7 loại trái cây cực nóng, ăn nhiều dễ nổi mụn, phát ban
Mận và vải, hai thứ quả đang rộ mùa ở miền Bắc, nằm trong danh sách những trái cây ngon nhưng cực nóng, có thể gây mụn nhọt nếu ăn nhiều.
Mùa hè là thời điểm có nhiều trái cây ngon nhất, cũng là lúc mọi người thích ăn trái cây để làm dịu sự háo khát. Đáng tiếc rằng không ít loại quả khoái khẩu của số đông lại mang tính nóng, chỉ nên ăn ở mức vừa phải, thậm chí nên tránh tối đa với những người tạng nhiệt.
Mận
Mận giàu carotene, tiền tố để sản xuất vitamin A, nên rất tốt cho mắt. Nhiều người thích ăn trái mận ngọt ngọt chua chua để làm dịu sự nóng bức, nhưng thực tế loại quả này lại gây nóng. Theo Đông y, mận tính nhiệt, có thể gây mụn nhọt. Có người chỉ ăn vài quả mận cũng nổi đủ nổi mẩn.
Vải
Loại quả được truyền tụng là món ăn dưỡng nhan được Dương Quý phi yêu thích này thậm chí có thể ảnh hưởng đến nhan sắc của bạn nếu ăn quá nhiều. Vải đúng là trái cây nhiều dinh dưỡng, nhưng chính vì lượng đường quá cao nên dễ gây nóng trong người. Nhiều người gặp tình trạng “say vải”, xảy ra khi cơ thể đột ngột tiết nhiều insulin để xử lý lượng đường lớn nạp vào cùng lúc.
Xoài
Video đang HOT
Xoài chứa nhiều vitamin C, hỗ trợ đắc lực trong việc nâng sức đề kháng của cơ thể. Mặc dù vậy, bạn cũng chỉ nên ăn nửa quả nhỏ mỗi ngày (hoặc một quả nếu xoài nhỏ). Việc ăn nhiều dễ khiến cơ thể phát nhiệt, nổi rôm sảy.
Nhãn
Nhãn có hương thơm tinh tế và vị ngọt thanh, nhưng không phải vì vậy mà nó không bị xếp vào danh sách trái cây mang tính nhiệt. Người ăn quá nhiều nhãn sẽ dễ bị mẩn ngứa, rôm sảy. Phụ nữ có thai cũng nên tránh loại quả này vì có thể dẫn đến xuất huyết, đau bụng, tăng nguy cơ sẩy thai.
Sầu riêng cực ngon nhưng cũng cực nóng, cả lượng đường lẫn chất béo đều cao hơn nhiều so với các loại quả khác. Ăn quá 2 lạng sầu riêng mỗi ngày, cơ thể sẽ dễ phát sinh mụn nhọt, bứt rứt khó chịu. Rất may là giá sầu riêng khá “chát” nên ít người có thể thưởng thức nó mỗi ngày.
Mít
Nhiều người không thể dừng lại khi ăn mít, bởi vị ngọt và mùi hương quá lôi cuốn của nó. Mít lại giàu vitamin C, A, isoflavones và saponins, những chất có đặc tính ngăn ngừa ung thư và chống lão hóa… Nhưng dù sao thì bạn cũng nên kiềm chế để không ăn một lúc quá nhiều, vì mít tính nóng, sẽ khiến làn da bạn nổi lên những nốt mụn đáng ghét.
Đào
Do đào không có vị ngọt gắt, nhiều người không biết loại quả này tính nóng. Mặc dù nó có giá trị dinh dưỡng cao, chứa lượng sắt và vitamin phong phú, bạn vẫn chỉ nên ăn một quả đào, không hơn.
Ngoài vitamin C, mít rất giàu vitamin A, các chất dinh dưỡng thực vật như ignans, isoflavones và saponins, là những loại chất có đặc tính chống ung thư và chống lão hóa… Tuy nhiên mít chứa hàm lượng đường rất cao nên khi ăn quá nhiều cơ thể sẽ sinh nhiệt vì chuyển hóa lượng đường lớn này.
