5 đặc sản chỉ có ở Cà Mau, nhiều món được xuất khẩu nước ngoài
5 đặc sản chỉ có ở Cà Mau. Ghé đến đất mũi Cà Mau, du khách sẽ choáng ngợp với loạt đặc sản tuyệt vời ở nơi đây.
Khi sản xuất bánh phồng tôm Năm Căn, người dân trong làng nghề luôn luôn quan tâm đến chất lượng, mẫu mã và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bánh phồng tôm Năm Căn của vùng Đất Mũi sở hữu hương vị thơm ngon khó có nơi nào sánh kịp vì chúng được chế biến từ những con tôm tươi rói dưới tán rừng ngập mặn Cà Mau. Vì tỉ lệ tôm khá cao nên bánh rất dày, đậm vị và sau khi chiên lên, bánh phồng tôm Năm Căn sẽ giòn tan làm ai cũng phải thích mê.
Nếu đã từng thưởng thức một miếng bánh phồng tôm nơi đây thì bất cứ ai cũng sẽ nhớ mãi về mùi vị cũng như cảm nhận được nét đặc trưng của mảnh đất và người dân xứ biển Cà Mau, nơi được tự nhiên ưu đãi rất nhiều hải sản tươi ngon. Một chút vị mặn, ngọt của con tôm nuôi tự nhiên hòa quyện với hương thơm nồng của các loại gia vị cùng độ giòn tan, bánh phồng tôm Năm Căn đảm bảo sẽ làm say lòng nhiều bạn trẻ.
Bồn bồn
Bồn bồn được xem là đặc sản có giá trị nhất mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho Cà Mau. Thông thường, từ tháng 6 đến tháng 11 là thời điểm thu hoạch rộn ràng nhất của bồn bồn. Nõn bồn bồn được chế biến đa dạng, phong phú thành nhiều món ngon như: dưa muối, nấu canh, làm gỏi… Bồn bồn Cà Mau được bán với giá khoảng tầm 30.000 VNĐ đến 50.000 VNĐ.
Đối với bà con Cà Mau, từ người già cho đến trẻ nhỏ, ai ai cũng đều thành thạo cách chế biến của đặc sản này. Chính vì thế, đây là lý do mà bồn bồn trở thành món quà thân thuộc, ý nghĩa, gắn liền nhiều thế hệ của người dân nơi đây. Bồn bồn Cà Mau sau khi được rửa sạch sẽ mang về, giữ lại gốc dài, bỏ phần lá. Sau đó, phần gốc thân được rửa sạch sẽ và tách từng lớp lá. Cuối cùng, thành quả thu được là những cọng bồn bồn trắng ngọc ngà vô cùng hấp dẫn. Bồn bồn Cà Mau nổi tiếng với độ tươi ngon, giòn giọt mà bạn nên thử qua khi đi du lịch tại mảnh đất này nhé.
Video đang HOT
Rất khó để tìm được thứ mật ong như ở rừng tràm U Minh Hạ bởi nó sánh một màu vàng nhẹ, óng ả tựa tơ nắng. Toàn bộ rừng U Minh Hạ sở hữu nhiều cây hoa tràm, nơi đây giống như một kho nguyên liệu khổng lồ để ong làm mật. Mật ong rừng U Minh trong và vàng như nước cam, đặc đến mức có thể rót vào chai không cần phễu. Mật hoàn toàn từ thiên nhiên, không hề bị pha trộn cho nên dù để lâu năm không đổi màu, biến chất và bị đọng đường.
Mật ong ở rừng U Minh có màu vàng hổ phách, óng ánh, đặc sệt cực kỳ bắt mắt. Loại mật này sở hữu hương thơm đặc biệt của hoa tràm, mùi rất nồng nàn hòa cùng với một ít hương vị của cái nắng, cái gió được thiên nhiên ban tặng. Khi thưởng thức mật ong rừng U Minh Cà Mau, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt hơi gắt, đọng lại trong cổ họng một ít vị chát và hậu chua nhè nhẹ. Đây cũng chính là nét hấp dẫn làm nên sức hút của đặc sản này, vì mật ong được khai thác từ thiên nhiên và không trải qua quá trình xử lý hạ độ ẩm, công đoạn vắt cũng được thực hiện thủ công nên sẽ có một ít phấn hoa, sáp ong, ong non… bị lẫn vào chung với mật ong. Cũng vì thế mà bạn sẽ thường thấy mật ong rừng U Minh có nhiều bọt và khí gas hơn thông thường.
