6 địa phương quay lại học trực tuyến
Đến 8/10, số tỉnh, thành chưa thể cho toàn bộ học sinh đến trường tăng lên 40, sau khi có thêm các địa phương chuyển từ dạy trực tiếp sang trực tuyến và qua truyền hình.
Ảnh minh họa
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến 8/10, cả nước có 23 tỉnh, thành cho học sinh đến trường, 9 địa phương học trực tiếp, trực tuyến và qua truyền hình, 31 nơi kết hợp trực tuyến và qua truyền hình.
So với hai tuần trước, các địa phương học trực tiếp giảm 2, trong khi số tỉnh, thành dạy trực tuyến và qua truyền hình tăng lên 6, gồm Hà Tĩnh và Gia Lai, Bình Thuận, Cà Mau, Quảng Trị, Nghệ An. Hà Tĩnh và Gia Lai mới từ nhóm dạy trực tiếp chuyển sang. Hà Nội vẫn nằm trong nhóm thứ ba kết hợp hai hình thức.
Video đang HOT
Danh sách tỉnh, thành cùng hình thức giảng dạy cụ thể như sau:
Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, tỷ lệ học sinh tham gia học tập trực tuyến từ đầu năm học ở bậc tiểu học là hơn 97,7%, bậc trung học 99,8%. Trong tuần đầu tiên, việc học trực tuyến bị gián đoạn ở nhiều trường do hạ tầng không theo kịp số lượng truy cập cùng lúc quá lớn. Dự kiến, trường học ở TP HCM sẽ đồng loạt mở cửa vào tháng 1/2022.
Hai năm học qua, khoảng 22 triệu học sinh cả nước đã trải qua nhiều lần gián đoạn học tập, phải chuyển sang học online do ảnh hưởng của Covid-19. Năm học 2021-2022, dịch bùng phát mạnh mẽ hơn với hơn 760.000 ca nhiễm tính từ cuối tháng 4, gần 19.000 người chết, kế hoạch học tập bị đảo lộn.
Đồng Tháp còn hơn 14.100 học sinh chưa tham gia học trực tuyến
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Tháp, tổng số học sinh phải tham gia học trực tuyến ở các cấp học tiểu học, THCS, THPT toàn tỉnh Đồng Tháp là 173.177 em. Tuy nhiên, đến nay có 159.001 em tham gia học trực tuyến, còn 14.176 học sinh vẫn chưa tham gia học.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Tháp phát biểu tại phiên họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 9 và 9 tháng đầu năm.
Đánh giá tình hình triển khai dạy học trực tuyến, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Tháp Nguyễn Thúy Hà cho biết, việc dạy học trực tuyến đã được ngành giáo dục triển khai từ năm 2020. Giáo viên và học sinh, học viên bước đầu có kinh nghiệm, kỹ năng trong triển khai thực hiện. Cụ thể, hơn 92% học sinh lớp 5, 89% học sinh cấp THCS và gần 98% học sinh cấp THPT đã tham gia học trực tuyến.
Chương trình "Sóng và máy tính cho em" được các ngành, các cấp, các địa phương ủng hộ nhiệt tình, tạo điều kiện cho số học sinh chưa có thiết bị được tham gia học trực tuyến, nhất là ở cấp THPT chỉ còn 345 em chưa có thiết bị học trực tuyến.
Tuy nhiên, tỉnh nhìn nhận số học sinh, học viên chưa tham gia học trực tuyến còn khá nhiều, nhất là lớp 5 (hơn 2.000 em) và cấp THCS (hơn 11.000 em). Một số học sinh, học viên có thiết bị học trực tuyến nhưng chưa tham gia học thường xuyên (học sinh cấp THCS khoảng 4.000 em, cấp THPT khoảng 1.000 em). Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, chất lượng đường truyền ở một số địa bàn chưa thật ổn định, ảnh hưởng đến việc học trực tuyến.
Để khắc phục những hạn chế trong triển khai dạy học trực tuyến, Sở Giáo dục và Đào tạo đẩy mạnh việc thực hiện chương trình "Sóng và máy tính cho em" để tăng cường thiết bị cho số học sinh chưa có điều kiện học trực tuyến. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục tìm hiểu nguyên nhân học sinh, học viên có thiết bị học trực tuyến nhưng chưa tham gia học thường xuyên để có biện pháp khắc phục; làm việc với các đơn vị cung ứng dịch vụ viễn thông nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, chất lượng đường truyền để bảo đảm kỹ thuật cho việc dạy học trực tuyến.
Tiếp tục triển khai và đánh giá việc dạy học trực tuyến cho học sinh, học viên từ lớp 5 đến lớp 12 theo kế hoạch. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên về dạy học trực tuyến (sử dụng thiết bị, phần mềm, ứng dụng, phương pháp dạy trực tuyến). Phối hợp Đài Phát thanh và Truyền hình ghi hình, phát sóng các môn học.
Ngày 7/10, phát biểu tại phiên họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 9 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng đầu năm, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa cho rằng, tiến độ thực hiện chương trình sóng và máy tính cho em còn chậm. Cần sơ kết đánh giá lại trong việc học trực tuyến đối với học sinh như thế nào để sớm có sự điều chỉnh.
"Dứt khoát đối với Đồng Tháp không để giáo dục đi thụt lùi, không để cho các em bị đứt gãy trong việc học tập. Công tác kiểm tra việc dạy và học trực tuyến nên bắt đầu ngay lập tức. Ngành giáo dục quan tâm hơn trong kỹ năng và phương pháp học của giáo viên dạy học trực tuyến. Ngành giáo dục và các địa phương phải vào cuộc một cách quyết liệt và chăm lo chu đáo đến việc vận động, hỗ trợ thiết bị học cho học sinh", đồng chí Phạm Thiện Nghĩa nhấn mạnh.
Tiếp nhận và phân phối phương tiện học tập cho học sinh có điều kiện khó khăn theo chương trình "Sóng và máy tính cho em", đến nay, toàn tỉnh Đồng Tháp đã hỗ trợ thiết bị học tập cho 2.297 em, trong đó, 2.252 thiết bị hỗ trợ, cho mượn 45 thiết bị. Đồng thời, tỉnh đang thực hiện thủ tục mua khoảng 1.125 thiết bị cho học sinh.
Giảm thời lượng tiếp xúc thiết bị trong học trực tuyến bằng cơ chế "giao việc" Tinh giản chương trình, linh hoạt phương thức giảng dạy để tăng hứng thú, tránh căng thẳng, giảm thời gian học sinh tiếp xúc thiết bị... là cách được các trường học trên địa bàn TP Hà Nội tích cực thực hiện nhằm nâng cao chất lượng học trực tuyến. Khối 1 học tối đa 15 tiết/tuần Xác định học trực tuyến là...