5 món ăn sống khác lạ của người Nhật
Mực đang ngoe nguẩy xúc tu, ếch còn chớp mắt, cá vẫn bơi tung tăng… là những món ăn yêu thích ở Nhật.
Mực sống
Nhật Bản là một đất nước nổi tiếng với nhiều món ăn ngon và đẹp mắt. Nhưng bên cạnh đó Nhật Bản cũng có rất nhiều món ăn khiến du khách nước ngoài hoảng sợ. Và một trong những món ăn đó chính là mì Odori-don.
Món mì Odori-don tươi sống
Con mực ngoe nguẩy các xúc tu như muốn “chạy trốn” ra khỏi bát
Odori-don là món mỳ có đặt một con mực ống còn đang sống trên phần mỳ, khi đổ nước tương lên mực, nó sẽ ngoe nguấy các xúc tu như muốn “chạy trốn” ra khỏi bát. Nếu ai đó cảm thấy sợ hãi không dám thưởng thức món ăn này thì có thể nhờ nhà hàng chế biến cho chín, tuy nhiên với người Nhật, trải nghiệm món ăn này mới thực sự thú vị.
Ếch sống
Món ếch sống này cũng được gọi là dạng Sashimi của Nhật. Sashimi vốn là một món ăn truyền thống Nhật Bản mà thành phần chính là các loại hải sản tươi sống. Cũng có thể nói sashimi có nghĩa đen là “cắt thịt tươi sống ra để ăn”. Sashimi (thịt các loại hải sản) được cắt thành từng lát mỏng có chiều rộng khoảng 2.5 cm, chiều dài 4 cm và dày chừng 0.5 cm, nhưng kích cỡ có thể khác nhau tuỳ vào loại nguyên liệu và người đầu bếp.
Món sashimi truyền thống của người Nhật
Sashimi ăn cùng với các loại nước chấm như xì dầu, tương, các loại gia vị như mù tạt, gừng và một số loại rau nhất là tía tô, bạc hà và củ cải trắng thái chỉ hoặc một số loại tảo biển.
Video đang HOT
Tuy nhiên, hiện nay, sashimi của người Nhật còn có thêm cả sashimi ếch. Nếu người Peru thích xay ếch sống để làm sinh tố tươi thì người Nhật lại thích ăn sống trực tiếp thịt ếch.
Món sashimi ếch tươi sống bạn có dám thử không?
Người Nhật lại thản nhiên thưởng thức món sashimi ếch rất ngon lành, thích thú
Con ếch sau khi mua về đem rửa sạch sẽ, lột da (nhưng đầu giữ nguyên), bỏ nội tạng. Các phần thịt ếch được xếp lên đĩa có đá lạnh cùng với đầu ếch. Khi thưởng thức món này, bạn có thể thấy phần đầu ếch vẫn thở phập phồng và mắt vẫn chớp như đang còn sống vậy. Nhiều du khách cảm thấy không thể “nuốt” trôi nhưng người Nhật lại thản nhiên thưởng thức rất ngon lành, thích thú.
Hải sản lên men
Shiokara là món hải sản lên men của người Nhật. Shiokara bao gồm hải sản sống, trộn với 10% muối và 30% bột gạo và được ủ trong hộp kín khoảng một tháng. Shiokara có nhiều loại nhưng người Nhật thích nhất vẫn là “Shiokara mực nang”.
Món hải sản lên men
Mực nang lên men được người Nhật thích nhất
Món shiokara có đặc trưng là hương vị theo thời gian. Ban đầu, hải sản lên mên sẽ khá mặn, nhưng độ mặn sẽ giảm dần theo thời gian và vẫn giữ được hương vị thơm của món ăn. Shiokara thường ăn kèm với cơm trắng.
Bộ phận sinh dục cá
Món bộ phận sinh dục cá này còn được gọi là món shirako. Nó không phải là trứng của những con cá cái, mà là bộ phận sinh dục của con cá đực. Nếu với du khách nước ngoài thì món ăn này hơi “khó xơi” vì cón mùi vị khá nồng nhưng với người Nhật nó lại là món ăn được yêu thích. Người Nhật thích ăn món này khi còn sống.
Món shirako từ bộ phân sinh dục cá đực
Với người Nhật, bộ phận sinh dục cá thường được ăn nhất là của cá nóc hoặc cá tuyết. Đến bất kỳ quán sushi bar hay izakaya (quán ăn kiểu Nhật Bản), các bạn đều có thể gọi món Shirako.
Cá sống cả con
Nếu một lần đến nhà hàng Nhật, thấy những con cá nhíu, trong suốt được thả trong những chiếc bát, bạn đừng hiểu lầm là… cá nuôi nhé! Thực ra đó là một món ăn rất độc đáo của người Nhật. Những con cá này có tên là Shirouo no odorigui. Điều thú vị của món Shirouo no odorigui là khi ăn, những chú cá sẽ nhảy hoặc ngó ngoáy trong miệng. Nhưng cũng chính vì cá còn sống và vẫn còn khả năng ngoe nguẩy như vậy mà nhiều người phải vội vàng nuốt chửng khi đưa vào miệng.
Món Shirouo no odorigui
Khi ăn, người Nhật thường chuẩn bị thêm một cốc giấm và 1 quả trứng để cạnh. Trứng được đập vào cốc giấm rồi trộn đều, sau đó thả cá vào. Những con cá gặp giấm sẽ bị xót và càng giãy giụa. Có lẽ, chính điều đó tăng cảm giác “hứng thú” cho người thưởng thức?
