5 món bánh ăn chơi chiều đông Hà Nội
Trời rét, dù bữa trưa của bạn rất no nê thì cũng chỉ đến tầm 4h chiều là cái bụng đã “biểu tình”. Trong “thời khắc” đói lòng mà được thưởng thức món gì đó nóng mặn thì tuyệt vời.
Gợi ý cho bạn 5 món quen thuộc nhưng sẽ luôn làm bạn thích thú, nhất là trong tiết trời lạnh tê tái.
Hiện nay, có một quán bánh đúc thịt tại khu tập thể C2, Trung Tự được nhiều người nhắc tới. Quán tuy nhỏ nhưng sạch sẽ. Theo đại đa số ý kiến thì bánh đúc tại đây dẻo quánh, thịt băm xào với mộc nhĩ mềm ngọt, nước chan lại đậm đà, nóng hổi, kết hợp với hành phi, mùi tàu thơm phức…
Quán mở cửa từ khoảng 2h chiều, khá đông khách quen, nên nếu không muốn chưng hửng vì thấy tấm biển “Hết bánh” thì bạn nên tới sớm trước 5h.
Mỗi bát bánh đúc tại đây có giá 10.000 đồng.
Ngoài ra, bạn có thể ăn bánh đúc thịt nóng tại phố Lê Ngọc Hân (quận Hai Bà Trưng), phố Hoè Nhai (quận Ba Đình)… bánh đúc nguội nhân lạc tại phố Lò Đúc (quận Hoàn Kiếm)…
2. Bánh xèo Hàng Bồ
Nếu sống ở khu phố cổ thì hầu như ai cũng biết đến tiệm bánh xèo ở 22 Hàng Bồ.
Bánh xèo Hàng Bồ không đề cao độ “chất”, tôm chỉ vài con mà bé xíu, nhỉnh hơn tép một chút. Thịt bò cũng chỉ gọi là điểm vào cho có vị, nhân bánh xèo chủ yếu là giá đỗ, với tác dụng làm cho món ăn thêm độ mát và chống ngấy.
Điểm vượt trội duy nhất khiến nhiều người “khoái” bánh xèo Hàng Bồ chính là thứ vỏ vàng ươm, thơm, giòn, lại mỏng tang nên khô cong chứ không hề bị ngấm mỡ. Bánh xèo nóng hổi, cuốn chung với bánh tráng và rau sống rồi chấm nước mắm ngọt quả là ngon “tuyệt cú mèo”.
Video đang HOT
Thơm ngon, độc đáo nên quán rất đắt khách. Đến đây vào tầm 3h chiều trở đi (lúc quán bắt đầu mở cửa), bạn sẽ bắt gặp cảnh cửa hàng luôn chật cứng chỗ. Vì thế, đôi khi chuyện “chờ dài cổ” là không tránh khỏi. Nhưng được cái chủ quán tâm lý, luôn ưu tiên cho khách đang ăn “dở miệng”. Bởi vậy, bạn cũng không phải lo ngại chuyện ăn mất ngon vì đợi lâu.
Giá bánh xèo: 11.000 đồng/chiếc
3. Bánh mì thịt nướng phố Quang Trung
Chỉ là bánh mì nóng giòn kẹp thịt xiên nướng thơm phức, sự sáng tạo đơn giản như thế cũng đủ tạo nên một món khoái khẩu, thú vị.
Bánh mì thịt xiên giờ ở cổng các trường học hoặc trong các khu chợ rất nhiều nơi bán. Nhưng nếu bạn đang lang thang ngoài phố, thèm món này mà chưa xác định được chỗ ăn thì có thể tạt qua phố Quang Trung. Tại đây cũng có 1 tiệm bánh mì thịt xiên nướng nằm ngay vỉa hè, buổi chiều đến rất đông khách các nam nữ thanh niên tới ăn và mua về.
Quán đắt hàng trước tiên vì địa điểm trung tâm, dễ tìm, lại gần cả trường Quang Trung và Việt Đức nên được các teen hai trường này ủng hộ nhiệt tình. Vỉa hè thì rộng rãi, thoáng mát, có chỗ để mọi người thoải mái vừa ăn vừa ngồi buôn dưa lê vui vẻ.
