7 tác dụng của rau càng cua trong việc phòng và trị bệnh
Trong những năm trở lại đây, rau càng cua ngày càng xuất hiện phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày của người Việt.
Trong bài viết hôm nay, hãy cùng tìm hiểu tác dụng của rau càng cua và những cách để sử dụng rau càng cua trong các bữa ăn hàng ngày.
Rau càng cua (Shiny bush, tên khoa học là Peperomia pellucida) là loại rau dại thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae). Vòng đời của rau ngắn (chỉ khoảng 1 năm), và thường phân bố rộng rãi ở những khu vực có điều kiện khí hậu nóng ẩm.
Mùa khai hoa của rau càng cua là vào tháng giêng hoặc tháng 8 âm lịch. Hoa mọc thành chùm dài, bông hoa có dạng sợi chứa cuống ở ngọn; quả thuộc dạng quả mọng hình cầu và có mũi nhọn ngắn. Rau càng cua có màu xanh nhạt, nhớt, nhẵn, lá mọc so le hình trái tim có màu xanh trong. Hạt của cây rất nhỏ, tạo điều kiện cho việc phân tán đi các nơi xa xôi có mức độ ẩm ướt lý tưởng để phát triển. Sau những trận mưa, rau càng cua mọc dại sẽ càng xanh tốt, rễ chùm phát triển mạnh và lan rộng hơn.
Ở Việt Nam, rau càng cua thường được dùng để làm rau sống, ngâm giấm hoặc là nguyên liệu bổ sung cho các món ăn khác. Khi ăn sống, rau có vị hơi chua, giòn và mang nhiều giá trị về dinh dưỡng.
1. Thành phần dinh dưỡng
Theo USDA, trong 100g rau càng cua có chứa:
Bên cạnh đó, rau càng cua còn chứa nhiều các vitamin A, C và các dưỡng chất có lợi khác.
2. Tác dụng của rau càng cua
2.1. Chữa đau nhức xương khớp
Rau càng cua có vị đắng, tính bình, được sử dụng rộng rãi trong các bài trị đau nhức, viêm khớp. Lý do là trong rau càng cua có chất prostaglandin, đây là chất có tác dụng kháng viêm và làm giảm triệu chứng đau nhức ở những người gặp vấn đề về xương khớp.
Cách sử dụng: để đạt được hiệu quả kháng viêm cao nhất, bạn nên xay nhuyễn rau càng cua, lọc lấy nước, uống nước rau càng cua vào thời điểm mới ngủ dậy hoặc trước khi đi ngủ.
Rau càng cua có vị đắng, tính bình, được sử dụng rộng rãi trong các bài trị đau nhức, viêm khớp. (Ảnh: Internet)
Video đang HOT
2.2. Bảo vệ dạ dày và đường tiêu hóa
Ở nhiều nước châu Á, nước sắc từ rau càng cua được dùng để chữa các vết loét dạ dày. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra tác dụng tích cực của chiết xuất rau càng cua trong việc chữa lành các tổn thương niêm mạc dạ dày.
Bên cạnh đó, rau càng cua còn được sử dụng để điều trị các bệnh về đường ruột và các bệnh về đường tiêu hoá.
2.3. Ngăn ngừa ung thư
Hàm lượng Peperomin E cao có trong rau càng cua có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư. Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa trong chiết xuất rau càng cua cũng giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể để chống lại các mầm bệnh, vi khuẩn từ bên ngoài.
Bổ sung rau càng cua vào bữa ăn hàng ngày cũng là một cách hữu hiệu để ức chế tác hại xấu của các gốc tự do DPPH trong cơ thể.
2.4. Chữa lành vết thương và các bệnh ngoài da
Chiếu xuất từ rau càng cua có tác dụng giúp vết thương hở mau lành. Tính năng diệt khuẩn, kháng viêm, chống nấm trong rau càng cua cũng giúp ngăn chặn hiện tượng sưng tấy, viêm nhiễm, giúp người bệnh mau bình phục. Các tinh chất trong rau càng cua không chỉ có tác dụng với vết thương hở mà còn có thể chữa ghẻ lở, rắn cắn và các bệnh ngoài da khác.
