5 tư thế yoga cải thiện lưu thông máu ở chân
Một số tư thế yoga giúp kéo căng cơ và giảm căng thẳng có thể giúp lưu thông máu, cải thiện lưu lượng máu ở chân.
Thực hành thường xuyên các động tác này sẽ giúp tăng tuần hoàn, cải thiện lưu lượng máu đến chân và nâng cao sức khỏe tổng thể. Khi thực hành hãy chú ý đến cơ thể, điều chỉnh các tư thế khi cần thiết và tham khảo ý kiến chuyên gia y tế, nếu có bất kỳ mối lo ngại hoặc vấn đề y tế (sức khỏe) tiềm ẩn nào.
Dưới đây là một số tư thế yoga giúp cải thiện lưu thông máu đến chân:
1. Tư thế gác chân lên tường cải thiện lưu thông máu ở chân
Tư thế lộn ngược này sử dụng trọng lực cơ thể, đặt bàn chân và cẳng chân lên trên tim, cải thiện lưu lượng máu từ chân trở về tim.
Cách thực hiện:
Nằm ngửa trên sàn, đưa mông lại phía tường nhà, sau đó nhẹ nhàng gác chân lên tường.
Tiếp theo điều chỉnh hông càng gần tường càng tốt.
Hai tay có thể dang ra hai bên hoặc đưa lên phía đỉnh đầu sao cho thoải mái.
Thư giãn trong tư thế này trong 5-10 phút, tập trung vào hơi thở sâu và thư giãn.
Tư thế gác chân lên tường cải thiện lưu thông máu
2. Tư thế chó úp mặt
Chó úp mặt cũng là một trong những tư thế giúp tăng tuần hoàn máu. Giữ tư thế này trong 1 phút hoặc lâu hơn nếu bạn cảm thấy thoải mái sẽ giúp cải thiện lưu thông máu về đầu và chân.
Ngoài ra, ở tư thế chó úp mặt, đầu ở dưới xương chậu, máu sẽ dồn lên mặt, làm tăng lưu lượng máu đến vùng mặt, giúp loại bỏ độc tố và điều trị mụn trứng cá.
Cách thực hiện:
Vào tư thế chống hai tay và hai chân trên sàn (cổ tay dưới vai, đầu gối dưới hông)
Co ngón chân lại, nâng hông lên cao và duỗi thẳng tay và chân để tạo thành hình chữ V ngược.
Giữ tư thế trong một vài phút (tùy theo mỗi người cảm thấy thoải mái nhất).
Tư thế chó úp mặt.
3. Tư thế cái ghế
Tư thế cái ghế có lợi cho việc kéo dài vai và ngực, giúp giảm bàn chân bẹt, tăng cường sức mạnh cho cột sống, đùi, mắt cá chân, bắp chân… giúp cơ chân khỏe để lưu thông máu tốt hơn.
Video đang HOT
Tư thế yoga này có thể được thực hành tại nhà bằng cách giữ đầu gối và hông rộng bằng vai, uốn cong đầu gối, hông hướng vào trong và ngực hướng ra ngoài, đồng thời giữ hai tay trên đầu thẳng hàng với tai. Nên giữ tư thế trong vài nhịp thở.
Tư thế này khuyến khích lưu lượng máu đến chân và cải thiện tuần hoàn.
Tư thế cái ghế.
4. Đứng gập người về phía trước
Tư thế yoga này có thể được thực hiện bằng cách đứng thẳng giơ tay lên cao (hít vào), sau đó thở ra, từ từ gập người về phía trước, sao cho lòng bàn tay chạm sàn rồi đưa về phía gót chân. Thư giãn đầu và cổ. Giữ trong 30 giây đến 1 phút, rồi từ từ nâng lên.
Bài tập yoga này đảm bảo sự linh hoạt của hông, tăng cường sức mạnh ở cột sống và đầu gối, giúp kéo giãn chân, bắp chân và gân kheo, duy trì lưu thông máu tốt.
Động tác gập người về phía trước.
5. Ngồi gập người về phía trước
Tư thế ngồi gập người về phía trước giúp kéo giãn gân kheo và bắp chân, giúp tăng lưu lượng máu đến chân.
Ngồi với một chân mở rộng và chân kia uốn cong. Hít vào giơ tay lên cao và kéo dài cột sống. Thở ra, từ từ gập người về phía trước, hai tay tiếp cận bàn chân hoặc ống chân. Giữ trong 30 giây đến 1 phút rồi đổi bên.
Lưu ý, hãy tập trung vào hơi thở sâu và đi theo tốc độ phù hợp với động tác.
Ngồi gập người về phía trước.
5 bài tập yoga giảm mỡ bụng trước khi ngủ
Giảm mỡ bụng không chỉ giúp bạn sở hữu vóc dáng thon gọn mà còn nhằm ngăn ngừa một số bệnh lý mạn tính.
Dưới đây là một số bài tập yoga giúp giảm mỡ bụng mà bạn có thể thực hành trước khi ngủ.
Không chỉ có tác dụng giảm mỡ bụng, những bài tập yoga đơn giản còn có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Lưu ý, tránh tắm ngay sau khi tập thể dục xong. Tốt nhất bạn nên tắm sau khi cơ thế đã hạ nhiệt, thường 30-60 phút sau khi tập luyện.
1. Tư thế mèo - bò hỗ trợ giảm mỡ bụng
Thực hiện tư thế con mèo - con bò kết hợp cùng nhịp thở chậm, đều đặn, sẽ giúp giảm mỡ bụng, đồng thời thư giãn cột sống, lưng, cổ sau một ngày làm việc. Hãy tập bài tập này nếu bạn thường xuyên ngồi lâu một chỗ, làm công việc văn phòng...