Tiếp đó, do thịt nướng tại đây ướp rất thơm, đậm đà, ngoài ra thịt có vẻ tươi nên khi nướng lên chín tới rất mềm, ngọt, không bị khô. Kẹp chung với bánh mì, đổ thêm ít tương ớt, bảo đảm làm bạn “đã đời” trong những lúc đói lòng.
Thử tưởng tượng xem, chiều mùa đông, bạn và người ấy vừa xuýt xoa, nhâm nhi bánh mì thịt nướng nóng hổi, cay cay, vừa ngồi sát bên nhau trò chuyện, ngắm con phố Quang Trung thanh vắng yên ả thì còn gì bằng?
Giá mỗi chiếc bánh mì thịt xiên: 16.000 đồng/chiếc (gồm bánh mì và 2 xiên thịt).
4. Bánh giò Ngô Thì Nhậm
Thêm một món ăn giản dị nhưng luôn là gợi ý không tồi – Bánh giò nóng.
Có một cửa tiệm nằm ngay ngã tư phố Ngô Thì Nhậm và Trần Xuân Soạn, trông hơi “nhếch nhác” nhưng đã bán hàng từ nhiều năm nay, khách đông ngồi lô nhô thành dọc dài ở vỉa hè, được đánh giá là một trong những nơi bán bánh giò ngon nhất Hà Nội.
Bánh giò ở đây được khen ngợi trước tiên vì nó chứa rất ít hàn the. Bằng chứng là khi ăn, bóc phần lá ra, thấy phần bánh bên trong có vẻ hơi nát nát, dễ vỡ, nhìn tuy không đẹp mắt song ăn rất mềm, nhanh tan trong miệng, để lâu cũng không bị cứng và bứ. Như vậy mới chứng tỏ chủ quán không lạm dụng hàn the.
Ngoài ra, nhân bánh khá đầy đặn, thịt băm mộc nhĩ mềm thơm, đậm đà. Nhiều người thích ăn bánh giò tại đây còn vì quán có bán kèm cả các loại giò chả cũng thơm ngon không kém, béo ngậy, ăn rất hợp với bánh giò nóng hổi.
Đắt sắt ra miếng, một chiếc bánh giờ tại đây có giá: 8.000 đồng/chiếc.
Bạn cũng có thể tìm ăn bánh giò ngon tại chợ Cầu Giấy, vườn hoa Lý Tự Trọng đầu đường Thuỵ Khuê…
5. Bánh gối, bánh rán Lý Quốc Sư
Trong lúc trời rét thì những món chiên chiên, rán rán đúng là “lên ngôi”. Và bánh gối, bánh rán mặn quả là lựa chọn tuyệt vời.
Khi thèm hai món này, nhiều người sẽ chẳng ngần ngại mà phóng xe lên phố Lý Quốc Sư. Đơn giản vì ở đây có tiệm bánh gối, bánh rán có tiếng lâu năm rồi, trên dưới 15 năm, vừa ngon, vừa rẻ.
Vỏ bánh ở đây làm chuẩn lắm, vàng rộm, bánh gối thì giòn tan, mà bánh rán thì thơm mềm, đều không ngấy chút nào. Nhân thịt cũng đầy đặn, vừa miệng, nước chấm pha chua chua ngọt ngọt, chắc chắn khỏi phải chê, bởi cửa hàng lâu đời, đã rất nhiều kinh nghiệm rồi.
Thêm một điểm cộng nữa là tiệm đông nhân viên phục vụ, khá nhanh nhẹn, chuyên nghiệp, không làm bạn mất thời gian chờ đợi.
Giá bánh gối: 8.000 đồng/chiếc, bánh rán: 5.000 đồng/chiếc.
Theo BĐVN
Ngọt thơm bánh rắn Đô Kỳ
Bánh rắn ăn nóng, vi bùi ngọt tinh tuý của gạo tẻ, béo ngậy của thịt lợn, mùi thơm của hành... thưởng thức cùng chút nước mắm nguyên chất, thêm chút ớt tươi tê tê đầu lưỡi hẳn không ai có thể quên được.
