5 xét nghiệm sức khỏe cần làm trước khi kết hôn
Kiểm tra sức khỏe trước khi cưới sẽ giúp các cặp đôi yên tâm và được điều trị sớm nếu phát hiện vấn đề bất thường.
Để đảm bảo bạn và đối phương không mắc bất kỳ vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào, cả hai nên kiểm tra sức khỏe trước khi kết hôn. Đó cũng là sự tôn trọng lẫn nhau giữa các cặp đôi khi có thể cho người kia biết tình trạng sức khỏe của mình như thế nào.
Điều này cũng giúp bạn có thể được chăm sóc sức khỏe phù hợp hoặc kịp thời điều trị nếu phát hiện vấn đề bất thường. Dưới đây là 5 xét nghiệm phổ biến mà các cặp đôi nên thực hiện trước khi cưới.
HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs)
Loại xét nghiệm đầu tiên bạn cần thực hiện là HIV và các bệnh STDs như viêm gan B và C, lậu, giang mai… Thống kê cho thấy 50% thanh niên mắc một bệnh STDs nhưng không biết.
Những căn bệnh như viêm gan B và C, HIV sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian dài, vì vậy, người bệnh cần biết cách làm thế nào để kiểm soát tình trạng bệnh. Nếu không hay biết bản thân đã mắc bệnh, họ có thể vô tình truyền bệnh sang cho vợ/chồng sau khi kết hôn hay thậm chí là lây cho con sau này.
Các dạng bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như lậu, giang mai, mụn cóc, viêm âm đạo do vi khuẩn…, có thể điều trị nếu phát hiện sớm. Điều trị sớm những căn bệnh này có thể làm giảm nguy cơ sẩy thai và vô sinh trong khi bạn mang thai.
Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục là điều cần thiết phải làm trước khi kết hôn. Ảnh: Sticlinic.
Kiểm tra khả năng sinh sản
Theo India Times, việc xét nghiệm khả năng sinh sản là rất cần thiết cho tương lai của cặp đôi, đặc biệt với những người dự định sinh sớm.
Nếu có bất kỳ vấn đề nào phát sinh, cặp vợ chồng cũng có đủ thời gian để kiểm soát và điều trị bệnh kịp thời. Nếu sau khi kết hôn, chúng ta phát hiện ra một trong hai người không có khả năng sinh sản, có thể dẫn đến căng thẳng, cãi vã, áp lực về cảm xúc và gia đình. Những tác nhân này càng khiến các bạn khó có con, thậm chí gây vô sinh. Loại xét nghiệm này bao gồm:
- Nam giới: Xét nghiệm mẫu tinh dịch để kiểm tra chất lượng và số lượng tinh trùng, từ đó chẩn đoán khả năng sinh sản.
- Nữ giới: Xét nghiệm sự rụng trứng, nội tiết tố, siêu âm vùng chậu để kiểm tra khả năng làm mẹ.
Xét nghiệm gene di truyền
Khi biết rõ tiền sử bệnh tật của đối phương, bạn sẽ có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn trước khi kết hôn. Xét nghiệm kiểm tra các dạng bệnh di truyền từ gene bố mẹ hoặc có khả năng di truyền cho thai nhi.
Video đang HOT
Những dạng bệnh di truyền bác sĩ có thể yêu cầu bạn kiểm tra là tiểu đường, ung thư, huyết áp cao, các vấn đề về cholesterol, gan, thận, tình trạng ruột hay bệnh thalassemia (bệnh thiếu máu di truyền).
Để phòng tránh biến chứng có thể gặp phải ở thai nhi và ngăn ngừa bệnh di truyền tiềm ẩn phát triển, bạn cần xét nghiệm gene. Việc biết rõ bản thân đang mắc dạng bệnh di truyền nào sẽ giúp bạn có những phương án phòng ngừa và điều trị bệnh phù hợp.
Các cặp đôi cần xét nghiệm khả năng sinh sản, độ tương thích nhóm máu với nhau để có kế hoạch mang thai hợp lý. Ảnh: Indiaexpress.
