8 đặc sản phải thử trong chuyến ’săn’ dã quỳ ở Gia Lai
Du khách không thể bỏ qua phở khô, cơm lam hay bò một nắng nổi tiếng khắp phố núi.
Phở khô Gia Lai
Sợi phở khô nhỏ như hủ tiếu, săn và hơi dai. Món ăn thường được phục vụ hai tô: một tô đựng bánh phở kèm thịt băm và một tô nước lèo trong, vị thanh ngọt. Đầu bếp thường hầm xương lợn và bò để ra nước có vị đậm đà này. Khách có thể lựa chọn đồ ăn kèm là thịt gà, bò hoặc bò viên. Mỗi suất ăn dao động từ 30.000 đồng. Các nhà hàng thường phục vụ thêm rau, giá.
Địa chỉ gợi ý: Quán phở khô Hồng là địa chỉ bạn không thể bỏ qua.
Gà nướng và cơm lam
Cơm lam gà nướng là một trong những món ăn mà bạn không thể bỏ qua. Cơm được nấu trong những ống tre, có mùi thơm của gạo quyện lẫn mùi ngai ngái của tre nứa mang lại hương vị đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên.
Những con gà được thả vườn nên có thịt dai, chắc. Gà được ướp cùng với muối, ớt, sả và một chút mật ong rồi kẹp vào thanh tre, đem nướng trên bếp lửa hồng. Người làm phải khéo léo quay gà đều để không bị cháy. Gà chín có một màu vàng ruộm, mỡ màng. Ảnh: Mr True.
Cơm lam được nấu bằng loại gạo nếp nương có hạt nhỏ, thon dài. Sau khi nướng xong, bóc từng miếng tre nứa bên ngoài, bạn sẽ thấy phần cơm trắng nõn, dẻo và có mùi thơm phức. Vị ngọt, thơm của mật ong thấm vào miếng thịt ngọt, kèm theo vị cay của ớt kích thích vị giác khiến bạn ăn nhiều mà không thấy ngán.
Video đang HOT
Địa chỉ gợi ý: Bạn có thể thưởng thức món ăn này tại các quán được nhiều người biết đến ở đường Phạm Ngọc Thạch, Hàn Thuyên với giá khoảng 250.000 đồng. Ảnh: Mr True.
Bún mắm cua hay còn được nhiều người gọi là bún cua thúi (thối). Món ăn được gọi như vậy bởi mùi đặc trưng của cua đồng. Cua sau khi giã lấy nước được ủ một ngày cho lên mùi, rồi mới mang đi nấu. Ngoài nước cua, để ngọt nước, đầu bếp còn cho thêm măng luộc, nhiều khách còn yêu cầu cả trứng vịt luộc. Món ăn có xuất xứ ở Bình Định, hiện được lòng người dân Pleiku. Suất ăn có giá từ 30.000 đồng.
Địa chỉ gợi ý: Quán Chi trên đường Phù Hưng. Ảnh: Mr. True.
Bò khô chấm cùng muối kiến là món ăn kích thích sự tò mò của nhiều khách phương xa. Thịt được thái thành từng miếng to cỡ bằng bàn tay rồi tẩm ướp gia vị đem nướng. Chủ quán khéo léo để thịt không quá cháy, vẫn giữ được độ ngọt, dai và không bị khô. Món ăn này sẽ tròn vị nếu bạn chấm cùng với muối được chế biến từ loại kiến vàng sống trên cây rừng hay ở các vườn.
Độ thơm, ngọt của thịt bò quyện cùng vị chua đặc trưng của muối kiến khiến bạn muốn ăn mãi không thôi. Bạn có thể mua món ăn này về làm quà tặng bạn bè, người thân, giá một kg thịt bò khoảng 500.000 đồng.
Thịt bò được nướng chín nhưng lại không có mùi khói, vẫn còn kẹp que tre khi đem ra phục vụ khách. Khi ăn, bạn phải tự tay tháo ra. Miếng thịt bò mềm, thơm phức được ăn kèm các loại rau sống.
Địa chỉ gợi ý: Bạn có thể tìm thấy món ăn ở nhiều quán trong trung tâm thành phố Pleiku hoặc trên đường đi Biển Hồ. Giá dao động cho mỗi phần ăn từ 60.000 đồng.
Đây là món ăn sáng rất phổ biến của người Pleiku. Người lần đầu thử món ăn sẽ bối rối vì lòng heo thường được ăn cùng cháo chứ ít nơi ăn cùng bánh hỏi như ở đây. Lòng được xắt vừa, luộc chín trước khi dọn ra cho khách. Suất ăn dao động trong khoảng 30.000 – 50.000 đồng.