Tôm khô
Tôm khô ở Cà Mau tươi ngon, có vị ngọt tự nhiên, khác biệt so với các vùng ven biển khác. Trong tất cả các loại thì tôm đất tươi là loại hải sản được đánh giá ngon nhất khi được dùng để phơi khô nắng. Tôm đất phơi khô có hương vị cực kỳ tươi ngon, hấp dẫn đặc trưng riêng. So với tôm sú hay tôm bạc thì tôm đất phơi khô có giá mắc hơn.
Tôm sau khi được đánh bắt về sẽ rửa sạch, luộc, phơi khô dưới ánh nắng tự nhiên và cuối cùng là tiến hành giai đoạn bóc tách vỏ tôm. Trong các công đoạn trên thì bước luộc tôm được mọi người xem là khâu quan trọng nhất. Người luộc phải đảm bảo chất lượng và màu sắc của thịt tôm. Việc này phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ khi luộc tôm. Bên cạnh đó, khi muối tôm, mọi người cần phải canh chỉnh phù hợp sao cho tôm không quá nhạt cũng không quá mặn. Nếu nhạt quá tôm sau khi phơi khô sẽ không bảo quản được lâu, ngược lại sẽ mất đi hương vị thơm ngon đặc trưng. Tôm khô ngoài được làm món quà tặng tuyệt vời dành cho người thân thì còn xuất khẩu ra thị trường nước ngoài tiêu thụ.
Cua Cà Mau có màu sẫm, vỏ cứng, chắc chắn nhưng không được đẹp như nhiều loại cua khác. Tuy nhiên, loài cua này có mùi thơm rất tự nhiên, vị ngọt thanh, thịt săn chắc hiếm cua nào sánh bằng. Tùy thuộc vào kích thước, cân nặng và hình thái bên ngoài mà Cua Cà Mau còn được chia thành nhiều loại khác như cua gạch, cua yến hay Cua cốm Cà Mau. Cua biển con phần lớn được sinh sản ở ngoài cửa biển rồi cuốn theo con nước lần vào các nhánh sông, ao, đầm thuộc vùng nước lợ, mặn để đào hang sinh sống. Mùa Cua Cà Mau thường rơi vào tháng 7 đến tháng 8 âm lịch hàng năm, lúc này thịt cua rất ngon, chắc và nhiều gạch.
Món làm từ thứ bỏ đi của tổ ong lại thành đặc sản Cà Mau
Món ăn nghe tên rất lạ, nếm thử thì lại... nghiện luôn, đó chính là món mắm ong rừng U Minh. Đến với đất mũi Cà Mau, du khách sẽ được nghe nhắc tới nhiều đến mật ong rừng U Minh.
Và có lẽ đây là một trong số những đặc sản nổi tiếng nhất ở đây. Tuy nhiên có một thứ đặc sản làm từ ong mà có lẽ chưa nhiều người chú ý, đó là mắm ong.
Trên thực tế, muốn tìm mua mắm ong cũng khá khó vì nó chưa phổ biến. Lượng mắm ong phụ thuộc vào vụ thu hoạch mật, không phải mùa nào cũng có. Ngoài ra, người dân địa phương thường làm mắm ong để sử dụng trong gia đình, nếu thừa mới đem bán. Do đó, phải là người rất may mắn mới có cơ hội gặp và thưởng thức mắm ong.
Khi khai thác mật ong, nhộng ong non bị bỏ đi còn được dùng làm mắm. Để có nhộng ong, người dân Cà Mau vào rừng U Minh lấy mật ong và thu nhộng, thời điểm lý tưởng nhất là vào các tháng mùa khô sau Tết Nguyên đán.