Xét nghiệm nhóm máu
Theo Huffington Post, đây là dạng xét nghiệm đơn giản và cần thiết. Việc biết rõ bản thân bạn và đối tượng kết hôn mang nhóm máu nào sẽ giúp bạn kiểm tra mức độ tương thích. Nhóm máu của bạn có thể là A, B, O hoặc AB nhưng có thành phần khác được gọi là yếu tố Rhesus (RH). Yếu tố RH là dương ( ) hoặc âm (-).
Nếu phụ nữ có RH- kết hôn với người có RH , 50% con của họ sẽ là . Trong trường hợp này, nhóm máu của người mẹ xung đột với con. Điều này có nghĩa là trong suốt thời kỳ mang thai, tế bào hồng cầu ở cơ thể người mẹ sẽ xâm nhập vào nhau thai hoặc thai nhi và sản sinh ra các kháng thể tấn công lại thai nhi.
Tình trạng này có thể dẫn đến chứng vàng da ở trẻ sau sinh. Đây cũng là một trong những tác nhân gây thai lưu, sẩy thai hoặc thậm chí là tổn thương trí não ở thai nhi.
Vì thế, để phòng tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra, việc hiểu rõ nhóm máu của bạn và bạn đời là rất cần thiết. Sau đó, bác sĩ có thể đưa ra phương án ngăn ngừa sự không tương thích RH trong suốt thời kỳ mang thai của người mẹ.
Tình trạng bệnh mạn tính
Các vấn đề sức khỏe di truyền có thể dễ dàng chuyển từ thế hệ này sang thế hệ khác. Do đó, điều quan trọng là hai bạn phải đi xét nghiệm các tình trạng bệnh mạn tính trước khi quá muộn. Một số bệnh bao gồm ung thư vú, ung thư ruột kết, bệnh thận và tiểu đường.
Chẩn đoán kịp thời cũng có thể giúp điều trị sớm cho những tình trạng bệnh lý này trước khi chúng đe dọa tính mạng của bạn. Việc kiểm tra sớm các bệnh mạn tính cũng giúp các cặp vợ chồng thay đổi lối sống cần thiết và phù hợp với nhau.
Mối nguy hiểm khi trẻ sơ sinh mắc 'bệnh người lớn'
Những em bé vừa chào đời đã mắc lậu, giang mai luôn khiến các bác sĩ ám ảnh.
Một tháng kể từ khi tiếp nhận, điều trị T.T.L., trẻ sơ sinh mắc giang mai sơ sinh đầu tiên trong suốt nhiều năm công tác, bác sĩ Phạm Thị Hà, khoa Hồi sức sơ sinh, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, vẫn chưa thôi ám ảnh.
Trước đó, khi đang trực đêm, bác sĩ Hà cùng đồng nghiệp tiếp nhận bệnh nhân là trẻ vừa sinh từ tuyến huyện chuyển lên. Bé thở khò khè, đứt đoạn. Qua xét nghiệm ban đầu, trẻ được chẩn đoán mắc giang mai.
Đêm hôm đó, khoa Hồi sức sơ sinh gần như không ngủ. Lần đầu, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An tiếp nhận trẻ mắc giang mai bẩm sinh, chưa bao giờ các bác sĩ phải đối mặt tình thế khó xử như thế.
Bé được sinh ở bệnh viện huyện, từ người mẹ ngoài 30 tuổi bị giang mai. Mẹ của L. mang thai và siêu âm ở tháng thứ 3. Từ đây đến lúc chuyển dạ, người mẹ không siêu âm thêm lần nào.
Vừa chào đời, bé có biểu hiện viêm nhiễm tay chân với thể trạng non yếu. Bác sĩ tuyến huyện quyết định chuyển em vào Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An điều trị. Thời điểm nhập viện, bé L. suy hô hấp, phải thở oxy, bề mặt da tổn thương nặng do giang mai.
