Các chất như benzen và formaldehyde trong mùi nội thất xe mới có khả năng gây ung thư khi tiếp xúc đủ lâu.
Tất cả ôtô mới mua đều có mùi đặc trưng riêng bên trong khoang lái, đó là sự pha trộn của những hóa chất trong vải, nhựa và chất kết dính. Một số chủ xe thích mùi hương này vì mang đến cảm giác “xế cưng” đang trong tình trạng mới, thậm chí một số công ty còn sản xuất nước hoa ôtô có mùi tương tự.
Tuy nhiên mùi hương này không vô hại như nhiều người vẫn nghĩ, một nghiên cứu tại Mỹ đã chỉ ra nguy cơ bị ung thư khi tiếp xúc với mùi này đủ lâu.
Nghiên cứu mới của Aalekhya Reddam và David C. Volz đến từ Đại học California Riverside (Mỹ) đã đưa ra thời gian ước tính để một người tiếp xúc với chất gây ung thư vượt qua mức an toàn. Sau khoảng 20 phút tiếp xúc với mùi xe mới, nồng độ các chất như benzen và formaldehyde trong xe sẽ vượt qua ngưỡng an toàn được đưa ra bởi Cơ quan y tế của California.
Cả 2 chất này đều thuộc nằm trong danh sách chất gây ung thư California’s Proposition 65. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng con số 20 phút được đưa ra chỉ ở mức tương đối, khả năng bị ung thư còn phụ thuộc vào độ đậm đặc của mùi cũng như tần số tiếp xúc.
Hiện vẫn chưa có giải pháp tối ưu để giảm thiểu nguy cơ tiếp xúc với các chất này khi sử dụng xe mới. Có lẽ trong tương lai, các hãng xe cần tìm ra những vật liệu thay thế ít độc hại hơn.
Cả gia đình 4 người lần lượt mắc bệnh ung thư máu, món ăn ấm nóng, ngon lành này chính là nguyên nhân
Loại thực phẩm này tuy không có hại nhưng sản phẩm mà gia đình trên sử dụng lại bị tẩm formaldehyde hay thường gọi là formol.
Thời gian gần đây, hàng loạt trang tin tức nổi tiếng của Trung Quốc là Sohu, Aboluowang... đã đưa tin về một gia đình có 4 người tại nước này (không rõ danh tính) lần lượt bị phát hiện mắc ung thư máu.
Ngay khi đọc được thông tin này, hẳn không ít người cảm thấy hoang mang, lo lắng không biết vì lý do gì mà đồng loạt cả một gia đình cùng phát hiện mắc bệnh. Sau khi bác sĩ tìm hiểu, nguyên nhân gây bệnh được kết luận là do một món ăn trong bếp.
Theo báo cáo, gia đình 4 người trên khá khó khăn về kinh tế nên bố mẹ phải đi làm từ sáng đến tối mịt, không có thời gian nấu nướng. Cả nhà họ quyết định tích trữ mì trong nhà, đặc biệt họ thường lựa chọn loại mì không có nhãn mác rõ ràng để giá thành rẻ.
Một gia đình Trung Quốc 4 người bị chẩn đoán mắc ung thư máu (Minh họa).
Ăn nhiều mì, hay bún tuy không có hại nhưng loại mì mà gia đình trên sử dụng lại là mỳ kém chất lượng, bị tẩm formaldehyde hay thường gọi là formol. Trước đó, tại Trung Quốc đã có một số cơ sở bị phanh phui việc bổ sung formaldehyde khi sản xuất mì, bún để kéo dài thời gian sử dụng, tăng độ dai, giòn, tăng độ sáng của sợi mì, bún.
Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư (IARC) thuộc WHO từng phân loại formol thuộc nhóm chất gây ung thư cho con người còn formaldehyde vào loại hóa chất độc hại đối với sức khỏe con người.
Ăn mì tẩm formaldehyde là một trong những lý do khiến gia đình trên đến gần hơn với ung thư.
Formol là chất cấm không được sử dụng trong chế biến thực phẩm dù với bất cứ liều lượng nào. Chính vì vậy, người tiêu dùng khi mua mì, bún thường thấy sợi mì quá trắng và quá dai thì nên cảnh giác.
Với trường hợp của gia đình 4 người trên, bác sĩ cho biết ăn mì tẩm formaldehyde là một trong những lý do khiến họ đến gần hơn với ung thư.
Làm sao để có thể phân biệt mì có chứa formaldehyde hay không?