Cách thực hiện:
Bắt đầu từ tư thế chống tay và đầu gối trên thảm. Đảm bảo bạn có tư thế đúng với tay và vai thẳng hàng, gối nằm thẳng dưới hông.
Hít vào, nhẹ nhàng võng lưng xuống, đồng thời ngước mặt lên, trong lúc đó hạ thấp và kéo căng bụng.
Thở ra, ấn hai bàn tay chặt xuống sàn và gù lưng lên trên, cúi đầu, đẩy cằm về hõm cổ.
Lặp lại động tác khoảng 10-15 lần, tập chậm rãi, vừa tập vừa chú ý hít thở sâu, thư giãn.
Tư thế con mèo - con bò.
2. Tư thế rắn hổ mang
Tư thế rắn hổ mang giúp làm săn chắc giảm mỡ thừa quanh vùng bụng, đồng thời tăng cường sức mạnh cho bắp tay. Ngoài ra, tư thế này rấy phù hợp để giảm đau mỏi vai gáy, đau lưng do ngồi nhiều, sai tư thế.
Cách thực hiện:
Bắt đầu với tư thế nằm sấp trên thảm. Hai chân duỗi thẳng, mở rộng bằng vai. Hai tay mở rộng bằng vai, đặt ngang ngực và chống xuống thảm tập, lòng bàn tay úp.
Hít sâu, từ từ chống tay đẩy người lên (như hình), kéo căng cổ, mắt nhìn về ngước lên. Hít thở đều và giữ tư thế trong khoảng 20-30 giây.
Thở ra và từ từ đưa cơ thể nằm sấp xuống mặt sàn. Duỗi tay từ từ về phía trước.
Tư thế rắn hổ mang.
3. Tư thế con thuyền
Tư thế con thuyền không chỉ nhắm đến cơ bụng dưới mà còn tác động đến cơ bụng trên và các cơ hông, đùi, sàn chậu. Tập luyện bài tập này trước khi ngủ sẽ giúp bạn có được vòng eo săn chắc, thon gọn. Chú ý lắng nghe cơ thể trong quá trình tập luyện, có thể sử dụng dụng cụ hỗ trợ nếu cơ thể chưa quen với bài tập.
Bắt đầu với tư thế ngồi ôm gối, chân ôm sát bụng.Hít thở sâu, chậm rãi, từ từ nhấc chân lên khỏi sàn và duỗi chân thẳng về trước, giữ người không bị đổ ra sau. Lúc này bạn nên duỗi tay về phía trước để giữ cân bằng tốt hơn.Tiếp theo, hít vào, đồng thời co cơ bụng tối đa để ngã ra sau đồng thời hạ chân cùng lúc. Chú ý giữ thăng bằng tại mông.Gồng cơ bụng và siết đùi trước để nâng người lên vị trí ban đầu trong lúc thở ra. Giữ nguyên tư thế này trong ít nhất 5 giây, hít thở đều trong lúc giữ thế hoặc lặp lại (8-12 cái).Hít vào và dần dần đưa người nằm xuống sàn nhà nghỉ giữa hiệp.Lặp lại tư thế này 3-4 hiệp.
Tư thế con thuyền.
4. Tư thế cái cầu
Tư thế cái cầu nhắm đến phần thân dưới của cơ thể, làm săn chắc và tăng cường sức mạnh cho bụng, lưng, cơ mông và gân kheo. Không những thế, tư thế cây cầu còn có tác dụng kéo căng ngực, cổ và cột sống, giúp giảm căng thẳng, thư giãn sau một ngày làm việc.
Cách thực hiện:
- Nằm ngửa trên sàn, co đầu gối. Hai bàn tay đặt xuôi theo thân, lòng bàn tay úp xuống sàn.
- Ấn mạnh bàn chân và cánh tay xuống sàn làm điểm tựa, từ từ thở ra và nâng hông cao lên. Cố gắng giữ cho đùi và bàn chân của bạn song song, không để hai đầu gối chạm nhau. Dàn đều trọng lượng cơ thể trên cả hai bàn chân. Giữ tư thế trong khoảng 30 giây đến 1 phút và giữ nhịp thở đều.
- Thở ra, từ từ hạ cơ thể về vị trí ban đầu.
Tư thế cái cầu.
5. Tư thế em bé
Tư thế em bé là liệu pháp giãn cơ, thư giãn tuyệt vời để kết thúc bài tập. Động tác yoga này sẽ giúp bạn làm săn chắc cơ bụng và tăng lưu thông máu. Với tư thế này, bạn có thể giữ bao lâu tùy thích.
Cách thực hiện:
- Ngồi quỳ gối trên thảm, đặt mông của bạn lên 2 gót chân. Hai chân tách nhau một khoảng để bụng của bạn nằm lọt giữa hai chân.
- Từ từ gập người về phía trước, bụng nằm trên đùi, đồng thời hai tay duỗi thẳng về phía trước, úp lòng bàn tay xuống thảm. Thả lỏng vai gáy. Dần mở rộng hông giúp tư thế thoải mái, dễ chịu.
Đối với người mới tập, nên sử dụng một chiếc gối để hỗ trợ, không nên cố tập khi cơ thể không cho phép.
Tư thế em bé.
Phòng ngừa cứng khớp với 5 tư thế yoga đơn giản tại nhà Cứng khớp là tình trạng khó cử động các khớp, thường xuất hiện ở các đốt ngón tay gần, bàn ngón tay, cổ tay, khuỷu, gối, cổ chân, bàn ngón chân (hai bên)... Các tư thế yoga đơn giản sau có thể thực hiện ngay tại nhà, giúp bạn cải thiện tình trạng này. Cứng khớp có thể xảy ra ở bất kỳ...