Ngoài ra, một số loại quả phổ biến của mùa hè khác như na, chôm chôm, vú sữa, hồng xiêm, ổi… cũng có tính ấm, nóng, những người tạng nhiệt nên hạn chế ăn.
Vì sao ăn mít, sầu riêng dễ bị nóng trong người?
Không có loại quả chín nào là nóng-mát, ngay cả như mít, xoài, vải, nhãn... mà chỉ có các loại quả có hàm lượng đường cao.
Cùng với thực phẩm như rau củ, thịt, cá, trái cây là nguồn cung cấp các vitamin và muối khoáng quan trọng trong chế độ ăn của mỗi người. Tuy vậy vào mùa hè, nhiều người lo sợ rằng các loại quả chín ngọt như xoài, vải, nhãn, mít, sầu riêng... sẽ gây nóng, mọc mụn nhọt, rôm sảy nên thường kiêng không ăn, hoặc không cho trẻ con ăn.
Tuy nhiên, theo Viện Dinh dưỡng quốc gia "không có loại quả chín nào là nóng cả, ngay cả như mít, xoài, vải, nhãn... mà chỉ có các loại quả có hàm lượng đường cao".
Điều này cũng được PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, ĐH Bách khoa Hà Nội), khẳng định hoa quả thì không có khái niệm nóng lạnh, không phải trái cây có nhiệt độ cao, cho vào miệng là có cảm giác nóng mà loại quả này chứa rất nhiều đường. Khi ăn vào cơ thể thì đường nhanh chóng đi vào máu và biến thành năng lượng, từ đó sinh ra nhiệt, làm cho người ăn cảm thấy nóng bức.
Những quả nhiều đường như vải, mít khi ăn đường nhanh chóng đi vào máu và biến thành năng lượng, từ đó sinh ra nhiệt, làm cho người ăn cảm thấy nóng bức. Ảnh: Susan Lee
Do đó theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, những người có cơ địa thường bị mọc mụn nhọt, rôm sảy thì không nên ăn nhiều các loại quả này. Nguyên nhân là do hàm lượng đường cao trong quả sẽ làm tăng đường trong máu, đây là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển, nhất là tụ cầu - nguyên nhân gây nên tình trạng mụn nhọt, chốc lở.
Bên cạnh đó, những người thừa cân béo phì hoặc những người có nguy cơ bị thừa cân, người bị đái tháo đường cũng cần hạn chế các loại quả có hàm lượng đường cao, nhất là sau bữa ăn chính.
"Để nhận được nhiều dưỡng chất tốt nhất từ hoa quả, mỗi ngày chúng ta chỉ nên ăn từ 400g-500g quả chín. Ăn đa dạng các loại quả khác nhau, sẽ cung cấp đủ nhu cầu vitamin và khoáng chất, chất xơ cho cơ thể" - viện đưa ra khuyến nghị.
Với người có cơ địa dễ bị mọc mụn nhọt, khi ăn hoa quả chín, số quả ngọt không nên chiếm quá 50% khẩu phần ăn.
Đồng thời, khi ăn nhiều hoa quả ngọt nên tăng lượng nước uống lên khoảng 2- 2,5 lít nước mỗi ngày, ăn thêm nhiều rau xanh... để lượng đường trong máu được trung hòa và giảm thiểu tình trạng nóng trong người.
Lưu ý việc ăn trái cây khi mắc bệnh tiểu đường Tiêu thụ trái cây sẽ tốt cho sức khỏe, nhưng đối với người tiểu đường có những loại trái cây nên tránh. Những loại trái cây khác nhau thì số lượng chất chống oxy hóa và chất dinh dưỡng sẽ khác nhau. Với những người mắc bệnh tiểu đường, tiêu thụ những loại trái cây khác nhau sẽ dẫn đến sự thay đổi...