2.5. Chữa rối loạn lo âu và trầm cảm
Một số nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh được tác dụng của chiết xuất rau càng cua trong việc ức chế các triệu chứng rối loạn lo âu và trầm cảm. Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu này chỉ mang tính tham khảo bước đầu; và liều lượng cũng như quá trình sử dụng phải có sự theo dõi và chỉ dẫn từ các chuyên gia để phát huy được hiệu quả cao nhất.
2.6. Nâng cao sức khỏe tim mạch
Các khoáng chất có trong rau càng cua có khả năng giảm thiểu lượng cholesterol trong máu, ổn định huyết áp, ngăn ngừa đột quỵ và các bệnh về tim khác.
Mặc dù thuốc sắc từ rau càng cua tốt cho tim mạch và huyết áp, tuy nhiên khi sử dụng bạn cần chú ý đến liều lượng để đảm bảo sức khoẻ.
Các khoáng chất có trong rau càng cua có khả năng giảm thiểu lượng cholesterol trong máu, ổn định huyết áp, ngăn ngừa đột quỵ và các bệnh về tim khác. (Ảnh: Internet)
2.7. Ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Rau càng cua còn có tác dụng giảm thiểu lượng axit uric trong máu. Do đó, rau càng cua được sử dụng như một loại thảo dược tự nhiên an toàn giúp điều trị bệnh tiểu đường.
Tác dụng giảm thiểu axit uric trong rau càng cua cũng giúp đẩy lùi các bệnh về đường tiết niệu và bệnh thận. Để sử dụng, bạn có thể pha trà thảo dược từ rau càng cua hoặc sử dụng rau càng cua dưới dạng thuốc sắc để hỗ trợ điều trị các bệnh lý kể trên.
3. Tác dụng phụ và những người không nên sử dụng rau càng cua
3.1. Tác dụng phụ của rau càng cua
Rau càng cua là loại thảo dược lành tính và không đem lại tác dụng phụ đáng kể nào. Tuy vậy, khi sử dụng loại rau này trong thời gian dài để hỗ trợ điều trị bệnh lý, bạn vẫn cần lưu ý tới liều lượng sử dụng để không mang lại tác dụng phụ đối với sức khỏe.
Sử dụng rau càng cua quá thường xuyên hoặc quá nhiều có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như:
Ảnh hưởng xấu đến đường tiêu hóa, gây táo bón hoặc xuất huyết tiêu hóa.
Mùi rau càng cua có thể gây kích ứng ở những người hay bị dị ứng, người mắc bệnh hen suyễn,…
Tác dụng lợi tiểu của rau càng cua có thể khiến người già hoặc trẻ em khó ngủ, đi tiểu đêm thường xuyên…
3.2. Những ai không nên sử dụng rau càng cua?
Trẻ nhỏ, người già và những bệnh nhân sỏi thận không nên sử dụng rau càng cua.
Những bệnh nhân dị ứng, hen suyễn và có tiền sử hen suyễn nên tránh sử dụng rau càng cua để tránh kích ứng.
Đối với các đối tượng đặc biệt như phụ nữ có thai và cho con bú, bệnh nhân chuẩn bị hoặc đang trong quá trình điều trị thuốc hoặc phẫu thuật, …, nên tránh việc sử dụng rau càng cua dưới bất kì hình thức nào để đảm bảo sức khỏe.
Trong quá trình dùng rau càng cua, nếu gặp phải bất cứ hiện tượng nào về sức khỏe, phải ngừng việc sử dụng lại và đến cơ sở y tế gần nhất để khám và chữa trị.
4. Rau càng cua trong cuộc sống thường ngày
Sau khi thu hoạch rau càng cua, bạn tiếp tục sơ chế bằng cách loại bỏ rễ và rửa sạch để loại bỏ tạp chất. Vậy là bạn đã sẵn sàng để sử dụng rau càng cua trong bữa ăn hàng ngày.
Trong văn hóa của người Việt, rau càng cua có thể được sử dụng như một loại rau sống/gia vị để bổ sung hương vị cho các món ăn như ếch chiên, thịt bò xào, lươn om. Ngoài ra, bạn cũng có thể sơ chế loại rau này để muối dưa (ngâm giấm) hoặc thêm vào salad hay các món gỏi hải sản, thịt, …
Bên cạnh đó, bạn có thể nấu trà, hoặc sử dụng rau càng cua trong các bài thuốc y học cổ truyền để chữa bệnh. Trong trường hợp này, cần chú ý tìm hiểu các công thức với liều lượng chính xác để đem lại hiệu quả cao nhất với sức khỏe.
