5 món ngon đậm đà cho ngày cuối tuần
5 món ngon đậm đà. Món ăn nào cũng đậm đà, trôi cơm, hương vị đặc biệt đảm bảo để ăn với cơm cuối tuần rất hợp.
THỊT BĂM XÀO CÀ TÍM
Chuẩn bị:
- 2 quả cà tím dài cỡ trung bình, 1 bó đậu đũa, 120 gram thịt lợn nạc xay; 3 tép tỏi, 2 mẩu gừng, 2 muỗng canh nước tương loại đậm đặc, 1 muỗng canh nước tương loại nhạt màu, 1 muỗng cà phê muối, nửa muỗng cà phê đường, 5 miếng hạt tiêu.
Cách làm:
- Cắt cà tím thành dải dài và dày, để vào bát, thêm một nửa muỗng cà phê muối, trộn đều, để yên trong 15 phút. Sau đó cho nước vào bát cà tím rồi rửa sạch, vắt bỏ nước, để ráo.
- Đỗ rửa sạch, bẻ thành các khúc có chiều dài bằng các dải cà tím.
- Thịt băm nhỏ, trộn với nước tương.
- Cho một lượng dầu vừa phải vào nồi, thêm gừng và tỏi vào xào, sau đó đổ thịt băm vào xào săn lại thì cho ra đĩa.
- Lấy một cái nồi nhỏ, cho lượng dầu vừa phải, đun nóng rồi thả đậu đũa vào, chiên cho đến khi đậu đũa nhăn lại, vớt ra để lên giấy thấm dầu.
- Cho cà tím vào chảo dầu và chiên cho đến khi phần lõi thịt cà tím hơi vàng. Sau khi chiên, vớt cà ra để cho ráo dầu.
- Thịt băm, đậu đũa, cà tím chiên được đổ vào chảo và đảo đều, thêm ít dầu hào, đường, ớt khô, nêm nếm lại cho vừa miệng, xào từ 30 giây đến 1 phút rồi tắt bếp. Cho ra đĩa thưởng thức.
CÁ BỐNG CHIÊN CAY
Nguyên liệu:
- Cá bống: 300g
- Sả: 2 củ
- Tỏi: 1 củ
- Ớt: 1 quả
- Bột năng, hạt tiêu, bột điều, ớt bột, dầu ăn
- Gia vị: bột canh, mì chính.
Cách làm:
Cá bống lấy ruột và rửa sạch với chút muối hạt rồi để thật ráo. Bạn có thể dùng giấy hoặc khăn để thấm khô.
Cho cá bống vào bát thêm 3 thìa bột năng, 1 thìa hạt tiêu, 1 thìa bột nêm rồi xóc đều lên để lớp bột năng bao đều quanh từng con cá. Để khoảng 15 phút trước khi chiên.
Tỏi, sả bóc vỏ băm nhỏ cùng ớt.
Video đang HOT
Đặt chảo lên bếp đổ dầu ăn vào đợi nóng già thì cho thêm 1 thìa bột điều để khi chiên cá sẽ có màu đẹp (nếu không thích bạn có thể bỏ qua). Lần lượt chiên cá vàng giòn đều các mặt. Vớt cá ra đĩa có lót giấy thấm dầu.
Vẫn chảo đó thêm chút dầu rồi phi thơm tỏi băm cùng sả, ớt băm. Chiên sao cho hỗn hợp thơm là được. Cho cá bống vào rồi xóc đều lên, thêm chút xíu bột nêm và mì chính, ớt bột rồi xóc lại lần nữa để cá ngấm vị. Tắt bếp xếp cá lên đĩa và thưởng thức khi cá vẫn còn nóng. Khi thưởng thức cá bống chiên cay bạn sẽ cảm nhận được độ giòn giòn của cá xen kẽ với vị cay cay của sả ớt.
NGAN GIẢ CẦY
Nguyên liệu: Ngan, riềng, sả, mẻ, mắm tôm, gia vị
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế
- Ngan chọn loại ngan già, dày thịt và ít mỡ.
- Ngan mua về đem rửa lại cho sạch sau đó nướng qua trên lửa cho sém phần da ngan, tạo cho da ngan có cảm giác giòn và thơm. Cách này cũng giúp ngan khử bớt mùi hôi.
Bước 2: Ướp
- Chặt ngan thành miếng vừa ăn.
- Ướp ngan với riềng, mẻ, mắm tôm, sả và gia vị. Định lượng gia vị sao cho phù hợp với khối lượng của con ngan và khẩu vị của gia đình.
- Ướp thịt ngan trong vòng 20 phút.
Bước 3: Chế biến
- Cho ngan đã ướp cùng gia vị vào nồi, đặt lên bếp đun với lửa vừa.
- Khi nồi ngan sôi các bạn đậy vung, đun nhỏ lửa đến khi thịt ngan mềm và nước ngan sánh lại thì tắt bếp. Với cách làm đơn giản như vậy mình đã có món ngan nấu giả cầy thơm ngon rồi, giờ chỉ việc thưởng thức thôi.
