5 lợi ích tuyệt vời của củ dền khiến bạn bất ngờ
Củ dền (còn gọi là củ cải đường) là một loại thực phẩm bổ dưỡng và nhiều hương vị, có thể ăn riêng hoặc thêm vào món rau trộn hoặc ly nước ép để dùng.
Củ dền là một loại thực phẩm bổ dưỡng và nhiều hương vị, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Sau đây là một số lợi ích của củ dền mà bạn có thể quan tâm, theo Nutrition Explained.
1. Đảm bảo huyết áp lành mạnh
Huyết áp cao là một chỉ dấu hàng đầu cho những vấn đề có thể gây tử vong như đau tim hoặc đột quỵ. Và điều đáng sợ hơn là huyết áp cao có xu hướng không có triệu chứng cho đến khi có điều gì đó tồi tệ xảy ra.
Đó là lý do tại sao bạn cần ăn những loại thực phẩm có thể làm giảm huyết áp mỗi ngày. Củ dền đã được chứng minh có thể làm giảm huyết áp 4-10 mmHg trong vài giờ sau khi ăn.
Hiệu quả trên có được nhờ mức nitrate cao trong củ dền. Trong quá trình tiêu hóa, nitrate được chuyển đổi thành ô xít nitric, làm giãn mạch máu và cải thiện lưu lượng máu. Hiệu quả chỉ là tạm thời, kéo dài khoảng 6 giờ sau khi ăn, và đó là một lý do khác để bạn ăn củ dền mỗi ngày.
2. Giảm viêm
Viêm nói chung là một tác nhân trong mọi căn bệnh mà con người biết đến, nhưng viêm mạn tính đặc biệt liên quan đến các bệnh như viêm khớp, ung thư, béo phì, bệnh tim và bệnh gan.
Củ dền giúp giảm viêm thông qua các sắc tố màu đỏ được gọi là betalain. Cả củ dền và nước ép củ dền đã được chứng minh có thể làm giảm viêm thận ở chuột.
Với bệnh viêm xương khớp, các đối tượng nghiên cứu được cho dùng viên nang betalain làm từ củ dền cho biết tình trạng đau do bệnh giảm đi.
Các nghiên cứu bổ sung ở người là cần thiết để tìm hiểu thêm, nhưng những phát hiện ban đầu đã gắn kết một cách thuyết phục betalain trong củ dền với việc giảm viêm mạn tính, theo Nutrition Explained.
3. Cải thiện sức khỏe tiêu hóa
Chất xơ là một thành phần thú vị của chế độ ăn uống lành mạnh, do cơ thể chúng ta rất cần nó nhưng không thực sự tiêu hóa nó. Thay vào đó, chất xơ có thể hỗ trợ hoạt động đại tiện hoặc nuôi các vi khuẩn tốt sống trong ruột và tiêu hóa phần còn lại của thức ăn.
Video đang HOT
Nạp đủ chất xơ trong chế độ ăn uống giúp bạn tránh được những tình trạng bệnh khó chịu như táo bón, bệnh viêm ruột và viêm túi thừa. Nó cũng được chứng minh có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim và ung thư ruột kết suốt đời. Củ dền là một nguồn chất xơ tuyệt vời với 3,4 gram trong mỗi khẩu phần, theo Nutrition Explained.
4. Tăng cường sự tinh anh
Mọi người đều biết rằng chức năng nhận thức tự nhiên suy giảm khi chúng ta già đi. Tuy nhiên, mức độ xảy ra tình trạng này đa phần nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta.
Tất nhiên, bạn không thể chống lại di truyền, nhưng chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp đầu óc bạn minh mẫn hơn. Các nitrate có trong củ dền được cho có thể cải thiện khả năng nhận thức bằng cách làm giãn mạch máu cũng như tăng lưu lượng máu và ô xy đến não.
Các nghiên cứu cho thấy hiệu quả trên được ghi nhận đặc biệt ở thùy trán, phần não chịu trách nhiệm cho việc ra quyết định và trí nhớ làm việc. Thường xuyên ăn củ dền cũng có thể cải thiện thời gian phản ứng của bạn, theo Nutrition Explained.
