7 loại rau củ giúp lưu thông máu lên não, chữa chứng rối loạn tiền đình
Ngoài việc dùng thuốc để giảm triệu chứng chóng mặt, đau đầu, đi đứng lảo đảo thì người bệnh có thể ăn uống các loại rau quả để điều trị tình trạng rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình là một căn bệnh mất cân bằng về tư thế, khiến người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, hoa mắt, ù tai, buồn nôn…
Dưới đây là 7 loại rau củ dân dã đẩy máu lên não, giúp người rối loạn tiền đình hết hẳn những triệu chứng trên.
Những loại rau củ giúp lưu thông máu lên não
Ảnh minh họa
Nấm
Nấm chứa nhiều các loại vitamin B2, B3, B5, người bị rối loạn tiền đình thường xuyên ăn nấm giúp làm giảm những cơn stress, căng thẳng và bất an.
Trong khi đấy chất choline có trong nấm lại có tác dụng điều hòa giấc ngủ và cải thiện trí nhớ. Ngoài ra, vitamin C, chất xơ và kali trong nấm có thể giúp giảm huyết áp, giảm nồng độ cholesterol và ngăn ngừa các bệnh tim mạch hiệu quả.
Ảnh minh họa
Thành phần vitamin A và C có rất nhiều trong cà chua có thể tăng thị lực, ngăn ngừa bệnh quáng gà, thoái hóa điểm vàng ở người rối loạn tiền đình.
Không chỉ có vậy, cà chua còn giúp hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu, giảm lượng đường trong máu và chữa tăng huyết áp.
Lưu ý: Không được ăn cà chua xanh vì nó chứa độc có tên là solanine gây hại cơ thể.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Thành phần magie dồi dào có trong cải bó xôi có khả năng giúp hệ thần kinh và cơ bắp phát triển tốt nhất, giảm các triệu chứng như nhức đầu, chóng mặt.
Ngoài ra, hàm lượng lớn chất sắt, vitamin C A trong loại rau này còn có thể giúp cơ thể tăng sức đề kháng. Trong khi đó vitamin K, canxi, vitamin E và arotenoid trong cải bó xôi có tác dụng chống oxy hóa rất mạnh, giúp khống chế lại các tế bào ác tính trong cơ thể.
Lưu ý: Mặc dù có nhiều tác dụng tốt, nhưng bạn không nên ăn quá nhiều cải bó xôi, bởi loại rau này chứa nhiều purines – khối xây dựng nên tất cả các sinh vật sống.Nếu như cơ thể hấp thụ nhiều hàm lượng purines cao sẽ sản sinh ra một chất có tên là axit uric, chất này có thể gây ra bệnh gút và sỏi thận có hại cho sức khỏe.
Ảnh minh họa
Các chất chống oxy hóa dồi dào có rất nhiều trong bông cải xanh có thể giúp bảo vệ mắt nhờ các thành phần vitamin A, beta-caroten…
Loại thực phẩm này còn có khả năng giúp cải thiện tình trạng huyết áp, vitamin K giúp vận chuyển máu khắp cơ thể, tránh được tình trạng thiếu oxy, giảm đau tim và đột quỵ
Lưu ý: Không nên vứt bỏ cuống bông cải xanh vì cuống là một bộ phận cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể còn hơn cả bông cải.Không nên ăn bông cải xanh khi bị bệnh gút, vì loại thực phẩm này chứa hàm lượng purines khá cao nên sẽ làm bệnh gout trở nặng thêm.
Ảnh minh họa
Khoai tây
Hàm lượng vitamin A và C có nhiều trong khoai tây có thể giúp người bị rối loạn tiền đình giảm stress, làm giãn mạch máu, giúp não bộ làm việc tốt hơn và cung cấp lượng máu đầy đủ cho cơ thể.
Đồng thời, chất kukoamine có trong thực phẩm này cũng giúp người bệnh giảm tình trạng huyết áp gây ra tình trạng hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng.
