6 biện pháp cần làm ngay để phòng viêm não virus trong mùa hè
Để chủ động phòng chống bệnh viêm não virus, trong đó có viêm não Nhật Bản, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng cần thực hiện các biện pháp sau:
1. Đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ và và đúng lịch.
2. Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi, chuồng gia súc phải xa nhà, diệt muỗi tại các chuồng trại gia súc, loại bỏ các ổ bọ gậy.
3. Nằm màn kể cả ban ngày và ban đêm, thường xuyên sử dụng các biện pháp xua, diệt muỗi; không để trẻ em chơi gần chuồng gia súc.
4. Thường xuyên rửa tay với xà phòng, đảm bảo an toàn thực phẩm, ăn chín, uống chín.
5. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh và đeo khẩu trang khi chăm sóc người bệnh.
6. Nếu có các dấu hiệu: sốt cao và kèm theo những rối loạn ở hệ thống thần kinh trung ương (co giật, rối loạn vận động, lơ mơ, hôn mê…) phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Theo các chuyên gia, Việt Nam là nước nhiệt đới, lưu hành nhiều bệnh truyền nhiễm do côn trùng truyền trong đó có các bệnh viêm não virus đặc biệt vào mùa hè, mùa thích hợp cho các côn trùng truyền bệnh phát triển.
Video đang HOT
Bệnh viêm não virus là một tình trạng bệnh nguy hiểm do nhiều loại virus gây nên thường gây tổn thương ở não, để lại di chứng thần kinh và tử vong cao.
Biểu hiện chính của bệnh là có sốt cao và kèm theo các triệu chứng liên quan đến tổn thương hệ thần kinh trung ương bao gồm: nhức đầu dữ dội, buồn nôn và nôn mửa, cứng cổ, lú lẫn, mất định hướng, thay đổi nhân cách, co giật, rối loạn nghe nói, ảo giác, mất trí nhớ, đờ đẫn, hôn mê…
Người già và trẻ em là những người có nguy cơ cao bị mắc bệnh nặng, biến chứng và tử vong.
Vắc xin – biện pháp phòng bệnh hiệu quả
Với bệnh viêm não, ngành y tế khuyến cáo, tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất.
Tiêm chủng với 3 liều cơ bản:
- Mũi 1: Tiêm càng sớm càng tốt ngay sau 1 tuổi.
- Mũi 2: sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần.
- Mũi 3: sau mũi 2 là 1 năm.
Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.
Tuy nhiên, hiện nay tình trạng trẻ tiêm thiếu mũi hoặc không được tiêm vắc xin phòng VNNB vẫn diễn ra. Trong khi đó, đây là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất.
PGS.TS. Bùi Vũ Huy – Nguyên Trưởng Khoa Nhi, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Giảng viên cao cấp Bộ môn Truyền nhiễm, Đại học Y Hà Nội nhấn mạnh: “Để chủ động phòng bệnh VNNB nói riêng và các loại bệnh khác nói chung, cần tiêm đầy đủ các loại vắc xin để đảm bảo đủ lượng kháng thể để bảo vệ sức khỏe trước sự tấn công của nhiều loại bệnh khác nhau. Người dân không nên vì một vài trường hợp có tác dụng phụ mà quên đi hiệu quả mà vắc xin mang lại cho loài người”.
Mỗi người dân cũng cần phải có kế hoạch phòng bệnh theo nguyên tắc nâng cao sức khỏe, ăn uống sinh hoạt đầy đủ, khám sức khỏe định kỳ, đi khám sớm khi có dấu hiệu bất thường.
Ngoài ra cần chú ý tới việc ăn uống hàng ngày, tránh bị ngộ độc thực phẩm, nên rửa tay thường xuyên để hình thành thói quen; đồng thời, thường xuyên cập nhật thông tin, hướng dẫn của Bộ Y tế về các loại bệnh truyền nhiễm có nguy cơ bùng phát (như sốt xuất huyết, viêm não…).