Bé sơ sinh mắc giang mai khỏi bệnh sau 20 ngày điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. Ảnh: BVCC .
"Bé được chăm sóc tại khoa Hồi sức sơ sinh theo phác đồ điều trị bệnh giang mai cho trẻ sơ sinh. Hơn 20 ngày điều trị, tình trạng sức khỏe bé ổn định nhưng mãi đến khi xuất viện, chúng tôi chỉ gặp bà và cha bé, không rõ bệnh sử của người mẹ hay hoàn cảnh gia đình. Do đó, các bác sĩ không thể đưa ra nhận định thêm về khả năng tái phát trong thời gian tới. Bé cần được theo dõi, tái khám định kỳ. Từ khi xuất viện, chúng tôi chưa gặp lại bé. Có thể, em được đổi tên khác", bác sĩ Hà nói.
Không chỉ riêng L. kém may mắn vì mang trong mình "bệnh người lớn" khi vừa lọt lòng, nhiều trẻ cũng rơi vào tình trạng tương tự.
Cuối tháng 10, Bệnh viện Da liễu Trung ương (Hà Nội) cũng tiếp nhận một bé gái 3 ngày tuổi (ở Thái Bình) mắc bệnh lậu. Bé được xác định lây vi khuẩn lậu cầu từ người mẹ.
Cuối năm 2019, Bệnh viện Da liễu TP.HCM điều trị một bé gái 18 tháng tuổi, mắc sùi mào gà. Nguyên nhân được xác định là trẻ lây virus từ cha mẹ. Ngoài ra, đơn vị này còn song song điều trị cho bé gái 6 tuổi mắc lậu, bệnh nhân 15 tuổi nhiễm giang mai.
Các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết trường hợp của L. nói riêng và những đứa trẻ kém may mắn tương tự, nếu nhiễm xoắn khuẩn giang mai ồ ạt, thai nhi có nguy cơ tử vong vào tháng 5-6. Mức độ nhẹ hơn, những đứa trẻ có cơ hội chào đời nhưng phải gánh chịu hậu quả nặng nề.
Biện pháp kiểm soát
Bác sĩ chuyên khoa II Bùi Mạnh Hà, Phó trưởng khoa Lâm sàng 3, Bệnh viện Da liễu TP.HCM, cho biết không chỉ số người mắc bệnh lây qua đường tình dục gia tăng, lượng trẻ sơ sinh mắc bệnh này cũng tăng theo tỷ lệ thuận.
Bàn tay của người mắc bệnh giang mai. Ảnh: Shutterstock .
Theo báo cáo của Việt Nam cho Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2018, kể từ sau năm 2000 đến nay, tỷ lệ mắc bệnh giang mai có xu hướng tăng dần đều. Đặc biệt, con số này gia tăng mạnh mẽ trong vài năm gần đây tại nhiều khu vực trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam.
"Số trẻ mắc giang mai bẩm sinh tăng dần trong những năm gần đây, song song với tỷ lệ phụ nữ ở độ tuổi sinh sản nhiễm bệnh", bác sĩ Hà nhận định.
Chuyên gia này cho biết việc gia tăng nhanh chóng trẻ bị bệnh lây qua đường tình dục bẩm sinh phần lớn do phụ nữ trong độ tuổi sinh sản mắc nhiều. Những trường hợp này, phụ nữ mang thai không tầm soát, theo dõi kỹ, nguy cơ trẻ sinh ra mắc bệnh rất cao. Trẻ có thể bị nhiễm bệnh từ khi chưa chào đời hoặc tiếp xúc dịch tiết của người mẹ trong quá trình sinh.
"Việc trẻ sơ sinh mắc bệnh tình dục có thể ngăn ngừa, kiểm soát trước và trong thai kỳ. Dù sau khi sinh, trẻ có thể được điều trị, giải pháp tốt cho những đứa trẻ này và tránh hệ lụy trong tương lai vẫn là tầm soát thai kỳ. Điều này có thể giúp những đứa trẻ tránh được hệ lụy đáng tiếc", bác sĩ Hà cho biết thêm.