Theo các chuyên gia, chúng ta có thể phân biệt bún, mì tẩm Formaldehyde bằng một số tiêu chí sau đây:
1. Sợi mì bình thường rất nhanh chín, sợi mì mềm và thơm mùi bột mì. Mì được tẩm bằng formaldehyde lâu chín hơn, sợi mì dai hơn.
2. Thông thường, mì tươi hay bún tươi có thể bảo quản trong tủ lạnh khoảng 2 ngày, nếu ở nhiệt độ phòng tốt nhất là ăn trong ngày nếu không sẽ có vị chua và hư hỏng. Nếu mì của bạn đã được tẩm formaldehyde thì có thể kéo dài đến 3-4 ngày.
3. Mì, bún sạch nên mua ở những nơi uy tín hoặc có nguồn gốc rõ ràng. Mì không rõ nơi sản xuất, không có nhãn mác rất dễ bị tẩm formaldehyde.
4. Màu sắc khác nhau: Không nên mua sợi mì, bún quá trắng và trong. Bún bình thường có màu hơi ngả đục chứ không trắng tinh.
Ngoài bún, mì kém chất lượng, chúng ta còn có thể tiếp xúc với formaldehyde qua con đường nào?
1. Một số loại quần áo
Formaldehyde thường được sử dụng trong quá trình sản xuất quần áo, đặc biệt là quần áo trẻ em để chống nhăn, chống co rút, chống cháy, giúp giữ vải in hoặc màu nhuộm bền màu. Vì vậy, khi mua quần áo trẻ em, phụ huynh nên chọn những nhãn hiệu thời trang uy tín, càng ít in hoạ tiết càng tốt. Trước khi cho con mặc đồ mới cần phải giặt sạch và phơi khô.
2. Ốp điện thoại kém chất lượng
Đài CCTV (Trung Quốc) từng thực hiện một thí nghiệm trên 3 chiếc ốp điện thoại theo từng loại chất liệu: nhựa, silicone và da... Khi nhiệt độ trong cabin thí nghiệm được tăng lên 45 độ C, những chiếc ốp điện thoại này đã phát ra một loại một khí rất độc, đó chính là formaldehyde.
3. Bát giả sứ kém chất lượng
Bát giả sứ có thành phần chính là nhựa melamine, chỉ chịu được nhiệt độ dao động từ 0 - 120 độ C. Nếu được dùng để đựng thực phẩm ở nhiệt độ quá cao, chẳng hạn như dầu nóng 200 độ C trong 10 phút, một phần nhựa melamine sẽ bị phân hủy và tạo thành nhiều chất có hại như formaldehyde.
4. Sơn móng tay
Cơ quan Bảo vệ Môi trường thuộc bang California, Mỹ đã tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên các loại sơn móng tay trong khu vực. Kết quả là 12 trong số 25 sản phẩm được kiểm tra có chứa formaldehyde.
Loại đồ vật chứa chất gây ung thư được WHO cảnh báo Theo Viện Ung thư Quốc gia (Hoa Kỳ), formaldehyde có trong ván dăm, ván ép, ván sợi, keo và chất kết dính, vải chống nhăn, lớp phủ sản phẩm giấy và một số vật liệu cách nhiệt.. Trong ngôi nhà bạn, có thể đang tồn tại những tác nhân gây ung thư mà chính bạn cũng không thể ngờ tới. Một trong số...
Tin mới nhất
Cứu sống bệnh nhi 8 tuổi đa chấn thương, tróc da diện rộng do tai nạn giao thông
16:10:09 25/02/2021
Bệnh viện Nhi đồng thành phố (thành phố Hồ Chí Minh) vừa kết thúc 3 tháng điều trị thành công cho bệnh nhi 8 tuổi bị tai nạn giao thông đa chấn thương, tróc da diện rộng bằng phương pháp phẫu thuật ghép da.
Người đàn ông nhập viện cấp cứu vì vỡ vật hang
16:07:50 25/02/2021
Do gặp tai nạn, nam bệnh nhân bị chấn thương dương vật và được chỉ định mổ cấp cứu.
Biến chứng khi mắc Covid-19 khiến bé trai tại Mỹ phải cắt tứ chi
16:03:24 25/02/2021
Tình trạng của DaeShun Jamison là lời cảnh báo biến chứng nguy hiểm mà Covid-19 có thể gây ra cho trẻ em, nhóm bệnh nhân rất dễ bị tổn thương.