Vệ sinh môi trường sạch sẽ, định kỳ dọn dẹp nhà ở, làm sạch chuồng gia súc để hạn chế nơi trú đậu của muỗi. Nếu có thể, nên dời chuồng gia súc ra xa nhà, xa nơi vui chơi sinh hoạt của trẻ em, loại bỏ các ổ bọ gậy, bãi nước tồn đọng. Nên cho trẻ ngủ mùng để tránh muỗi đốt, thường xuyên sử dụng các biện pháp để phòng chống và tiêu diệt muỗi trong các hộ gia đình.
Ca tử vong đầu tiên do mắc viêm não virus
Trường hợp tử vong do viêm não virus xảy ra tại tỉnh Bến Tre. Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 145 trường hợp mắc viêm não virus.
Bộ Y tế cho biết trong tháng 4-2021, cả nước ghi nhận 64 trường hợp mắc viêm não virus, trong đó có 1 trường hợp tử vong tại tỉnh Bến Tre. Đây cũng là trường hợp đầu tiên tử vong do viêm não virus trong năm nay. Tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 145 trường hợp mắc viêm não virus, tương đương với cùng kỳ năm 2020. Di chứng nặng nề nhất của trẻ khi mắc viêm não đó là ảnh hưởng đến vận động và thần kinh, hoặc hô hấp.
Trẻ mắc viêm não có thể bị các di chứng ảnh hưởng đến vận động - Ảnh: Thuỳ Linh
Ngoài ra, trong tháng 4 cũng ghi nhận 2 trường hợp mắc viêm màng não do não mô cầu nhưng không có trường hợp tử vong. Tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 8 trường hợp mắc viêm màng não do não mô cầu (tăng 4 ca so với cùng kỳ năm trước), trong đó có 1 trường hợp tử vong tại TP HCM.
Theo Bộ Y tế, Việt Nam là nước nhiệt đới, lưu hành nhiều bệnh truyền nhiễm do côn trùng truyền bệnh, trong đó có các bệnh viêm não virus, đặc biệt vào mùa hè, mùa thích hợp cho các côn trùng truyền bệnh phát triển. Bệnh viêm não virus là một tình trạng bệnh nguy hiểm do nhiều loại virus gây nên, thường gây tổn thương ở não, để lại di chứng thần kinh và tử vong cao.
Ngoài bệnh viêm não virus, viêm não Nhật Bản, sốt xuất huyết và tay chân miệng cũng là bệnh truyền nhiễm có nguy cơ bùng phát trong mùa hè.
Báo cáo của Bộ Y tế cho biết trong tháng 4 này, cả nước ghi nhận 3.728 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó 2 trường hợp tử vong. Tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 19.710 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 5 trường hợp tử vong tại 4 địa phương: Phú Yên (2 trường hợp), Bình Dương, Sóc Trăng và TP HCM mỗi tỉnh 1 trường hợp.
Về bệnh tay chân miệng, trong tháng này cũng ghi nhận 8.705 trường hợp mắc, 3 trường hợp tử vong. Tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 20.576 trường hợp mắc tay chân miệng (tăng 1,9 lần năm trước), trong đó có 4 trường hợp tử vong tại 3 tỉnh: Đắk Lắk (1 trường hợp), Kiên Giang (2 trường hợp), An Giang (1 trường hợp).
Chủ động phòng, chống dịch bệnh mùa hè Bên cạnh nỗ lực kiểm soát dịch Covid-19, các địa phương cần chủ động hơn nữa đối với công tác phòng, chống các dịch bệnh mùa hè, nhất là các bệnh tay chân miệng (TCM), sốt xuất huyết (SXH)... Hiện thời tiết ở nước ta đang chuyển sang mùa hè, khí hậu nóng ẩm tại khu vực miền bắc và mùa mưa bắt...