6 “kẻ thù” của sức khỏe
Cơ thể bạn sẽ có nhiều sự thay đổi để thích ứng với thời tiết, đồng thời bạn cũng cần thay đổi các thói quen xấu dưới đây để tránh làm ảnh hưởng sức khỏe.
Uống nhiều hơn 1 ly rượu môi ngày
Rượu vang đỏ giúp trái tim hoạt động tích cực và duy trì thói quen uống đều đặn hàng ngày đem đến một sức khỏe lạc quan cho hệ tim mạch. Tuy nhiên, uống quá nhiều có thể gây ra lượng calo dư thừa và dẫn đến thừa cân. Không chỉ rượu vang đỏ, loại rượu khác, bia và các chất kích thích đêu có thể làm bạn mất ngủ, phá vỡ đồng hồ sinh học tự nhiên của cơ thể.
Tập thể dục quá sức
Tập thể dục đều đặn giúp cơ thể khỏe mạnh và tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên, nếu bạn tập quá sức mình, bạn có nguy cơ bị choáng, ngất và cơ thể mệt mỏi vì gia tăng áp lực làm việc lên tim và không được nghỉ ngơi hợp lí.
Khi vận động quá sức, cơ thể bạn thiếu thời gian phục hồi sau tập luyện và nguy cơ chấn thương gia tăng cao
Video đang HOT
Lượng endorphin mất đi trong quá trình hoạt động trao đổi chất nếu bạn tập quá sức sẽ làm tâm trạng bạn thay đổi theo
Rối loạn về giấc ngủ
Thiếu ngủ cả tuần và bạn chỉ có thể dành thời gian ngủ bù vào cuối tuần không phải là điều tốt cho sức khỏe. Huyết áp của bạn gia tăng nhanh chóng và căng thẳng sẽ “hỏi thăm” bạn nhiều hơn.
Thói quen ngủ không đều đặn và thường xuyên sẽ kích thích bạn ăn nhiều hơn
Một thói quen ngủ không đều đặn và thường xuyên sẽ kích thích bạn ăn nhiều hơn, và tâm trạng thường cáu kỉnh, tức giận. Hệ quả tiếp theo là hệ miễn dịch suy yếu, có thể cấu tạo não sẽ bị thu hẹp.
Căng thẳng với chế độ ăn uống
Lo lắng liên tục và quá mức về mức calo nạp vào cơ thể hàng ngày sẽ dẫn đến căng thẳng cho bạn. Tuy nhiên, bạn vẫn nên chú ý tới thực đơn hàng ngày của mình nếu đang có một chế độ ăn uống nhiều nước sô đa. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Mặt khác, các nguồn calo, chất béo, carb của bạn đến từ đâu? Số lượng và chất lượng của chúng là điều bạn nên quan tâm để giữ gìn vóc dáng và số đo cơ thể.
Thức đêm đặt bạn trong trạng thái căng thẳng và lo lắng khi cơ thể thiếu thời gian nghỉ ngơi và nhịp sinh học bị thay đổi, huyết áp của bạn cũng tịnh tiến tăng lên. Dành nhiều thời gian làm việc và không chú ý đến thói quen sinh hoạt, giờ giấc ngủ nghỉ có thể khiến bạn căng thẳng và một loạt dấu hiệu về bệnh trầm cảm.
Lệ thuộc vào thuốc dinh dưỡng
Có thể giúp bổ sung lượng dinh dưỡng cơ thể bạn thiếu hụt, tuy nhiên, các viên nang không thể thay thế hoàn toàn nguồn dinh dưỡng tự nhiên. Việc lệ thuộc và lạm dụng các thực phẩm chức năng hay viên dinh dưỡng tổng hợp có thể khiến bạn bị rối loạn tiêu hóa, cơ thể không còn nhu cầu nạp thêm các thực phẩm giàu dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày.
Bạn nên xin chỉ dẫn của bác sĩ trước khi dùng bất kì thuốc dinh dưỡng nào để không gây ra phản ứng phụ.
Theo Dep Online
Mất ngủ ở người cao tuổi
"Ăn được ngủ được là tiên". Nhưng với những người cao tuổi, việc có được cảm giác mình là "tiên" quả thật là khó bởi vì người cao tuổi thường hay gặp những rối loạn về giấc ngủ, đặc biệt là mất ngủ.
Vì sao người cao tuổi lại hay mất ngủ?
Mất ngủ có thể do nguyên nhân sinh lý hoặc nguyên nhân bệnh lý.
Nguyên nhân sinh lý:
Mất ngủ ở người cao tuổi là do quá trình lão hóa tự nhiên của con người; làm giảm hiệu quả hoạt động hệ thống kiểm soát nhịp sinh học của cơ thể bao gồm nhịp thức ngủ và làm giảm đi sự thích nghi của người cao tuổi với những thay đổi tác động vào cơ thể con người; làm giảm khả năng duy trì những hoạt động bình thường trước những thay đổi của môi trường, gây rối loạn hoạt động của cơ thể trong đó có giấc ngủ. Melatonin là một loại hormon do thùy sau tuyến yên bài tiết ra và hormon này được gọi là hormon bóng đêm, được bài tiết nhiều về đêm với người cao tuổi; sự bài tiết hormon này bị giảm đi rõ rệt làm tăng nhiệt độ cơ thể, làm giảm đi chất lượng cũng như số lượng của giấc ngủ.