Lưu ý: Không nên ăn khoai tây mọc mầm, vì mầm khoai tây chứa nhiều solanine và chaconine, là hai loại chất kịch độc glycoalkaloids gây hại cho hệ thống thần kinh.Không ăn khoai tây ngả màu: Khoai tây dễ bị ngả màu xanh nếu như tiếp xúc với ánh sáng, khiến nồng độ solanine tăng cao.
Ảnh minh họa
Đậu nành
Hàm lượng vitamin K rất cao trong đậu nành là chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào thần kinh, chống lại bệnh Alzheimer. Đồng thời, axit béo omega-3 trong đậu nành có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và làm giảm tình trạng hoa mắt là một trong những triệu chứng rối loạn tiền đình thường gặp.
Ảnh minh họa
Cam, quýt, bưởi
Các loại trái cây có múi giống như cam, quýt và bưởi rất giàu vitamin C, giúp người bệnh tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe tim mạch và giúp lưu thông máu, từ đó các triệu chứng đau đầu, chóng mặt… cũng được cải thiện.
Biện pháp chữa trị chứng rối loạn tiền đình
Tùy theo nguyên nhân gây rối loạn tiền đình mà người bệnh sẽ được điều trị theo phương pháp thích hợp như:
Liẹu phap phuc hôi chưc nang tiên đinh
Tạp thê duc tai nha
Điêu chinh chê đọ an uông
Thuôc
Phâu thuạt
Dấu hiệu bệnh rối loạn tuần hoàn não
Khác với rối loạn tiền đình (chỉ là biểu hiện), rối loạn tuần hoàn não còn gọi là thiểu năng tuần hoàn não hay thiếu máu não là bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Rối loạn tuần hoàn não mạn tính ở người già gây ra nhức đầu, chóng mặt và sa sút trí tuệ.
Tăng cường thể thao đúng cách. Ảnh: INT
Bệnh có nguy cơ gây tử vong cao (đứng hàng thứ ba sau bệnh tim mạch và ung thư) do phát triển thành tai biến mạch máu não.
Nguồn cung cấp máu cho bộ não
Bộ não được cung cấp "dinh dưỡng" từ hai nguồn, một nguồn là hệ động mạch cảnh và một nguồn là hệ động mạch sống nền. Ở người lớn bình thường, lưu lượng máu cung cấp cho não là 55mL/100g não/ phút, khi lưu lượng này vì lý do gì đó mà giảm còn 20mL/100g não/ phút thì não sẽ bị thiếu máu.
Các yếu tố như huyết động học, độ quánh của máu, cấu tạo lòng động mạch, hoạt động tim mạch và stress... đều là nguy cơ dẫn đến rối loạn tuần hoàn não.
Yếu tố nguy cơ gây rối loạn
Tình trạng thiếu máu não xảy ra là do xơ vữa động mạch. Đây là nguyên nhân chính. Sự xơ vữa động mạch đã làm cho lòng động mạch hẹp lại giảm lưu lượng máu tuần hoàn lên não, nhất là khi lòng động mạch cảnh (động mạch nằm hai bên cổ) hẹp đến 70%.
Ngoài nguyên nhân thiếu máu do xơ vữa động mạch còn gặp các nguyên nhân dị dạng bẫm sinh mạch máu não, chèn ép do khối u, thoái hóa các đốt sống cổ hay bán tắc do có cục máu đông trong lòng mạch, bệnh lý valve tim, rối loạn nhịp tim hoặc suy thận mạn. Ngoài ra, còn có tác động của yếu tố thời tiết và khí hậu.
Các nghiên cứu cho thấy, tai biến mạch máu não tại Việt Nam xảy ra nhiều ở phía Nam và thường vào các tháng 8, 12 và tháng 1; ở phía Bắc vào các tháng 2, 3 và 10, 11 (liên quan đến chuyển mùa từ nóng sang lạnh và gió mùa đông bắc).
Cơn thiếu máu não cục bộ thường xảy ra từ nửa đêm về sáng, là thời điểm mà theo nhịp sinh học hoạt động của tim và huyết áp giảm thiểu tối đa khiến cho sự tưới máu lên não giảm làm tình trạng thiếu máu não trở nên nghiêm trọng hơn.