Địa chỉ gợi ý: Đường Nguyễn Thái Học, góc đường Tăng Bạt Hổ – Đinh Tiên Hoàng hoặc Lê Lợi – Quang Trung. Ảnh: Huấn Phan.
Bún mắm nêm có thành phần là bún, chả, nem, rau sống và không thể thiếu mắm nêm, thứ nguyên liệu làm nên cái hồn cho món ăn. Mắm được làm từ cá cơm rửa sạch ướp với muối theo một tỷ lệ nhất định, cho vào hũ đậy kín lại. Khi dọn ra cho khách, để làm dịu vị mắm, đầu bếp sẽ cho thêm vào mắm nhiều loại gia vị như chanh, tỏi, ớt, đường và thơm (dứa) băm nhỏ. Suất ăn có giá 30.000 đồng. Ảnh: Huấn Phan.
Di Vỹ
Theo VNE
Đổi vị bằng món 'phở lai hủ tiếu khô' ở Sài Gòn
Nước phở đậm đà, thịt mỏng khiến thực khách hài lòng.
Nếu có ý định tìm món phở khô chính gốc Gia Lai thì đây không phải là địa chỉ dành cho bạn. Tuy nhiên, nếu chỉ muốn nếm món phở khô hợp khẩu vị với đa số người Sài Gòn thì tiệm ăn không có tên gọi cụ thể trên đường Hoa Sứ, quận Phú Nhuận là một gợi ý không tồi, khi bạn đã cảm thấy chán món phở nước quen thuộc lúc thời tiết giao mùa ẩm ương.
Nhiều người gọi đây là món "phở hai tô" bởi một set phở khô gồm tô phở trộn và tô nước tái đi kèm. Nói là phở, nhưng thực chất sợi của nó không mềm, dẹt như bình thường mà tròn, nhỏ như sợi hủ tiếu. Cách chế biến hay cách ăn cũng giống như khi ăn món hủ tiếu khô, chỉ khác ở nước dùng nên bạn cũng có thể coi đây là món "phở lai hủ tiếu".
Bánh phở khô làm từ bột gạo, dẻo, dai nên khi nhúng nước sôi không bị bở mà vừa miệng, chần chung với giá ăn cho đỡ ngán. Tương tự khi làm món hủ tiếu khô, người nấu nêm nếm nước tương, giấm, rắc thêm tiêu và thịt heo băm lên trên tô phở đã trụng trước khi mang ra cho khách. Tép mỡ béo giòn là thứ không thể thiếu trong món ăn này.
Sở dĩ, lý do nó được gọi là phở thay vì hủ tiếu khô nằm ở tô nước lèo đi kèm, vị không giống với vị nước dùng của bất kỳ món hủ tiếu nào. Mỗi quán có một công thức nấu riêng, tuy nhiên nhìn chung, hương vị khá giống với nước dùng trong tô phở bò, đậm đà nhưng ít dầu mỡ.
Thịt bò thái mỏng như lá lúa, chần sơ qua nước phở, tùy thực khách muốn ăn chín hoặc tái mà chần lâu hay chậm rồi cho vào tô nước, thêm hành tây, hành lá để át đi mùi tanh của thịt tươi, đồng thời khiến món ăn trông hấp dẫn hơn. Thịt chần sơ nên ngọt và mềm chứ không dai, rau ăn kèm khá đơn giản, gồm xà lách cùng vài loại rau thơm.
Khi ăn, thực khách vắt miếng chanh vào tô nước phở trước, nêm nếm cho hợp khẩu vị. Trộn đều phở và giá trong tô trước khi ăn, thêm sa tế vào sẽ ngon hơn. Tuy tô phở trộn hơi nhiều dầu mỡ, nhưng khi húp nước dùng không béo sẽ giúp bạn trung hòa, không bị ngấy. Ăn phở và húp nước xen kẽ, hoặc cho thẳng nước lèo vào tô thành món phở nước đều được. Tô đầy đủ giá 30.000 đồng, đủ cho một người ăn no nê.
Theo giadinh.net.vn
Tháng 10, rủ nhau lên Tây Bắc khám phá ẩm thực núi rừng Không chỉ sở hữu vẻ đẹp thiên nhiên với những ruộng bậc thang hùng vĩ, Tây Bắc còn níu chân các vị khách phương xa bởi ẩm thực bình dị, độc đáo, mang hương vị đặc trưng núi rừng. Cơm lam (Hòa Bình): Cơm lam là món ăn nổi tiếng của người Mường Động, thuộc huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình. Làm từ...