6 thói quen tai hại khi vệ sinh thân thể mà nhiều người không biết
Nhiều người sẽ rất ngạc nhiên khi phát hiện rằng họ có thói quen sai lầm trong việc vệ sinh thân thể. Để khỏe mạnh, không chỉ phải tuân theo các quy tắc vệ sinh, mà còn phải thực hiện một cách hoàn toàn chính xác.
Hãy cố gắng đừng nhấn nút xả bồn cầu bằng đầu ngón tay, mà bằng đốt ngón tay gập lại hoặc mặt sau của ngón tay – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Bright Side đã nghiên cứu và tiết lộ những lỗi phổ biến nhất.
1. Tắm thường xuyên
Nghe có vẻ lạ, nhưng tắm nhiều quá cũng tệ như không tắm. Theo một nhóm các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm từ Đại học Columbia (Mỹ), việc tắm quá nhiều sẽ khiến da bị khô và nứt nẻ, vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể thông qua những vết thương này. Các chuyên gia khuyên nên tắm không quá 1 lần một ngày.
2. Không rửa tay trước khi đi vệ sinh
Vi khuẩn không chỉ hiện diện trong nhà vệ sinh, nhưng ở khắp nơi trong không gian sống. Điều này có nghĩa rằng, nếu không rửa tay trong một thời gian dài, vi khuẩn chắc chắn sẽ bám vào tay.
Khi sử dụng nhà vệ sinh, bàn tay có thể chạm vào những bộ phận nhạy cảm trên cơ thể, nơi vi khuẩn dễ xâm nhập và gây nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, rửa tay trước khi đi vệ sinh thậm chí còn quan trọng hơn sau khi đi vệ sinh, theo Bright Side.
Video đang HOT
3. Sử dụng ngón tay để xả nước bồn cầu
Nhà vệ sinh có lẽ là nơi bẩn nhất trong nhà. Các quan sát cho thấy thậm chí 90 phút sau khi xả nước, hàng chục giọt nước có vi khuẩn vẫn còn đọng trên bề mặt. Do đó, hãy cố gắng đừng nhấn nút xả bồn cầu bằng đầu ngón tay, mà bằng đốt ngón tay gập lại hoặc mặt sau của ngón tay.
Đề phòng trường hợp tay cầm thứ gì đó trước khi rửa tay, sẽ không lây lan vi khuẩn ra xung quanh.
4. Sử dụng gối ngủ trong một thời gian dài
Gối lông vũ và các loại gối tương tự là ổ của mạt bụi hoặc nấm mốc. Theo thời gian, chúng có thể di chuyển lên mặt và gây ra các bệnh về da do ký sinh trùng.
Một nghiên cứu cho biết ve bụi có thể gây dị ứng, nghẹt mũi, sưng và kích ứng đường hô hấp trên. Nên giặt gối mỗi tuần bằng nước nóng, ít nhất ở 54,5 độ C, theo Bright Side.
5. Ngủ chung với thú cưng
Ngay cả những thú cưng, dù được chăm sóc tốt đến đâu cũng mang rất nhiều vi khuẩn trên lông. Và thậm chí một vài con có thể mang mầm bệnh dịch hạch.Thống kê cho thấy từ năm 1977 đến 1998, có 23 trường hợp nhiễm căn bệnh chết người này do mèo nhà gây ra, theo Bright Side.
6. Rửa mặt bằng xà phòng
Một số người lầm tưởng rằng nếu rửa mặt bằng xà phòng 2 lần một ngày, sẽ làm sạch da mặt và sẽ tránh được mụn. Nhưng thực tế, xà phòng làm tắc nghẽn lỗ chân lông và kích thích mụn.
Các bác sĩ da liễu nhấn mạnh rằng xà phòng không dành cho việc rửa mặt, vì nó phá hủy hàng rào bảo vệ, vỡ độ pH của da, theo Bright Side.
TS. Từ Ngữ: Chăm sóc sức khỏe là giải pháp dài hạn để chung sống an toàn với dịch Covid-19
Trong vấn đề chăm sóc sức khỏe, người ta chia làm 2 yếu tố: Một là vệ sinh và hai là chế độ dinh dưỡng. Đây cũng là điều nên chú ý hơn khi phải chung sống với dịch Covid-19.
