5 điều cần biết về rối loạn khí sắc theo mùa
Khi những ngày cuối thu đang sắp chấm dứt, ban ngày trở nên ngắn hơn và nhiệt độ bắt đầu giảm, bạn có thể cảm thấy thất vọng khi thấy mình đang phải vất vả chống lại cảm giác buồn bã vô cớ.
Ảnh minh họa
Bình thường, bạn cảm thấy hoàn toàn ổn, vì vậy khi bị cảm giác buồn bã rõ rệt xâm chiểm, bạn có thể băn khoăn không biết điều gì đang xảy ra.
Có thể bạn đang bị một tình trạng gọi là “nỗi buồn mùa đông”, nhưng thực ra đó là một loại trầm cảm lâm sàng được gọi là rối loạn khí sắc theo mùa (SAD).
Nếu bạn cảm thấy không còn là chính mình trong những ngày này và nghĩ rằng SAD có thể là nguyên nhân, thì dưới đây là 5 điều cần biết về các triệu chứng, yếu tố nguy cơ, cách điều trị và vai trò của những ngày nghỉ lễ.
1. Điều gì khiến SAD xảy ra?
Trong khi các bác sĩ không chắc tại sao SAD lại xảy ra, họ vẫn có một số giả thuyết.
Lý do đầu tiên là vì ban ngày ngắn lại khiến nhịp sinh học – đồng hồ bên trong cơ thể chúng ta, bị sai lêch, khiến chúng ta không ngủ tốt và cơ thể không hoạt động tối ưu. Điều này có thể dẫn đến trầm cảm. Hơn nữa, giảm lượng ánh sáng mặt trời có thể làm giảm lượng serotonin và dopamin, thường dẫn đến trầm cảm. Và cuối cùng, sự thay đổi theo mùa cũng có thể gây mất cân bằng melatonin, ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ và tâm trạng.
Bất kể nguyên nhân là gì, điều quan trọng cần nhớ là SAD không phải lỗi của bạn. Bị rối loạn khí sắc theo mùa không có nghĩa là bạn yếu ớt. Nó xảy ra vì những tác động ở bên ngoài bản thân bạn.
2. Triệu chứng của SAD
Các triệu chứng của rối loạn khí sắc theo mùa giống với các loại trầm cảm khác, ngoại trừ việc thay vì kéo dài quanh năm, bệnh thường bắt đầu và kết thúc vào cùng một thời điểm mỗi năm.
Các triệu chứng bao gồm:
Hầu như lúc nào cũng cảm thấy buồn
Có ít hoặc không còn sinh lực
Cảm thấy tuyệt vọng, lo âu hoặc cáu kỉnh
Video đang HOT
Khó ngủ
Thay đổi khẩu vị hoặc cân nặng
Thường xuyên có ý nghĩ tự sát
SAD thường được coi là trầm cảm chỉ xảy ra khi mùa thu chuyển sang mùa đông, nhưng nó cũng có thể xảy ra trong mùa xuân và mùa hè. Những thay đổi trong nhịp sinh học khi ngày dài hơn được cho là dẫn đến một sự thay đổi trong hóa học của cơ thể.
Các triệu chứng của SAD khởi phát vào mùa xuân hoặc mùa hè tương tự như SAD khởi phát vào mùa thu hoặc mùa đông, mặc dù ngủ nhiều hay gặp hơn vào mùa đông, trong khi mất ngủ hay gặp hơn vào mùa hè. Nó gần giống như cơ thể đang được sạc lại sau một giấc ngủ đông dài và gặp khó khăn trong việc điều chỉnh mức sạc đó.
3. Các lựa chọn điều trị
Rất may là nhiều trường hợp SAD có thể được điều trị mà không cần dùng thuốc.
Liệu pháp ánh sáng là một trong những phương pháp điều trị nổi tiếng nhất, và có những loại đèn cụ thể dùng cho mục đích này.
Một biện pháp khác có thể giúp ích là bổ sung vitamin D.