Vẫn còn phải xem xét liệu củ dền có thể làm giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ ở người lớn tuổi hay không, nhưng liên quan đến sự minh mẫn tinh thần hàng ngày của bạn, nó rất xứng đáng để dùng.
5. Giảm cân
Giảm cân là một điều không dễ thực hiện. Thực tế không có chế độ ăn kiêng “thời thượng” nào cho phép bạn giảm thể trọng và ngăn cây kim trên bàn cân di chuyển về bên phải.
Chỉ có sự điều chỉnh trong chế độ ăn uống tổng thể bền vững mới có thể làm được điều đó. Để đạt được mức thể trọng mà mình nhắm đến, bạn cần nạp ít calorie hơn mức mà bạn đốt cháy.
Đó chính là chỗ mà củ dền có thể phát huy tác dụng, bởi chúng chứa rất nhiều nước và ít calorie nhưng vẫn cung cấp cho bạn rất nhiều dinh dưỡng quan trọng. Chất xơ trong củ dền đặc biệt có lợi vì nó thúc đẩy cảm giác no (no và thỏa mãn) sau bữa ăn, theo Nutrition Explained.
Chuyên gia chỉ cách ăn măng an toàn, không trúng độc
Măng luôn là món ăn ngon được nhiều người ưa thích. Mặc dù có độc, xong nếu bạn chế biến đúng cách thì không đáng lo ngại cho sức khỏe.
Theo Đông y, măng là một món ăn tốt cho sức khỏe vì sự đa dạng dinh dưỡng và hương vị hấp dẫn.
Mang là món ăn ngon được nhiều người ưa thích.
Các thành phần dinh dưỡng trong măng được xem là vô cùng phong phú, nhờ sự giàu protein và amino axit, vitamin, canxi, phốt pho, sắt, cùng các nguyên tố vi lượng và cellulose nên đây được xem là món ăn có khả năng mạnh mẽ trong việc thúc đẩy nhu động ruột, giúp tiêu hóa, có thể ngăn ngừa táo bón và ung thư ruột kết.
Không những thế, nhiều người trong giai đoạn điều trị nhiều loại bệnh sẽ cần đến món măng như là một loại thuốc để hỗ trợ điều trị. Đây là lý do vì sao bạn nên hiểu về việc măng tốt với người này nhưng lại xấu với người khác, bị mang tiếng "thị phi" như vậy.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, cán bộ Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, nhiều vụ ngộ độc xảy ra sau khi ăn măng là do độc tố cyanide. Dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, cyanide biến thành axit cyanhydric (HCN), gây hại cho cơ thể.
Măng tươi chưa luộc chứa chất độc chết người.
Theo tài liệu của Cục an toàn vệ sinh thực phẩm, khoảng100 g măng tươi chưa luộc có 32-38 mg HCN. Ở măng đã luộc kỹ (đổ nước), lượng chất này còn 2,7 mg, ở măng tươi ngâm chua là 2,2 mg, ở nước luộc măng là 10 mg. Với liều 50-60 mg (tức vào khoảng 200 g măng tươi chưa luộc), HCN sẽ gây chết người, bắt đầu với các triệu chứng khó thở, mất tri giác, liệt cơ, co giật, ngừng thở...
Tuy trong măng có chất độc nhưng lại rất dễ xử lý, do đó không quá lo ngại khi thưởng thức món ăn này. Bởi HCN có tính chất hoà tan trong nước và dễ bị bay hơi khi đun nóng. Sở dĩ có nhiều vụ ngộ độc là do ăn măng tươi chế biến không đúng cách, chưa loại bỏ được độc tố. Nếu sử dụng măng ngâm nước, măng chua hoặc đã phơi khô sẽ không gây hại.
Dân gian có lưu truyền khái niệm cho rằng ăn măng nhiều bị thiếu máu nhưng chưa có cơ sở khoa học nào để đưa ra kết luận này.