Một bài báo đăng tải trên tạp chí BMJ (Anh) chỉ ra chiến lược nhằm giảm tỷ lệ trẻ sơ sinh mắc bệnh tình dục được nhiều quốc gia thử nghiệm và ứng dụng gồm uống thuốc kháng virus (ARV), rửa âm đạo bằng cholorhexidine (chất khử trùng). Ngoài ra, một số nghiên cứu về điều trị kháng sinh giả định trong thai kỳ cũng được thử nghiệm.
Trẻ sơ sinh có thể mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục từ trong bào khai hoặc trong quá trình được chào đời. Ảnh minh họa: Scimex .
Biện pháp sàng lọc và quản lý bệnh lây qua đường tình dục trong thai kỳ là lựa chọn hàng đầu tại các nước đang phát triển. Điều này là do chi phí xét nghiệm sàng lọc rẻ, dễ chẩn đoán, nhất là giang mai và HIV ở người mẹ. Ở trẻ sơ sinh, WHO khuyến cáo tất cả trường hợp viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh nên được điều trị như ca bệnh lậu và Chlamydia.
Gánh nặng toàn cầu
Bệnh tình dục lây truyền từ mẹ sang con có thể dẫn đến thai chết lưu, tử vong ở trẻ sơ sinh, nhẹ cân, sinh non, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh và dị tật bẩm sinh.
Thống kê của WHO cho thấy mỗi năm, thế giới có khoảng 6,3 triệu ca giang mai mới. Một triệu phụ nữ mang thai mắc giang mai, 350.000 kết quả sinh nở bất lợi, 661.000 trẻ bị giang mai bẩm sinh, 200.000 trường hợp thai chết lưu và tử vong sơ sinh.
Trong số phụ nữ mắc bệnh này, 21% không tham gia khám thai, 16% (khoảng 55.000 người) được sàng lọc nhưng không điều trị.
Đối với phụ nữ mang thai mắc bệnh giang mai không được điều trị, xác suất xảy ra bất lợi khi sinh (ABO) là 52%. ABO bao gồm thai tử vong sớm hoặc thai chết lưu (21%), sinh non (trẻ chỉ sống trước 37 tuần tuổi), nhẹ cân (nặng
Hơn 30 loại vi khuẩn, virus và ký sinh trùng khác nhau được biết lây truyền qua đường tình dục. 8 trong số các mầm bệnh này liên quan tỷ lệ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục cao nhất. Trong số này, 4 bệnh có thể chữa được gồm giang mai, lậu, chlamydia và trichomonas.
Các bệnh nhiễm virus không thể chữa khỏi là viêm gan B, herpes simplex (HSV hoặc herpes), HIV và virus u nhú ở người (HPV). Các triệu chứng hoặc bệnh do nhiễm virus không thể chữa khỏi có thể được giảm bớt hoặc thay đổi thông qua điều trị.
Các bệnh này chủ yếu lây truyền khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn và miệng. Một số bệnh cũng có thể lây lan qua các phương tiện phi tình dục như đường máu hoặc sản phẩm của máu.
Các bệnh giang mai, viêm gan B, HIV, chlamydia, lậu, herpes và HPV..., có thể lây truyền từ mẹ sang con trong khi mang thai, sinh nở.
Các triệu chứng phổ biến của bệnh tình dục bao gồm tiết dịch âm đạo, niệu đạo hoặc nóng rát, loét bộ phận sinh dục, bề mặt da..., cũng có một số người mắc bệnh không có triệu chứng rõ ràng.
Những bệnh tình dục có thể lây truyền từ mẹ sang thai nhi Thai phụ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục sẽ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng tính mạng của mẹ và con. Mới đây, thông tin bé sơ sinh ở Nghệ An mắc bệnh giang mai bẩm sinh khiến nhiều người lo lắng. Bệnh nhi được sinh ra từ người mẹ mắc bệnh giang mai. Sau khi...