Những nguồn vitamin D tốt nhất cho người là ánh nắng mặt trời và sữa bổ sung vitamin D. Với những người không uống sữa và việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời bị giới hạn vào mùa đông, sử dụng Vitamin D giúp bảo vệ cơ thể khỏi mất serotonin và dopamine. Vitamin D giúp bạn không bị xâm chiếm bởi SAD.
Và cuối cùng, điều có thể giúp cho mọi loại trầm cảm, đặc biệt là SAD, là tập thể dục.
Không có gì làm tăng mức serotonin của cơ thể giống như tập thể dục. Vì vậy, nếu bạn đang đấu tranh với SAD, ra khỏi đi văng và đi dạo là điều tốt nhất bạn có thể làm.
4. Những ngày nghỉ lễ đóng vai trò như thế nào?
Đối với nhiều người, mùa nghỉ lễ là một thời điểm rất khó khăn. Đối với những người bị SAD, nó thậm chí còn khó hơn nữa.
Lý do khiến những ngày nghỉ lễ trở nên khó khăn nhiều như vậy là ở chỗ những phụ nữ sống chung với SAD vốn đã phải vật lộn với nỗi buồn và chịu sức ép từ những áp lực và kỳ vọng của những ngày nghỉ lễ.
Vì vậy, nếu bạn đang phải vất vả để quản lý SAD, hãy cố gắng chăm sóc bản thân trong mùa lễ.
5. Tại sao nhận sự giúp đỡ lại rất quan trọng?
Mặc dù có một số cách tự nhiên để điều trị SAD, đối với một số phụ nữ, chúng chỉ đơn thuần là không có tác dụng.
Nếu bạn thấy rằng trầm cảm do SAD đang ngăn cản con đường bạn sống cuộc sống của mình, nếu nó cản trở công việc hoặc các mối quan hệ của bạn, thì hãy đi tìm cách điều trị.
Hãy hẹn khám bác sĩ ngay và thảo luận với người ấy về cách tốt nhất tốt nhất để quản lý chứng trầm cảm.
Tin vui là SAD thường qua khi mùa đông hết, vì vậy việc quản lý các chất gây trầm cảm có thể ngắn hơn.
SAD không phải là thứ có thể chịu đựng nhẹ nhàng. Đó là một loại trầm cảm có thể có làm mất khả năng làm việc và cuộc sống của bạn
May mắn thay, SAD khá dễ chẩn đoán và điều trị. Nhận thức là một bước quan trọng để tìm hiểu điều gì đang xảy ra với tâm trạng của bạn và trở nên tốt hơn.
Rối loạn khí sắc theo mùa là gì?
Theo định nghĩa của Bệnh viện Mayo, “Rối loạn khí sắc theo mùa (SAD) là một loại trầm cảm liên quan đến những thay đổi trong mùa – SAD bắt đầu và kết thúc vào cùng khoảng thời gian mỗi năm. Nếu bạn giống như hầu hết mọi người bị SAD, các triệu chứng thường bắt đầu vào mùa thu và tiếp tục vào những tháng mùa đông, phá vỡ sinh lực và làm cho bạn luôn cảm thấy buồn bã. Ít gặp hơn, SAD có thể gây trầm cảm vào mùa xuân hoặc đầu mùa hè. “
Nghiên cứu chỉ ra rằng “Rối loạn khí sắc theo mùa hay gặp ở nữ nhiều gấp bốn lần ở nam và tuổi khởi phát được ước tính là từ 18 đến 30″, mặc dù cần lưu ý rằng, “rất khó xác định tỷ lệ mắc vì rối loạn có thể không được báo cáo và do đó không được chẩn đoán”.
Các yếu tố nguy cơ khác cho SAD bao gồm tiền sử gia đình, tiền sử lâm sàng trầm cảm nặng hoặc trầm cảm lưỡng cực và sống xa đường xích đạo.
Cẩm Tú
Theo YourTango
4 nguyên nhân khiến bạn thức dậy quá sớm
Tuổi tác cao, thay đổi nội tiết tố, cảm giác lo lắng, mang thai khiến giấc ngủ bị gián đoạn, theo Healthline.