Mới đây, trên mạng xã hội Lotus.vn xuất hiện bài viết của TS. Từ Ngữ với tựa đề: Chăm sóc sức khỏe là giải pháp dài hạn để chung sống an toàn với dịch Covid-19, nhấn mạnh về chế độ dinh dưỡng và lối sống là vấn đề chúng ta nên ưu tiên.
Chúng tôi xin đăng tải bài viết này để quý vị độc giả có thêm thông tin tham khảo.
BS. TS. Từ Ngữ, Phó Chủ tịch - Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam nhấn mạnh, thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh cũng như nâng cao việc chăm sóc sức khỏe là giải pháp hữu hiệu giúp chúng ta vượt qua mùa dịch Covid-19 an toàn.
Đâu là yếu tố cốt lõi để sống chung an toàn với dịch Covid-19?
Điều đầu tiên, chúng ta cần đặc biệt lưu tâm trong thời gian sống chung an toàn với dịch Covid-19 là chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, nâng cao sức đề kháng để có được một cơ thể khỏe mạnh. Đây là giải pháp quan trọng và cần thiết với mọi lứa tuổi.
Trong vấn đề chăm sóc sức khỏe, người ta chia làm 2 yếu tố: Một là vệ sinh và hai là chế độ dinh dưỡng.
Trong yếu tố vệ sinh, bao gồm vệ sinh ngoài cơ thể (phân, nước, rác, không khí...) và vệ sinh thân thể (những yếu tố bên trong, trên thân thể như: răng, tóc...), tức là tắm rửa như thế nào mới đúng cách, đi ngoài ra sao, tập thở... để đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể.
Các bệnh truyền nhiễm có thể lây bằng nhiều đường trong đó có đường tiêu hoá. Do đó, tập thói quen giữ gìn vệ sinh ăn uống: không ăn quả xanh, không uống nước lã, không ăn thịt động vật hoang dã... Vệ sinh dụng cụ ăn uống bằng nước sôi, đặc biệt chú trọng đến việc sử dụng đũa trong bữa ăn.
Thói quen dùng đũa của chúng ta cũng tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh. Khi cho đũa vào miệng gắp đồ ăn sẽ có nước bọt, chấm chung sẽ tạo điều kiện cho virus trong nước bọt hòa vào bát gia vị và lây bệnh cho người khác. Do đó, chúng ta nên thay đổi thói quen, ăn đũa hai đầu, một đầu gắp thức ăn và một đầu đưa cơm vào miệng.
Về yếu tố dinh dưỡng, đây là mối liên quan giữa thực phẩm và con người. Nếu ăn thực phẩm này thì tốt cho hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng và ngược lại. Đồng thời, một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ và cân bằng cũng là cách giúp cơ thể hấp thụ các chất một cách tốt nhất. Do đó, ăn uống chính là một yếu tố cốt lõi, nền tảng của sức khỏe.
Cùng với đó, chúng ta phải tạo lập một lối sống khỏe mạnh, bằng cách thường xuyên rèn luyện vận động, tập thể dục thể thao, chơi những bộ môn yêu thích để tăng sức bền, dẻo dai cho cơ thể.
Ngoài ra, luôn giữ tinh thần được thoải mái, để tránh rơi vào những trạng thái lo âu, căng thẳng, mệt mỏi.... Những thói quen này cần được xây dựng, tạo lập mỗi ngày và trong suốt cả cuộc đời.
Cho đến thời điểm hiện tại, tình hình dịch bệnh Covid-19 ở trong nước đang được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, diễn biến trên thế giới vẫn đang phức tạp, tiềm ẩn những yếu tố khó lường. Nguy cơ dịch bệnh thâm nhập vào trong nước vẫn còn hiện hữu, do đó chúng ta cần phải xác định sống chung an toàn với dịch bệnh.
Muốn chung sống an toàn chúng ta phải hiểu được về dịch bệnh này, sự nguy hiểm của nó và cơ chế lây lan. Từ đó, quán triệt thực hiện thật tốt tất cả các quy định, hướng dẫn liên quan đến cơ chế lây lan của virus SARS-CoV-2.
7 thói quen xấu khiến virus phát tán mạnh hơn trong gia đình Rất ít người chú ý đến những thói quen này trong sinh hoạt, chẳng hạn như đóng nắp bồn cầu khi xả nước, khử trùng đồ chơi thường xuyên... Những điều này vô tình này lại khiến virus phát tán mạnh hơn, tạo ra những nguy cơ mắc bệnh, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn ra phức tạp. Mỗi người...