Theo MNMN
Thổ Nhĩ Kỳ và phong tục kết hôn khác lạ
Nhuộm móng tay là một nghi thức kết hôn của người Thổ Nhĩ Kỳ. Chị dâu chú rể hoặc bà mối nhuộm lòng bàn tay và ngón tay trái hoặc cả hai tay cô dâu thành màu đỏ thạch lựu để chúc may mắn.
Màu nhuộm đẹp hay xấu chính là điềm báo đôi uyên ương có hạnh phúc hay không sau khi lấy nhau.
Hiện đại và truyền thống kết hợp:
Pháp luật Thổ Nhĩ Kỳ quy định nam nữ bình đẳng, cấm chế độ nhất phu đa thê. Đám cưới phải được tổ chức ở Cục đăng ký công dân hoặc UBND thành phố hoặc hội trường cưới, đọc các văn kiện có liên quan đến luật dân sự, ký kết giấy chứng nhận kết hôn, sau đó mở tiệc đón khách.
Tiếp đến, cô dâu chú rể cùng về nhà trai, tổ chức lễ cưới theo đạo Islam. Người trưởng giáo đọc kinh Côran. Qua hai lần làm đám cưới như thế mới được coi là vợ chồng chính thức. Vì thế nếu ai đó chỉ tổ chức theo nghi lễ tôn giáo sẽ bị coi là bất hợp pháp.
Đạo Islam cho phép đàn ông được lấy nhiều vợ, nhưng chỉ có một người được đăng ký chính thức theo pháp luật. Những người này chiếm khoảng 10%. Hiện nay, đàn ông lấy nhiều nhất là hai vợ.
Cô dâu tắm:
Đây là nghi thức truyền thông của Thổ Nhĩ Kỳ khi tổ chức đám cưới. Trước đám cưới một ngày, cô dâu hoặc mẹ cô dâu mời bạn gái, họ hàng (là phụ nữ) đi tắm. Mẹ chú rể cũng tham gia, với mục đích tẩy rửa ô uế cho cô gái trước khi về nhà chồng. Cô dâu được mọi người dẫn vào buồng tắm, cởi bỏ áo quần và đi vòng quanh nhà tắm, hôn tay những người lớn tuổi. Mẹ chồng tương lai vung tiền lên đầu cô hoặc tặng quà cho cô, bạn bè thì hát múa. Trong lúc đó, mẹ chồng nhuộm màu đỏ chân phải cho cô dâu, bà mối nhuộm chân trái.
Trước khi tắm một ngày, nhà trai sẽ đưa quần áo tắm, xà phòng, nước hoa cho cô dâu. Một số nơi còn phải đưa thịt dê nướng. Vùng Đông Bắc Thổ Nhĩ Kỳ vẫn giữ tập tục này và coi nó là một phần rất quan trọng của đám cưới.
Khuyên bảo lần cuối cùng:
Tại một số vùng nông thôn Thổ Nhĩ Kỳ, khi cô gái sắp đi lấy chồng, bố cô sẽ tổ chức lễ tạm biệt, trịnh trọng buộc ba vòng thắt lưng cho cô gái và khuyên cô ba điều. "Con gái, đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng bố khuyên bảo con, cho dù con đi đến đâu cũng phải giữ tay, eo, miệng".
Lời khuyên này rất độc đáo vì người Thổ Nhĩ Kỳ rất coi trọng tay, eo, miệng. Tay tức là may mắn, có thể giải quyết được khó khăn, có kỹ thuật thành thục, tiết kiệm xây dựng gia đình. Eo buộc bằng hai sợi trắng và đỏ, chỉ có thể do chính chú rể cởi. Miệng tức khi sắp bước vào nhà chồng, mẹ chồng cho cô ăn kẹo để sau này có cuộc sống ngọt ngào.
Chui qua đũng quần:
Lễ này được tổ chức ở cửa nhà chú rể. Cô dâu về đến nơi sẽ được cúng lễ bằng bò hoặc dê, lấy máu của chúng bôi lên má cô dâu chúc phúc. Sau đó ban phát quà cho khách gồm lúa mạch, kẹo và tiền. Khi đến ngưỡng cửa, cô dâu phải dẫm lên tấm da cừu để vào phòng. Người Thổ Nhĩ Kỳ tin rằng làm như vậy sẽ khiến cho tính tình cô dâu được hiền lành như cừu, mặt khác là để cầu nguyện cho họ có hạnh phúc nhiều như lông cừu.
Ở một số địa phương, cô dâu về nhà phải chui qua đũng quần mẹ chồng ở ngưỡng cửa để thừa nhận uy quyền của mẹ chồng
Theo Datviet
"Yêu" say đắm với lụa ruy-băng Với sự hỗ trợ của những sợi dây ruy-băng hay lụa mỏng mảnh, hai bạn sẽ có một "bữa tiệc yêu" thật khác lạ. Nghệ thuật "trói buộc" khi "yêu" ra được "khai sinh" ở Nhật Bản sau đó đã nhanh chóng tỏa lan đi khắp thế giới. "Trói buộc" ở đây không có nghĩa là mạnh tay mạnh chân, biến đối phương...