Bị viêm khớp dễ gây mất ngủ.
Nguyên nhân bệnh lý:
Đối với người cao tuổi có thể mắc nhiều bệnh kèm theo, sử dụng nhiều loại thuốc điều trị các bệnh lý này, người cao tuổi cũng là đối tượng có nhiều yếu tố tâm lý gây ra các bệnh trầm cảm lo âu, vì vậy tỉ lệ gặp mất ngủ càng cao.
Một trong những nguyên nhân gây mất ngủ ở người cao tuổi là chứng ngừng thở khi ngủ và chứng rối loạn vận động chân có chu kỳ khi ngủ, chứng bệnh này tăng lên khi tuổi càng cao. Ngừng thở khi ngủ là sự gián đoạn về thở trong giấc ngủ, chứng này gây ra do sự tắc nghẽn đường thở, đặc biệt phổ biến ở những người cao tuổi mắc chứng béo phì. Những người gặp phải chứng ngừng thở khi ngủ thường dậy về đêm trong tình trạng thở hổn hển, gục đầu xuống giường hoặc đi lang thang trong nhà trong tình trạng ý thức rối loạn. Tình trạng ngừng thở khi ngủ dẫn đến trong ngày người bệnh có cảm giác buồn ngủ, tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim, phì đại tim, có thể dẫn đến đột tử, ngoài ra suy tim, rối loạn nhịp tim gây rối loạn thở dẫn đến mất ngủ.
Đau: đặc biệt là đau cơ khớp là lý do phổ biến nhất dẫn đến mất ngủ.
Tiểu đêm: Người cao tuổi thường chức năng thận kém, hay đi tiểu đêm gây mất ngủ. Những bệnh lý thần kinh như là bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer dẫn đến mất ngủ.
Bệnh lý tâm thần: bệnh lý trầm cảm, rối loạn lo âu, đặc biệt người cao tuổi có những yếu tố sang chấn tâm lý như là tang tóc, mất đi người bạn đời, bạn thân, nghỉ hưu, sự cô đơn...
Ảnh hưởng của thuốc dùng điều trị bệnh: Người cao tuổi dùng nhiều loại thuốc để điều trị bệnh có thể gây mất ngủ. Thường gặp các loại thuốc ảnh hưởng đến giấc ngủ là theophyline và caffein làm tăng sự thức tỉnh trong đêm và giảm tổng thời gian ngủ, những thuốc bán không cần kê đơn như thuốc ho, thuốc dị ứng, thuốc gây chán ăn có thể chứa caffein. Những người hút thuốc lá bị mất ngủ nhiều hơn những người không hút thuốc vì trong thuốc lá chứa chất nicotin, ảnh hưởng đến giấc ngủ. Một số thói quen không tốt có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ như uống rượu, hay ngủ ngày hoặc hay nằm trên giường đọc sách hoặc xem tivi làm giảm chất lượng giấc ngủ về đêm.
Những biểu hiện của mất ngủ
Biểu hiện của mất ngủ ở người cao tuổi thường là cảm giác mệt mỏi, khó khăn trong việc tập trung vào công việc, không có cảm giác thoải mái, không thể ngủ được, phải mất nhiều thời gian mới có thể đi vào giấc ngủ, thường xuyên thức dậy vào buổi đêm, không thể ngủ trở lại sau khi thức giấc, buồn ngủ vào ban ngày nhưng không ngủ được, đau đầu vào buổi sáng.
Phòng và điều trị như thế nào?
Việc thay đổi thói quen và cách sống giúp cải thiện những vấn đề về giấc ngủ. Chúng ta cần phải vệ sinh giấc ngủ bằng cách: có thời gian đi ngủ và thức dậy đều đặn, kể cả thứ bảy chủ nhật đều phải thức dậy đúng giờ; Tránh ngủ ngày quá nhiều; Tập thể thao hằng ngày nhưng không nên tập trước giờ đi ngủ; Chỉ nằm trên giường khi ngủ, tránh nằm trên giường đọc sách, xem tivi; Không nên có những vấn đề lo lắng vào giờ đi ngủ; Tránh ăn no trước khi đi ngủ; Tránh hoặc hạn chế rượu, cafe, thuốc lá trước khi đi ngủ; Có thói quen chuẩn bị cho giấc ngủ hằng ngày, ví dụ tắm, đánh răng trước khi đi ngủ; Phòng ngủ cần phải có nhiệt độ phù hợp, yên tĩnh, tối; Mặc quần áo phải thoải mái, rộng rãi khi đi ngủ.
Nếu bạn nằm trên giường 30 phút mà chưa ngủ được thì hãy ra khỏi giường và có những hoạt động nhẹ nhàng ví dụ như nghe nhạc, đọc sách nhưng tránh tiếp xúc với ánh sáng chói. Chỉ sử dụng những thuốc cho bệnh của mình theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, tránh tự ý mua thuốc về dùng. Hãy trao đổi với bác sĩ khi gặp tác dụng gây mất ngủ của thuốc. Việc sử dụng thuốc điều trị mất ngủ cần phải được đi khám và có sự kê đơn của bác sĩ chuyên khoa tâm thần.
Theo SK&ĐS