7 thực phẩm giúp thải độc cơ thể
Thường xuyên ăn bơ giúp thải độc gan còn ăn bưởi giúp làm sạch đường ruột hiệu quả.
Quả bơ
Quả bơ rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là glutathione, chất giúp thải độc gan, giảm nguy cơ ung thư. Với những người bị huyết áp cao, thường xuyên ăn bơ giúp hạ huyết áp một cách tự nhiên, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Dứa
Dứa chứa nhiều bromelain, giúp phân hủy protein và tiêu hóa chúng, đồng thời, hỗ trợ đốt cháy chất béo. Thường xuyên ăn dứa giúp giảm cholesterol, ngăn ngừa xơ vữa, tắc nghẽn động mạch.
Dưa cải muối chứa nhiều chất xơ và lợi khuẩn, giúp giảm đầy hơi, làm phẳng bụng, đồng thời, làm sạch da, giảm mụn trứng cá. Dưa cải muối còn giúp tăng khả năng hấp thu vitamin và khoáng chất, tăng nguồn năng lượng cho cơ thể mà không gây tăng cân.
Mơ khô
Video đang HOT
Mơ khô là thực phẩm nhuận tràng, rất tốt cho người bị táo bón. MƠ khô được ví như “bàn chải tự nhiên” cho đường ruột vì giúp nuôi dưỡng vi khuẩn tốt và cung cấp chất chống oxy hóa, cải thiện chức năng ruột.
Tảo biển rất giàu chất diệp lục, giúp thanh lọc kim loại nặng trong máu và trung hòa mùi cơ thể. Chất diệp lục giúp khử mùi hiệu quả, rất tốt cho những người có tuyến mồ hôi nặng mùi.
Bưởi
Bưởi có chứa nootkatone, là hợp chất hóa học có khả năng thúc đẩy quá trình trao đổi chất và hỗ trợ giảm cân. Bưởi cũng rất giàu chất xơ, giúp cải thiện chức năng cho hệ tiêu hóa.
Dưa chuột chứa nhiều nước, giúp ngăn ngừa chứng khô miệng và làm sạch cặn thức ăn thừa. Ngậm một lát dưa chuột giữa lưỡi và vòm miệng giúp giảm thiểu mùi hôi miệng hiệu quả.
Mẹo muối dưa cải bẹ giòn ngon, để lâu không bị khú
Với nguyên cải bẹ và cách làm này dưa cải muối sẽ giòn ngon, để được lâu, độ chua vừa mà ăn không bị khú.
Nguyên liệu muối dưa cải
1,5kg cải bẹ
40g gừng
8 thìa cafe muối biển (hoặc muối hạt)
Phần nước chần dưa cải: 2,4 lít nước 1,5 thìa súp muối biển
Phần nước để muối dưa: 3,5 thìa cafe muối biển; 2,5 thìa cafe đường; 7 thìa súp giấm gạo.
Cách muối dưa cải đơn giản
Bước 1: Cắt bỏ phần gốc cứng của cải bẹ xanh, cùng với bất kỳ phần nào màu vàng hoặc nâu của lá. Để loại bỏ chất bẩn hoặc cát, hãy ngâm chúng trong một thau nước lớn trong 10 phút. Lắc rau để loại bỏ sạn. Nhấc rau ra khỏi nước bẩn và rửa sạch. Sau đó rửa sạch thau rồi lại tiếp tục rửa dưa trong 2 - 3 lần nước.
Ảnh minh họa
Bước 2: Trong một nồi lớn, thêm 2,4 lít nước, đun sôi và vặn lửa nhỏ vừa phải. Khuấy 1 muỗng canh (23g) muối, cho đến khi tan hết.
Cho cải bẹ xanh vào thau nước sôi, mỗi lần 1 hoặc 2 cây sao cho ngập hoàn toàn. Chần trong 30 giây, xoay chúng để làm nóng đều các mặt. Nhấc cải xanh ra khỏi nước và chuyển sang một cái chảo sạch để nguội.