Dưới đây là một số người không nên ăn măng:
Trẻ tuổi dậy thì
Măng tre chứa một lượng lớn chất khó tiêu hóa là cellulose và axit oxalic. Khi kết hợp với canxi, sắt và kẽm, chúng sẽ tạo thành chất phức hợp làm cơ thể khó hấp thụ dinh dưỡng. Ăn nhiều măng dẫn đến tình trạng thiếu canxi dẫn đến còi xương và thiếu kẽm gây chậm phát triển nên trẻ em tuổi dậy thì cần hạn chế.
Người bị sỏi thận
Axit oxalic kết hợp với canxi còn có thể tạo ra sỏi thận. Vì vậy, người bị sỏi thận không được ăn măng.
Người mắc bệnh dạ dày, tiêu hóa, xơ gan
Măng là thực phẩm khó tiêu hóa. Với bệnh nhân xơ gan, măng gây khó chịu, làm tổn hại dạ dày và thực quản. Những người mắc bệnh tiêu hóa khi ăn măng sẽ khó tiêu, đầy bụng, trào ngược axit, thậm chí bị xuất huyết thành bụng. Người già có hệ tiêu hóa kém cũng được khuyến cáo không nên ăn măng.
Người dùng aspirin thường xuyên
Người dùng thuốc aspirin nếu ăn măng sẽ bị kích ứng đường tiêu hóa, tổn thương niêm mạc dạ dày.
Lưu ý, măng chứa độc tố cyanide nên không tốt cho sức khỏe nếu không được chế biến đúng cách. Để loại bỏ chất độc, trước khi nấu, bạn nên luộc, ngâm chua hoặc phơi khô măng. Tuyệt đối không ăn măng sống.
Phụ nữ đang mang thai
Trong măng có chứa khá nhiều độc tố, nguy hiểm nhất là glucozit, thành phần này sẽ sinh ra acid xyanhydric.
Khi vào dạ dày, glucozit bị phân giải với tác dục của men tiêu hóa, chất chua trong dạ dày; sau đó acid xyanhydric sẽ bị đẩy ra ngoài dưới dạng dịch nôn. Nếu acid bị đẩy ra ngoài tức là cơ thể không chịu nổi chất độc.
Đã có không ít mẹ bầu bị ngộ độc măng nhiều mức độ. Các dạng ngộ độc măng là: nôn, đau bụng, đau đầu gần giống hiện tượng ngộ độc sắn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp với thai nhi.
Người bị bệnh gút
Người bị bệnh gút không nên ăn măng. Khi bị bệnh gút, bạn cần phải cẩn trọng với chế độ ăn vì có thể làm tăng lượng acid uric trong máu, làm bệnh gout trở nên trầm trọng hơn.
Các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như: măng tre, măng trúc, măng tây sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể, vì thế bệnh nhân gút cần tránh.
Mỗi cân măng củ có khoảng 230mg cyanide, có thể gây tử vong ngay tức thì cho hai đứa trẻ hơn một tuổi. Khi luộc sôi khoảng 12 giờ, hàm lượng cyanide vẫn còn khoảng 160mg trong mỗi cân.
Nhưng nếu luộc và ngâm nước lâu ngày, khi măng đã ngả màu vàng và mùi chua, thì hàm lượng Cyanide chỉ còn chưa đầy 9mg trong mỗi kg.
Để tránh ngộ độc khi ăn măng, cách tốt nhất là phải luộc măng thật kỹ, khi luộc thay nước nhiều lần, ngâm măng đủ thời gian trước khi sử dụng.
6 loại rau quả chứa không ít muối nhưng có thể ăn thoải mái không lo hại thận Ăn quá nhiều muối có thể gây hại thận, tăng huyết áp,... nhưng nếu không ăn đủ cũng gây bất lợi cho sức khỏe. Có những loại rau quả vừa cung cấp cho bạn muối lại vẫn đảm bảo không gây hại. Muối là một loại gia vị tương đối phổ biến. Thức dậy vào buổi sáng với một ly nước muối loãng...