Ngan giả cầy ăn với cơm hay bún đều ngon.
CÁ CHIÊN SỐT CHUA NGỌT
Nguyên liệu:
- Cá chẽm 1 con khoảng 1,2kg – 1,5 kg
- Trứng gà 1 quả
- Bột chiên giòn – tương ớt – dầu hào – mật ong – mứt dâu – hành, tỏi – tiêu – ớt – muối – đường – hạt nêm – nước mắm – dầu ăn…
Cách làm:
Bước 1. Sơ chế cá:
- Cá sau khi mổ đem rửa sạch với rượu và muối, sau đó cắt rời phần đầu cá và thân cá.
- Tiếp theo lọc bỏ phần xương cá ở giữa và 2 bên bụng cá nhưng không làm đứt rời phần thịt cá hai bên ra khỏi đuôi cá.
- Lật mặt thịt bên trong cá ra, dùng dao sắc khứa nhẹ trên thịt cá theo chiều dọc và ngang tạo thành các phần thịt nhỏ hình carô. Sau đó lật ngược đuôi cá lên trên như hình. Lưu ý: Khi khứa cá cần nhẹ tay, nếu mạnh tay một chút, thịt cá bị đứt sẽ không tạo hình được.
Bước 2. Ướp cá
- Để cá khô và ráo nước rồi ướp vào cá một xíu muối, thoa một lớp trứng lên khắp cá rồi lăn cá qua bột chiên giòn.
Bước 3. Chiên cá
- Dùng một cái chảo to đun sôi nhiều dầu và cho cá vào chiên. Lưu ý: khi cho cá vào phải cố định đầu cá để tạo hình cho cá đẹp mắt. Dầu tốt nhất nên ngập cá để đỡ phải lật làm nát cá.
- Chiên cá lần đầu với lửa vừa, khi cá chín vớt ra để nguội và chiên tiếp lần nữa với lửa to để giữ độ giòn cho cá. Sau đó nhẹ nhàng vớt cá ra đĩa.
Bước 4. Làm nước sốt
- Phi thơm hành, tỏi, cho vào 1/2 muỗng canh rượu, 1 muỗng canh tương cà, 1/2 muỗng canh mật ong, 1/2 muỗng canh đường, 1/2 muỗng canh nướng mắm, 1/2 muỗng canh dầu hào, 1 muỗng cà phê mứt dâu, 1 bát nước lọc, 1 muỗng canh giấm trắng, 1 ít bột năng để tạo độ sánh. Đun sôi, nêm lại cho vừa khẩu vị thì tắt bếp.
Bước 5. Thưởng thức
Xếp cá ra đĩa, trang trí thêm rau cho bắt mắt, rưới nước sốt lên cá, thêm 1 ít rau thì là và thưởng thúc thôi. Cá chín, giòn và thơm, tạo hình cá cứng cáp, không bị vỡ, nước sốt có độ sánh vừa phải và vừa ăn theo khẩu vị mỗi người.
ĐUÔI LỢN KHO TÀU
Nguyên liệu:
- 1 cái đuôi lợn đã được sơ chế, 2 lá nguyệt quế, 1 mảnh quế, 1 quả thảo quả, 1cánh hoa hồi, 15 gam đường phèn, 2 thìa nước tương nhạt, 1 thìa hắc xì dầu, 1 thìa cà phê muối, 2 lát gừng
Cách làm:
- Chặt đuôi lợn thành từng khúc. Cho nước sạch vào nồi rồi cho phần đuôi lợn vào, đun trên lửa lớn cho đến khi sôi rồi vặn nhỏ lửa, để trong 2 phút rồi vớt đuôi lợn ra. Rửa sạch lại với nước ấm.
- Lưu ý, nếu đuôi lợn có lông thì sau khi chần xong nên dùng dao lam cạo sạch. Cạo lúc này chân lông của đuôi nở ra, dễ cạo.
- Cho một ít dầu ăn vào nổi, thêm đường phèn rồi bật bếp, đun lửa vừa. Đun cho đến khi đường tan và có màu nâu nhạt nhưng chưa sôi.
- Khi đường có màu sẫm hơn, xuất hiện các bong bóng nhỏ thì cho ngay đuôi lợn vào đảo liên tục cho đuôi lợn được bọc đều bởi đường.
- Tiếp tục cho hoa hồi, thảo quả, đầu trắng hành lá, gừng, lá nguyệt quế, quế vào, đảo vài lần.
- Lúc này, cho nước sôi vào, lượng nước xâm xấp với đuôi lợn, thêm nước tương nhạt, hắc xì dầu và muối vừa ăn. Cho nước tương và xì dầu vào giúp món ăn vừa có màu đẹp lại thơm ngon.
- Hạ sang lửa vừa và nhỏ rồi đun liu riu trong vòng 1 giờ. Chú ý khuấy đều tay để tránh nồi bị bén dưới đáy. Om cho đến khi thử dùng đũa chọc vào phần thịt của miếng đuôi lợn thấy có thể xiên qua được, thịt mềm là được.
Lúc này vặn lửa lớn để nước kho sệt lại. Nêm nếm lại cho vừa miệng, tắt bếp.