Nằm ở phía tây bắc của "vựa lúa Thái Bình", Hưng Hà quê tôi không thiếu những món quà quê dân dã làm từ lúa, trong đó phải kể đến bánh đa Làng Me, bánh chưng phố Lẻ, và nhất là bánh rắn Đô Kỳ.
Không nổi tiếng khắp mọi miền như bánh giò, bánh tẻ, bánh khoai sọ... mà bạn có thể tìm thấy ở bất cứ hàng quà vặt nào của đất Hà Thành, bánh rắn quê tôi khiêm nhường ở lại như một cách riêng để níu giữ những người con của quê hương, dù đi xa nơi đâu cũng nhớ tới.
Bánh rắn được làm bằng gạo tẻ hạt đều, ngâm nước mưa 4- 5 tiếng cho mềm rồi đem xay mịn. Công đoạn tiếp theo là cho bột vào lọc khô và nhào nhuyễn đến khi bột không dính tay.
Nhân bánh cũng không cầu kỳ, thịt đủ mỡ và nạc rửa sạch, luộc qua và thái dài khoảng 3 cm, hành khô bóc lớp vỏ ngoài đập dập, cho vào chảo mỡ nóng già phi vàng. Trộn hành khô vàng rộm vào thịt đã thái sẵn, ướp chút gia vị, nước mắm vừa ăn, thêm chút dọc hành tươi cũng đủ dậy mùi, mê đắm lòng người.
Mùa nào thứ ấy, khi thì lá rong, khi thì lá chuối, rửa sạch từng tàu, để ráo, lau thật khô. Trải tấm lá xanh mát, đầy ắp thiên nhiên xanh sạch, nắm một nắm bột vừa đủ đặt dọc thân lá, cho nhân thịt hành vào giữa, nắn tròn tay, dọc theo sống lá. Nhìn đôi tay thoăn thoắt của người làm bánh chợ Đô Kỳ gập hai đầu lá mới thấy hết nghê thuật của người gói bánh. Bánh gói xong được giữ bằng những sợi rơm, hoặc dây chuối phơi khô tước nhỏ, quấn quanh thân.
Đặt những chiếc bánh gói đều tay xinh xắn vào cái mẹt tre, chờ nồi nước sôi sùng sục thả bánh vào, đun vừa lửa khoảng 3- 4 tiếng để bánh rắn nhưng không cứng, mềm nhưng không nhũn. Vớt bánh ra rổ cho ráo nước rồi ủ nóng kịp cho buổi chợ sớm tinh sương.
Bánh rắn ăn nóng, vị bùi ngọt tinh tuý của gạo tẻ, béo ngậy của thịt lợn, mùi thơm của hành... thưởng thức cùng chút nước mắm nguyên chất, thêm chút ớt tươi tê tê đầu lưỡi hẳn không ai có thể quên được.
Trẻ con bây giờ không còn niềm vui mong ngóng như lũ trẻ chúng tôi ngày trước. "Mong như mong mẹ về chợ", làm việc gì cũng nhấp nha nhấp nhổm ngóng ra ngõ. Reo hò vui sướng khi thấy bóng mẹ lấp ló sau luỹ tre triền đê, trong chiếc thúng úp chiếc nón lá, khi là tấm mía, khi là chiếc bánh rán vừng thơm phưng phức, nhưng không khi nào chiếc bánh rắn nóng hôi hổi.
Trong tiết trời se lạnh của buổi sớm giao mùa, tôi ngồi thu mình trong quán lá xiêu xiêu, cầm chiếc bánh trên tay, lòng rưng rưng nhớ mình của ngày xưa cũ. Yêu lắm tuổi thơ ơi!
Theo VNE
Hà Nội: Khám phá các loại bánh tại "ngõ ẩm thực" Đồng Xuân Cùng chúng tớ đi một dọc ngõ chợ Đồng Xuân xem có những loại bánh gì các bạn nhé! Bánh rán Nằm ở ngay giữa ngõ có một hàng bán bánh rán nhỏ xíu, chẳng có bàn ghế gì cả, khác đến ăn chỉ có thể dừng lại mua về, đi một vòng ngõ, rồi... nhớ quá lại quay lại mua thêm vài...