Bệnh thiếu máu não thực chất là bệnh thiếu oxy não, có khả năng diễn biến xấu thành tai biến mạch máu não.
Biểu hiện của thiếu máu não
Biểu hiện của bệnh rối loạn tuần hoàn não. Ảnh: INT
Các biểu hiện của thiếu máu não rất đa dạng tùy thuộc vào mức độ thiếu máu. Từ các triệu chứng nhẹ nhàng như mệt mỏi, mất ngủ, căng thẳng, giảm khả năng tập trung, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai đến cơn vắng ý thức, giảm trí nhớ, mất thăng bằng, giảm hoặc mất thị lực tạm thời, nói khó, rối loạn cảm giác và liệt nhẹ nửa người.
Hình thức biểu hiện cấp tính và nặng nhất của thiếu máu não là tai biến mạch máu não. Người bệnh có thể ngừng tim ngừng thở và tử vong ngay tức thì.
Bệnh cảnh này vừa có tính "kinh điển", vừa mang tính hiện đại và "thời sự" vì ngày càng có nhiều người trẻ tuổi đột ngột tử vong, có nghi ngờ hoặc được xác định là bị tai biến mạch máu não. Những biểu hiện có thể có ở người tai biến mạch máu não là nhức đầu dữ dội, liệt nửa người, méo miệng, nói khó, mất tiếng, buồn nôn, nôn hoặc hôn mê.
Điều trị và phòng bệnh
Việc điều trị thiếu máu não nhằm tái lập sự cung cấp máu với đầy đủ lượng oxy theo nhu cầu của não. Các phương pháp điều trị bao gồm việc dùng thuốc và phẫu thuật khi cần thiết.
Oxy cao áp là phương pháp được cho là hữu hiệu vì cung cấp nhanh và đủ lượng oxy lên não ngay cả khi lượng máu lên não thiếu. Oxy cao áp còn góp phần điều hòa vận mạch và làm tan cục máu đông (nếu có). Tuy nhiên Oxy cao áp chỉ có ở những cơ sở lớn được trang bị hiện đại.
Việc phòng bệnh nhằm vào các yếu tố nguy cơ đến xơ vữa mạch máu như không hút thuốc lá, không dùng nhiều bia rượu, hạn chế ăn mỡ động vật và điều trị các bệnh phối hợp như đái tháo đường, tăng huyết áp... Thường xuyên rèn luyện thân thể, tập dưõng sinh, tập Yoga, tránh các stress, duy trì tốt giấc ngủ và ăn uống điều độ, chế độ ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi.
Người cao tuổi cần mặc ấm, tránh nơi gió lùa, mỗi khi thức giấc, nhất là lúc nửa đêm hoặc sáng sớm cần nằm một lúc rồi từ từ ngồi dậy. Tư thế thay đổi đột ngột luôn là điều bất lợi cần được lưu ý. Không nên tắm nước lạnh ngay sau khi mới đi ngoài nắng về, hoặc khi trời lạnh. Nên tắm lúc trời ấm vào buổi trưa tốt hơn là chiều tối và khuya.
Mọi người cần khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là những người có yếu tố nguy cơ. Qua đó, không những phát hiện và điều trị sớm bệnh rối loạn tuần hoàn não mà còn phát hiện và điều trị sớm những bệnh lý khác.
Các nghiên cứu cho thấy, tai biến mạch máu não tại Việt Nam xảy ra nhiều ở phía Nam và thường vào các tháng 8, 12 và tháng 1; ở phía Bắc vào các tháng 2, 3 và 10, 11 (liên quan đến chuyển mùa từ nóng sang lạnh và gió mùa Đông Bắc).
Dấu hiệu nhận biết hội chứng tiền đình Rối loạn tiền đình và rối loạn tuần hoàn não là những bệnh thường gặp, nhất là ở những người cao tuổi. Nhiều khi cùng có các biểu hiện: Nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, ù tai, hoa mắt, mất thăng bằng... có nơi gọi là rối loạn tiền đình, chỗ khác lại nói rối loạn tuần hoàn não. Vậy đâu là bản...