Đang nằm nghỉ, chàng trai 25 tuổi đột ngột bị ngừng tim
16:01:33 25/02/2021
Nam thanh niên 25 tuổi, tiền sử hoàn toàn khỏe mạnh, làm nghề lái tàu biển, đang nằm nghỉ ở nhà trọ của gia đình khi đến Bệnh viện K thăm người bác thì đột ngột bị ngừng tim. Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện K cấp cứu trong tình trạng t...
Cứu sống bệnh nhân vỡ gan nặng do TNGT mà không cần phẫu thuật
15:49:19 25/02/2021
Ngày 25/2, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTW CT) cho biết, các bác sĩ bệnh viện vừa cứu sống một bệnh nhân bị tai nạn giao thông vỡ gan phức tạp, đa chấn thương nặng mà không cần phẫu thuật.
Có phải ai cũng cần ngủ đủ 8 tiếng? Không ngủ đủ thì sao?
15:14:52 25/02/2021
Chúng ta thường được khuyên rằng ngủ đủ 7-8 tiếng vào ban đêm là điều quan trọng đối với mỗi người.
Khoa học phát hiện vì sao người trẻ lại tử vong vì Covid-19
15:12:33 25/02/2021
Mặc dù có sức khỏe cường tráng và không mắc bệnh nền nhưng nhiều người trẻ tuổi vẫn tử vong vì Covid-19. Một nghiên cứu mới đây đã giải thích nguyên nhân của hiện tượng này.
Vì sao ngày càng nhiều phụ nữ trẻ chết vì bệnh tim mạch?
15:02:59 25/02/2021
Một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Tim mạch Châu Âu - Chất lượng Chăm sóc và Kết quả Lâm sàng, một ấn phẩm của Hiệp hội Tim mạch Châu Âu, cho thấy trong khi tỷ lệ tử vong do ung thư giảm mỗi năm từ 1999 đến 2018 thì tỷ lệ tử v...
Kiểm soát nguy cơ lây nhiễm Covid-19 qua thực phẩm
15:01:24 25/02/2021
Theo WHO, để kiểm soát nguy cơ lây nhiễm khi đi chợ mua thực phẩm, cần thực hiện đầy đủ đeo khẩu trang, giữ khoảng cách 1 m với những người khác, vệ sinh tay thường xuyên...
Bác sĩ nói 'ung thư, sống 9 tháng nữa', cụ ông sống thêm... 37 năm
14:56:55 25/02/2021
Khi bị chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối, cụ ông Stamatis Moraitis được tiên lượng chỉ sống vài tháng. Tuy nhiên, cụ đã tiếp tục sống thêm 37 năm và qua đời ở tuổi 102.
9 nguyên nhân đáng ngạc nhiên gây tổn thương phổi
14:55:16 25/02/2021
Sau đây là những nguyên nhân đáng ngạc nhiên gây tổn thương phổi mà bạn cần lưu ý.
Phải chăng đây là 'vũ khí bí mật' giúp một số người miễn nhiễm Covid-19?
13:15:11 25/02/2021
Các nhà khoa học khẳng định, hóa ra bị cảm lạnh thông thường - có thể giúp một số người khỏi bị nhiễm Covid-19, theo Mirror.
Đeo khẩu trang dù có lỡ nhiễm Covid-19 cũng không bị nặng nhờ lý do này
13:14:28 25/02/2021
Khẩu trang không chỉ là một công cụ phòng ngừa, mà độ ẩm trong khẩu trang cũng có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của Covid-19, theo The Health Site.
Những trường đại học nào tiếp tục tạm dừng học tập trung?
12:24:42 25/02/2021
Nhiều trường đại học (ĐH) tại TP.HCM tiếp tục duy trì học trực tuyến thêm 1 đến 2 tuần của tháng 3-2021.
5 sai lầm phổ biến khiến nhiều người chọn salad giảm cân đều thất bại
12:18:45 25/02/2021
Salad rau củ quả không chỉ rất bổ dưỡng mà còn có tác dụng giảm cân. Nhưng nếu mắc phải những sai lầm sau đây nó có thể bị phản tác dụng.
Đau dây thần kinh số V - Cơn đau dữ dội như "chết đi sống lại"
12:18:41 25/02/2021
Cơn đau điển hình thường xuất hiện đột ngột, kéo dài vài giây cho đến một vài phút ở một bên mặt. Mức độ đau có thể rất dữ dội khiến cho người bệnh có cảm giác muốn tự vẫn để hết đau.
Chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra 4 loại rau dạ dày "ghét" nhất, đừng để chúng xuất hiện nhiều trên bàn ăn
12:06:31 25/02/2021
Dù không bị thối hỏng nhưng 4 loại rau này nếu được ăn nhiều sẽ gây ra những ảnh hưởng bất lợi cho người dùng, đặc biệt là khiến dạ dày cảm thấy khó chịu, lâu dần có thể hình thành ung thư.
Đi ngoài phân sống là biểu hiện gì?
12:04:21 25/02/2021
Bạn đọc Viết Văn (ở TP Thủ Đức, TP HCM) hỏi: Tôi ăn uống rất vệ sinh nhưng thỉnh thoảng bị đi ngoài phân sống. Đây có thể là những biểu hiện bệnh gì, thưa bác sĩ?.
Ngáy to nguy hiểm
12:00:20 25/02/2021
Nếu tiếng ngáy không chỉ to mà còn nghe như thể bạn bị nghẹt thở, có thể là triệu chứng của bệnh ngưng thở khi ngủ.
Những người cần tiêm phòng cúm hàng năm
11:55:03 25/02/2021
Vaccine cúm chỉ có tác dụng phòng bệnh một năm; người trên 65 tuổi, trẻ dưới 5 tuổi, người mắc bệnh mạn tính... được khuyến cáo tiêm phòng hàng năm.
Bốn bệnh thường gặp ở lưỡi
11:51:06 25/02/2021
Viêm lưỡi, viêm lưỡi giữa hình thoi, lưỡi bản đồ, thiếu máu thiếu sắt ác tính là bốn bệnh lý thường gặp ở lưỡi.
Công thức giải độc gan từ mướp đắng và cà chua
11:47:01 25/02/2021
Môi trường ô nhiễm, khói bụi, thực phẩm bẩn, thuốc… là những yếu tố khiến gan làm việc quá tải dẫn tới tổn thương.
Nguyên tắc sống khỏe cho người mắc bệnh viêm gan
11:45:35 25/02/2021
Gan bị virus viêm gan tấn công sẽ không thể đảm bảo chức năng gan được nguyên vẹn như ban đầu.
Da nổi mụn: Có phải gan đang gặp vấn đề?
11:35:38 25/02/2021
Có nhiều nguyên nhân khiến da nổi mụn, một trong số đó là tình trạng tích tụ chất độc quá nhiều ở gan.
Người có gan không khỏe thường gặp những vấn đề này lúc ngủ
11:31:10 25/02/2021
Nếu coi cơ thể con người là một ngôi nhà tổng thể thì gan chính là hàng rào bảo vệ cơ thể chống lại các chất độc hại xâm nhập qua đường tiêu hóa.
Đi khám dạ dày ngay nếu có những biểu hiện này
11:27:10 25/02/2021
Các triệu chứng của ung thư dạ dày khá mơ hồ nên khó chẩn đoán trong giai đoạn sớm. Vì thế, bạn không nên chủ quan dù chỉ thấy chướng bụng đầy hơi, nóng dạ dày…
Thói quen nên duy trì để khởi đầu năm mới khỏe mạnh
11:25:54 25/02/2021
Sau kỳ nghỉ tết Tết với nhiều xáo trộn trong sinh hoạt, bạn nên thiết lập lại một số thói quen tốt để duy trì sức khỏe.
Chế độ ăn này làm tăng nguy cơ bạn mắc ung thư đại trực tràng
11:25:43 25/02/2021
Béo phì, ít vận động, tiêu thụ nhiều thịt đỏ, ăn ít trái cây và rau xanh, nạp nhiều chất béo, thức ăn nhanh, uống nhiều rượu... là những yếu tố nguy cơ gia tăng tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng.
Triệu chứng bệnh bụi phổi
11:23:38 25/02/2021
Nhà tôi gần nơi khai thác đá, gần đây, tôi thường bị khó thở, tức ngực. Xin hỏi có phải tôi mắc bệnh bụi phổi không, vì ở khu nhà tôi đã có có người mắc bệnh này?
Ung thư dạ dày xuất phát từ những tổn thương tiềm tàng này
11:23:20 25/02/2021
Tế bào lớp niêm mạc dạ dày được phủ bởi một lớp nhầy chắc chắn để không bị tổn thương do thức ăn hoặc các chất có pH hoặc quá kiềm hoặc quá axit. Có một số yếu tố nguy cơ có thể làm tan chất nhầy này.