Bước 3: Cho gừng đã thái vào chần qua nước rồi đun cho nước sôi trở lại. Sau khi đun sôi, tắt bếp và để chất lỏng nguội đến nhiệt độ phòng. Rau cải đủ nguội để xử lý, hãy đổ hết nước thừa khỏi chảo và xát muối đều lên từng phần thân/lá cho đến khi muối tan hết.
Bước 4: Cho cải bẹ vào bát hoặc tô lớn bằng thép không gỉ, tráng men, gốm hoặc thủy tinh - và đổ phần nước nấu với gừng lên trên cải bẹ. Đặt một vật đủ nặng len trên phần dưa cải để ấn chúng xuống và giữ cho chúng ngập nước. Để rau ngâm trong nước muối trong 24 giờ ở nhiệt độ phòng, đậy bằng khăn hoặc giấy sạch.
Ảnh minh họa
Bước 5: Khử trùng bình bằng cách rửa kỹ trước. Rửa tay và tráng bình bằng nước sôi. Dùng tay hoặc kẹp sạch, nhấc cải bẹ xanh ra khỏi dung dịch nước muối và để chất lỏng thừa chảy ra trong vài giây. Bóp chặt rau. Điều này loại bỏ các khoảng trống nơi bọt khí có thể hình thành và cũng làm cho dưa cải trở nên nhỏ gọn hơn. Đặt dưa cải vào lọ cùng với các lát gừng. Cố gắng hết sức để ép rau vào lọ và phân bố đều gừng.
Bước 6: Định lượng 1 thìa cà phê (6g) muối và thìa (3g) đường cho mỗi 450g cải bẹ và rắc lên trên bề mặt cải bẹ trong lọ. Định lượng 2 muỗng canh (30ml) giấm trắng cho mỗi 450g cải bẹ và đổ lên trên muối và đường trong lọ.
Bước 7: Tiếp theo, dùng muôi sạch cẩn thận chuyển nước muối vào lọ cho đến khi gần đầy. Dùng đũa để di chuyển xung quanh lá cải để giải phóng bọt khí. Khi cảm thấy tất cả các bọt khí đã được loại bỏ, hãy đổ đầy bình lên trên cùng để đảm bảo rằng tất cả rau xanh đã hoàn toàn ngập trong chất lỏng. Lấy một miếng màng bọc thực phẩm đặt nó lên trên lọ, đảm bảo rằng không có bọt khí dưới màng bọc nhựa. Sau đó đậy nắp kín.
Ảnh minh họa
Bước 8: Dùng khăn lau sạch chất lỏng trong bình và dán nhãn ghi ngày tháng lên đó. Đặt lọ ở nơi tối mát mẻ trong khoảng 2 ngày, hoặc cho đến khi cải xanh chuyển từ màu xanh sáng sang màu xanh lá cây. Sau 2 ngày đặt chúng vào trong ngăn mát tủ lạnh. Và có thể sử dụng sau 7 ngày hoặc tới khi dưa muối chuyển màu vàng.
Ảnh minh họa
Nên bảo quản dưa muối trong ngăn mát tủ lạnh để duy trì độ chua vừa phải. Khi lấy dưa ra khỏi lọ, sử dụng dụng cụ và tay sạch để không bị nhiễm bẩn. Chúng có thể được giữ trong nước muối trong nhiều tuần trong tủ lạnh, nhưng tốt nhất nên ăn trong vòng 1-2 tháng.
Cách làm dưa cải muối siêu dễ, 3 ngày là ăn được, không lo hóa chất hay phẩm màu Dưa cải muối có thể nấu canh cá, hoặc xào với thịt đều rất ngon. Quan trọng là bạn hãy tự làm nó tại nhà, tránh ngâm quá lâu, như thế sẽ không gây hại cho sức khỏe. Nguyên liệu: Cải bẹ, muối Cách thực hiện: Cải bẹ rửa sạch bùn đất, đem phơi nắng cho héo, như vậy sau khi muối, dưa...