Ban đầu là một cái tên xa lạ trong lĩnh vực thực phẩm và sức khỏe, rau càng cua đã dần dần đã trở thành một phần quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình. Để tận dụng được tốt những tác dụng của rau càng cua, hãy sử dụng những thông tin trong bài viết này một cách khoa học và tham khảo thêm lời khuyên từ các chuyên gia nếu cần.
Xoài vào mùa ngon bổ rẻ nhưng nếu thuộc 1 trong 3 nhóm người này tốt nhất không nên ăn
Xoài là loại quả bổ dưỡng nhưng thực chất có chứa acid uronic, pectin, có thể kích thích da và niêm mạc gây dị ứng.
Quả xoài có rất nhiều công dụng nên hầu hết người bình thường ai cũng có thể ăn thường xuyên. Trong đó có tác dụng điều chỉnh huyết áp vì có hàm lượng kali cao, ngăn ngừa bệnh tim do xoài cung cấp vitamin A, E và selen cho cơ thể. Vitamin B6 trong quả xoài đóng vai trò then chốt trong việc ngăn ngừa bệnh tim bằng cách giảm mức độ homocysteine - một acid amin trong máu gây tổn thương mạch máu.
Ngoài ra, quả xoài còn có thể trợ giúp tiêu hóa tốt vì chứa các enzyme giúp phá vỡ protein, tạo hấp thu thuận lợi. Chất xơ của xoài kích thích tiêu hóa và bài tiết cặn bã trong ruột.
Người có tiền sử bị hen suyễn tốt nhất nên hạn chế ăn xoài. Ảnh minh họa
Tuy nhiên, trong xoài có chứa acid uronic, pectin, một loại dầu có trong nhựa quả xoài, gây kích thích và dị ứng cho người dùng. Biểu hiện của người bị dị ứng xoài như: phát ban, viêm da tiếp xúc, nổi vảy, phồng rộp.
Các chuyên gia khuyến cáo, dị ứng xoài tưởng chừng đơn giản, nhưng vẫn cần được xử lý sớm. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến nhiều nguy hiểm khôn lường, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.
Lưu ý, 3 nhóm người dưới đây nên hạn chế ăn xoài:
Ảnh minh họa
Người mắc bệnh ngoài da
Trung y cho rằng sự suy giảm chức năng của tỳ khiến cho da nổi mụn. Quả xoài tính bình, thấp hàn, mà tỳ "sợ" nhất là thấp hàn. Do vậy người có mụn nhọt không nên ăn xoài. Ngoài ra bệnh mẩn ngứa, vết thương lở loét, mưng mủ cũng không thể ăn xoài, bởi vì ăn vào sẽ làm cho bệnh tình nặng thêm.
Người mắc bệnh hen suyễn
Nguyên nhân là xoài có tính bình và có thành phần gây dị ứng. Người bệnh hen suyễn không nên ăn xoài vì nó có thể gây dị ứng, khiến cho bệnh tình tái phát, thậm chí gây nguy hiểm cho người bệnh. Cho dù quả xoài có thơm ngon đến mấy, người bệnh hen suyễn nhất định không nên ăn loại quả này.
Người bị tiểu đường, thừa cân
Xoài thường được ăn trực tiếp, không qua nấu nướng nên giữ được hàm lượng vitamin và khoáng chất cao. Vì vậy, ăn quá nhiều xoài sẽ không tốt cho sức khỏe, nhất là những người phải áp dụng chế độ ăn kiêng như người thừa cân, béo phì, đái tháo đường v.v...
Theo các chuyên gia, vào chính vụ xoài, mỗi người nên ăn từ 200 - 250g/ngày là cách tốt nhất để cung cấp đủ nhu cầu vitamin, chất xơ và khoáng chất cho cơ thể.
7 tác dụng của hoa thiên lý đối với sức khỏe con người Hoa thiên lý là món ăn quen thuộc của người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ. Vậy tác dụng của hoa thiên lý là gì? Sử dụng như thế nào? Những thông tin về hoa thiên lý sẽ được cung cấp trong bài viết sau đây. Không những là một trong những loại thực phẩm đắt đỏ, hoa thiên lý còn đóng vai...