Thức dậy quá sớm là chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến. Dấu hiệu là bạn thường dậy trước khi báo thức từ hai đến ba giờ. Chứng rối loạn giấc ngủ này gây khó chịu và kiệt sức cho người bệnh.
Nguyên nhân nhiều người thường thức dậy sớm có thể là:
Tuổi tác
Khi bạn già đi, những thay đổi trong nhịp sinh học khiến bạn cần ít giờ ngủ hơn. Điều này có thể làm giấc ngủ gián đoạn khiến bạn thức dậy quá sớm.
Phụ nữ trải qua sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mãn kinh là nguyên nhân gây gián đoạn giấc ngủ. Nam giới gặp vấn đề tiết niệu do những thay đổi liên quan đến tuổi ở tuyến tiền liệt cũng gây ra trường hợp tương tự.
Thức dậy quá sớm khiến giấc ngủ của bạn bị gián đoạn gây ảnh hưởng đến sức khỏe và các hoạt động của ngày hôm sau. Ảnh: EX
Lo âu
Tâm trạng lo lắng về một tình huống hoặc sự kiện có thể khiến bạn ngủ ít giờ hơn mỗi đêm. Một số vấn đề có thể gây ra sự lo lắng và thức dậy sớm: Căng thẳng trong công việc, vấn đề gia đình, hôn nhân, mất việc hay cái chết của một thành viên gia đình hoặc bạn bè.
Bên cạnh đó, khi thức dậy vài giờ trước khi báo thức tạo ra nhiều lo lắng khiến bạn không thể ngủ lại được. Ví dụ: bạn lo lắng nếu quay trở lại giấc ngủ sẽ bỏ lỡ báo thức hay bất an khi mình đã không ngủ đủ giấc...
Mất ngủ
Mất ngủ là chứng rối loạn giấc ngủ đặc trưng có các triệu chứng ngắn hạn (cấp tính) hoặc dài hạn (mãn tính). Mất ngủ cấp tính thường là tình huống kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Nếu bị mất ngủ nhiều hơn ba lần mỗi tuần, trong thời gian hơn ba tháng, bạn có thể được chẩn đoán bị mất ngủ mãn tính. Mất ngủ có thể kéo dài tình trạng căng thẳng và lo âu nếu bạn thức dậy quá sớm vào buổi sáng.
Một số nguyên nhân của chứng mất ngủ bao gồm: Mức độ căng thẳng cao. Vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến chu kỳ giấc ngủ. Lo lắng, trầm cảm và rối loạn cảm xúc. Tác dụng của một số loại thuốc. Làm việc qua đêm. Có lối sống hoặc công việc ít vận động...
Ngoài ra, mất ngủ còn do một số bệnh như rối loạn nội tiết tố; rối loạn chức năng tuyến giáp; đau cơ; chứng ngưng thở lúc ngủ; các vấn đề về hô hấp như dị ứng hoặc hen suyễn...
Mang thai
Trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là ba tháng đầu, phụ nữ thường gặp phải chứng rối loạn giấc ngủ. Nguyên nhân là do cơ thể đang trải qua một số thay đổi về thể chất và nội tiết tố nhanh chóng.
Trong đó, ợ nóng, ốm nghén có thể ảnh hưởng đến cơ thể vào ban ngày hoặc ban đêm. Chuột rút, khó thở, đau bụng, đau ngực, đau lưng, mơ ác mộng, đi tiểu nhiều khiến phụ nữ mang thai phải thức dậy liên tục trong đêm. Khi em bé lớn lên, cơ thể phụ nữ thay đổi nhiều hơn để chứa chúng, ngủ đủ giấc sẽ trở nên khó khăn một lần nữa.
Cẩm Anh
Theo Vnexpress
7 loại vitamin có thể làm giảm triệu chứng trầm cảm Trầm cảm là một dạng bệnh tâm thần gây ra bởi sự mất cân bằng hóa chất và hormon trong não dẫn tới một loạt các triệu chứng. Những triệu chứng này bao gồm cảm giác buồn bã, chán nản kéo dài, thiếu năng lượng và mất hứng thú hoạt động, thiếu tập trung, hay khóc, dễ bị kích động, thay đổi khẩu...