũ này đang có xu hướng trỗi dậy thời gian gần đây, thậm chí biến hóa thành siêu bệnh, thường không có triệu chứng rõ rệt. Tuy nhiên nhiều bệnh nhân cảm thấy nóng ở "vùng chiến lược" trong khi quan hệ, đôi khi có ra máu bất thường. Một số nam giới bị sưng bao quy đầu. Căn bệnh này cũng có thể gây vô sinh nếu không trị sớm.
3. Herpes
2 chủng phổ biến của virus này gây ra vết loét, mụn nước nhỏ quanh miệng hoặc vùng sinh dục. Một số người lầm lẫn là bị viêm da, nhiệt miệng khi thấy các dấu hiệu này.
4. Giang mai
Giai đoạn đầu, bệnh cũng gây ra những vết loét nhỏ, không đau ở vùng sinh dục hoặc quanh miệng, khiến nhiều người tưởng chỉ là vết mụn. Chúng có thể tự biến mất sau vài tuần, nhưng nếu không trị bệnh sẽ chuyển qua các giai đoạn nguy hiểm hơn sau vài tuần (giai đoạn 2) hoặc vài năm (giai đoạn 3), với biến chứng nặng nhất tác động lên hệ tim mạch, gây liệt và mù loài
5. Nhiễm Mycoplasma Genitalium
Vi khuẩn này cũng gây các triệu chứng mơ hồ khi cảm giác nóng hơn khi đi tiểu, đau hơn khi quan hệ. Nữ giới có thể bị triệu chứng như rong kinh, tức chảy ít máu âm đạo giữa 2 kỳ kinh. Bệnh có thể dễ dàng trị bằng kháng sinh nhưng nếu để lâu tình trạng viêm vùng chậu sẽ nặng nề, gây đau đớn.
5 xét nghiệm sức khỏe cần làm trước khi kết hôn Kiểm tra sức khỏe trước khi cưới sẽ giúp các cặp đôi yên tâm và được điều trị sớm nếu phát hiện vấn đề bất thường. Để đảm bảo bạn và đối phương không mắc bất kỳ vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào, cả hai nên kiểm tra sức khỏe trước khi kết hôn. Đó cũng là sự tôn trọng lẫn nhau...