Thực tế, con ong non lấy được từ rừng U Minh có thể chế biến vô số những món ngon hiếm có khó tìm. Ong non có thể nấu cháo, kho khô, xào mỡ, làm gỏi, nướng lá mướp. Thế nhưng không thể nào độc đáo, hấp dẫn bằng mắm ong. Mỗi khi vào rừng tìm mật ong, người thợ sẽ để dành một phần tàng ong chứa những con non béo mẫm để người nhà làm mắm dùng dần.
Thường thường, việc làm mắm sẽ dành cho chị em phụ nữ. Cũng vì món ăn này yêu cầu sự tỉ mỉ, khéo léo. Trước tiên người ta rút hết mật trong tổ ong rồi cắt thành từng tảng nhỏ. Một nồi nước sôi sẽ được đun rồi thả tàng ong vào.
Nguyên liệu chính của mắm ong là những con non và nhộng nên cần dùng một chiếc đũa lớn đảo đều đảo khéo cho ong tách khỏi tổ, chín mà không bị nát. Bước thứ hai, dùng vợt vớt ong khỏi nồi loại bỏ những con bị nát, bị chảy sữa và để thật ráo nước. Tiếp theo chuẩn bị một hũ nhựa lớn, định lượng muối vừa đủ trộn đều với ong rồi cho vào hũ, đem phơi nắng vài hôm.
Người ta phải chọn gạo ngon rồi rang cho đến khi vàng thơm. Sau đó cho vào cối giã mịn để làm thính. Thính mà làm không ngon, bị khét là mẻ mắm sẽ hỏng hết. Hũ ong ngấm muối rồi sẽ được đổ ra để trộn đều với thính tạo mùi thơm tạo hương vị. Bỏ lại vào hộp kín và ép chặt nắp bằng nẹp tre mỏng hoặc những cọng dừa tươi chuốt mỏng. Tiếp tục phơi nắng, phơi đến khi ong chuyển sang màu vàng nhạt là có mắm ong thưởng thức.
Sau khi cho ra hũ cài chặt thì khoảng 3 ngày sau mới ăn được. So với các loại mắm khác thì mắm ong có hạn sử dụng ngắn hơn các loại khác. Mắm ong càng để lâu sẽ càng chua, vì vậy chỉ nên sử dụng trong vòng một tuần, nếu để trong tủ lạnh sẽ dùng được một tháng. Bởi vậy người dân thường dùng mắm ong để chế biến thành nhiều món ngon.
Phổ biến nhất là mắm ong kẹp thịt ba chỉ, ăn kèm lá cóc, chuối chát, khóm và một số loại rau nêm khác. Cái vị béo ngậy của ong non kết hợp với mùi thính thơm, vị chua chát từ rau quả khiến cho mắm ong thêm phần quyến rũ. Một món ăn đơn giản nhưng đáp ứng đầy đủ tiêu chí sắc vị, chỉ nhìn thôi cũng đã thấy kích thích, hấp dẫn.
Bên cạnh đó, người dân ở đây cũng đổi vị bằng cách ăn mắm ong cùng cơm trắng hoặc gói cùng lá mướp, bông súng nướng than. Ăn kiểu này sẽ hưởng trọn vị ngọt bùi béo nguyên chất của mắm ong.
Mắm ong được bán với giá 230.000 đồng/hũ 800gram. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có hàng để mua nên thực khách thường phải đặt trước mới có.
Vùng đất tận cùng của Tổ quốc có món ăn khiến người ta đổ mồ hôi, chảy nước mắt Một món đặc sản của Cà Mau hấp dẫn với sự đối lập giữa cái béo thơm và vị cay the độc đáo. Bánh tằm là món ăn của các tỉnh Nam Bộ đã tạo ấn tượng vị giác đối với thực khách khắp nơi. Nhưng có lẽ chẳng ai ngờ món ăn này không chỉ có một phiên bản trắng trong, béo...