5 ‘bí kíp’ dùng băng vệ sinh đúng cách
‘Trợ thủ’ đắc lực cho bạn trong ngày đèn đỏ cần được ‘chăm sóc’ kỹ càng, nếu không sẽ gây hại khôn lường cho sức khỏe.
1. Thay băng vệ sinh 3-4 tiếng một lần
Nhiều teen girl có thói quen tiết kiệm băng vệ sinh hoặc lười thay vào những ngày cuối của chu kỳ. Điều này không nên chút nào bởi nó sẽ tạo môi trường tốt cho vi khuẩn sinh sôi khiến bạn cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí làm tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa.
Để đảm bảo vệ sinh và sức khỏe, cứ 3-4 tiếng bạn nên thay chúng một lần, dù là ngày ít hay nhiều nhé.
2. Không để băng vệ sinh trong WC
Băng vệ sinh được làm từ chất liệu bông, sợi nên rất dễ hút ẩm và biến chất, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, sinh sôi.
Ngoài ra, với những băng vệ sinh đã mở túi, bạn nên đóng gói kín sau đó cất ở nơi khô thoáng để đảm bảo an toàn.
Video đang HOT
3. Hạn chế dùng băng vệ sinh có mùi thơm hoặc kèm tác dụng chữa bệnh phụ khoa
Bởi không phải ai cũng có thể trạng phù hợp để dùng chúng, thậm chí nếu không hợp còn gây ngứa ngáy, dị ứng và khiến tình trạng bệnh vốn có của bạn thêm trầm trọng.
4. Lưu ý hạn sử dụng
Để đảm bảo an toàn cho “cô bé” cũng như sức khỏe của chính mình, bạn cần thường xuyên chú ý tới hạn sử dụng của băng vệ sinh, nên dùng loại càng gần ngày sản xuất càng tốt. Nếu quá hạn, nó có thể biến chất, làm tổn thương vùng kín và nguy hại cho sức khỏe.
5. Rửa tay sạch trước khi thay băng
Tay bẩn là cơ hội để vi khuẩn trú ngụ. Khi tiếp xúc với băng vệ sinh, vi khuẩn từ tay sẽ “tấn công” vào chúng rồi xâm nhập vào cơ thể, gây viêm nhiễm hoặc các bệnh phụ khoa nguy hiểm.
Theo Mr.Bull
ione
Viêm nhiễm phụ khoa, ngứa ngáy vì trời nồm
Gần 10 ngày nay, thời tiết Hà Nội mưa bay và độ ẩm cao khiến nhiều người luôn cảm thấy khó chịu. Thời tiết ẩm ướt cũng là cơ hội để các bệnh phụ khoa gia tăng.
Ngứa ngáy vùng kín vì trời nồm
Chị Nguyễn Thị Hương trú tại Nguyễn Khánh Toàn, Hà Nội đến khám bệnh tại phòng khám sản trên phố Triệu Quốc Đạt. Chị Hương cho biết mấy ngày nay thời tiết ẩm ướt khó chịu. Quần áo phơi mà không khô được. Gia đình chị Hương lại thấp, chật chội nên trong nhà lúc nào cũng ướt như ngoài sân, mùi ẩm mốc khắp nơi.
Điều mà chị Hương khó chịu nhất là khoảng một tuần nay khu vực "tam giác vàng" của chị có những bất thường như khí hư nhiều, đục, hôi. Ba ngày nay thì ngứa ngáy khiến chị không chịu nổi. Dù là ngày làm việc nhưng chị Hương không đợi được đến cuối tuần. Chị phải xin phép đi khám. Chị Hương than thở "ngứa ở tay, chân còn khó chịu, đằng này ngứa ở chỗ kín như một cực hình".
Chị em khốn khổ bệnh phụ khoa khi trời nồm
Sau khi làm các xét nghiệm khí hư, nước tiểu, các bác sĩ kết luận chị Hương bị nấm âm đạo. Việc đặt thuốc nấm này cũng rất vất vả. Bác sĩ cắt cả thuốc cho chồng. Cầm gói thuốc, chị Hương nhăn nhó không biết nói sao để chồng hợp tác cùng uống thuốc với vợ.
Trường hợp của chị Vũ Thị Nga trú tại Thanh Xuân Nam, Hà Nội cũng giống như chị Hương. Chị Nga đến phòng khám sản khoa của bác sĩ khám với các biểu hiện ngứa ngáy và có cảm giác hơi đau rát khi quan hệ vợ chồng.
Kết quả xét nghiệm chị Nga bị nấm Cadida. Việc điều trị loại nấm này rất khó dứt điểm và phải điều trị cho cả hai vợ chồng.
Cần phơi và sấy quần áo khô
Mấy ngày nay, tại phòng khám sản khoa của bác sĩ Lê Kim Dung rất đông chị em đến khám các triệu chứng ngứa ngáy ở vùng kín.
Bác sĩ sản khoa Lê Thị Kim Dung- phòng khám sản phụ - nam khoa Trung tâm y tế Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội cho biết nhiễm nấm âm đạo do một loại nấm có tên Candida Albican thường ký sinh ở một số nơi trên da và bên trong âm đạo gây ra. Khi môi trường axit trong âm đạo thay đổi, mất cân bằng, nấm sẽ có cơ hội bùng phát. Nấm âm đạo thường dễ nhiễm nhất là vào thời điểm nồm, mùa hè mồ hôi nhiều.
Những ngày thời tiết nồm, quần áo đặc biệt là quần áo lót của chị em không được khô, việc mặc quần áo ẩm ướt tạo môi trường thuận lợi cho nấm hoành hành. Bác sĩ Dung khuyên thời tiết nồm này chị em phụ nữ cần đặc biệt chú ý hong, sấy khô quần áo đặc biệt là quần áo lót. Bác sĩ Dung khuyên chị em phụ nữ có điều kiện có thể ngâm quần lót trong nước sôi và phơi ra chỗ thoáng nhưng tránh gió vì gió nồm làm quần thêm ẩm ướt.
Khi có các biểu hiện ngứa ngáy, khí hư nhiều, đục, hôi cần đến khám ngay vì có thể là do viêm nhiễm phụ khoa thông thường, cũng có thể do nhiễm nấm. Hiện nay, nhiều chị em phụ nữ khi thấy ngứa tự ra hiệu thuốc mua thuốc về đặt âm đạo có thể nguy hại hơn vì cần xác định là viêm nhiễm hay do nấm âm đạo.
Nhiễm nấm âm đạo gây khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày, làm giảm năng suất và hiệu quả công việc. Đặc biệt, khi nấm âm đạo lây lan chuyển sâu vào bên trong cơ thể sễ gây nên hậu quả nguy hiểm. Nếu bị bội nhiễm do vi trùng có thể gây viêm nhiễm vùng chậu, viêm nhiễm và làm tắc ống dẫn trứng buộc phải cắt bỏ, viêm tử cung có mủ bên trong nguy cơ tử vong sẽ rất cao nếu mủ vỡ ra.
Theo VNE
Ngứa ngáy một cách kì lạ khiến bạn phải hoang mang Ban đầu chỉ có 1 nốt nhỏ như muỗi đốt nhưng khi gãi thì nó cứ lan dần ra và gây ngứa cho bạn đấy. Ba tháng gần đây, em bị hiện tượng ngứa ở tay, chân, bẹn. Ban đầu chỉ có 1 nốt nhỏ như muỗi đốt nhưng khi gãi thì nó cứ lan dần ra. Những chỗ lan ra bì lên...