- Rắc ít hành lá thái nhỏ lên trên. Cho đuôi lợn kho tàu lên đĩa, rưới nước kho lên rồi ăn nóng với cơm. Đuôi lợn kho tàu không những mềm ngon, thơm nức, béo ngậy, đặc biệt trôi cơm. Các bạn hãy thử nhé!
Cách tạo màu tự nhiên để nấu xôi ngũ sắc bóng bẩy, đẹp bắt mắt
Nấu xôi ngũ sắc không khó, điều quan trọng là bạn phải nắm được bí quyết tạo màu tự nhiên từ nguyên liệu tự nhiên bóng bẩy, đẹp mắt...
Nguyên liệu để tạo màu tự nhiên cho nấu xôi ngũ sắc
- 1 kg gạo nếp cái hoa vàng
- Màu xanh: lá dứa/ lá nếp
- Màu vàng: nghệ
- Màu hồng: thanh long
- Màu đỏ: gấc
- Màu trắng: cốt dừa
Các thành phần tạo màu đều tự nhiên
Cách tạo màu tự nhiên
Chia gạo nấu đều 5 phần và tạo màu ngâm qua đêm.
1. Màu xanh : ép lá dứa, giữ lại 1/3 chỗ nước ép,2 phần còn lại đem hoà chút nước ngâm nếp qua đêm. Tuy nhiên khi hấp thì màu xanh này thường nhạt đi chứ không xanh mát. Bí quyết để xôi có màu xanh đẹp như sau:
Sau khi xôi hấp, cho từ từ 1/3 phần nước cốt ban đầu vào, đeo gang tay đảo cho đều màu xanh và hấp thêm 2 - 3 phút nữa.
Tuy nhiên nước ép lá dứa đậm thì ăn hay bị nặng mùi, nên cho thêm chút đường dầu ăn vào xôi vừa hấp xong để tạo vị ngọt nhẹ và mềm dẻo, hạt xôi bóng bẩy đẹp mắt.
2. Màu vàng : hoà chút bột nghệ với nước và cũng ngâm gạo qua đêm. Nếu không thích mùi nồng của nghệ, có thể ngâm 1 tiếng thấy gạo chuyển màu vàng thì đổ hết nước ngâm đi, cho lại nước lọc mới vào. Có thể làm lại 1 - 2 lần để giảm hẳn mùi nghệ, xôi sẽ có màu vàng tươi đẹp mắt. Sau đó, trộn với chút muối rồi hấp.
3. Màu hồng : thanh long, có thể dùng lá cẩm thay vì thanh long. Thanh long dằm nát qua dây lọc lấy nước cốt (cũng giữ lại 1 phần nước ép thanh long). Hoà hước ép thanh long cũng ngâm nếp qua đêm như trên.
Sáng hôm sau mới hấp. Tuy nhiên thanh long hấp thường chuyển cam. Cũng như lá dứa, giữ lại 1 phần nước cốt thanh long, xôi chín nhanh tay đảo đều để xôi nhuộm màu hồng, nhớ đeo gang tay đảo nhanh. Sau đó rắc chút đường, trộn chút dầu ăn cho xôi bóng đẹp.
4. Màu đỏ : thịt gấc cho thêm chút rượu vào trộn đều để lên màu đẹp hơn. Nếp trắng ngâm qua đêm, đổ ra rá cho ráo nước, rồi cho vào trộn đều với gấc và đem hấp. Hấp xong thêm chút đường tạo vị và chút dầu ăn cho xôi bóng đẹp.
Xôi ngũ sắc hấp xong bày ra xửng cho đẹp
5. Màu trắng cốt dừa, gạo nếp ngâm qua đêm, trộn với chút muối rồi hấp chín. Thêm chút đường tạo vị ngọt nhẹ cho xôi dễ ăn. Rưới 2-3 thìa cốt dừa vào xôi đảo đều,đậy xửng hấp thêm 5 phút nữa là xong.
Xôi sau khi hấp xong dàn đều cho nguội, xôi thường hấp 30 - 45 phút vì ngâm qua đêm gạo đã ngậm đủ nước nên tầm đó là xôi mềm dẻo rồi. Nếu có nồi hấp to bạn chỉ cần chia đều nếp, ngăn cách các lớp màu bằng giấy nến/lá chuối/lá dong... hấp 1 mẻ cho nhanh.
Mâm cỗ có xôi ngũ sắc nhìn rất bắt mắt
Chúc mọi người tạo màu tự nhiên thành công!
Cách làm cá nục chiên giòn rụm, chấm mắm cay ngọt cực đưa cơm Khi cả nhà bạn đã quá ngán ngẩm các món thịt, thì làm món cá nục chiên giòn siêu hấp dẫn chỉ với vài bước đơn giản. Nguyên liệu làm Cá nục chiên giòn Cá nục 4 con Ớt tươi 5 trái Tỏi 3 tép Dầu ăn 5 muỗng canh Nước mắm 1 muỗng canh Muối 1 muỗng canh Đường 1/2 muỗng canh...