5 bệnh mãn tính có thể tiến triển thành ung thư, đặc biệt có loại chỉ riêng phụ nữ mới mắc phải
Nhiều người hiểu lầm rằng ung thư là loại bệnh tự bộc phát, nhưng thật sự nó hoàn toàn có thể di căn từ một số bệnh mãn tính dưới đây.
Theo WHO, bệnh mãn tính là loại bệnh không lây nhiễm hiện đang trở thành mối lo ngại cho gia đình và xã hội. Nó thường tiến triển kéo dài hoặc hay tái phát và thời gian bị bệnh thường rất lâu. Nhưng nguy hiểm hơn cả, hầu hết các loại bệnh mãn tính đều không thể ngừa bằng vắc-xin, không thể chữa khỏi hoàn toàn và cũng không tự biến mất.
Bệnh mãn tính dù có tốn bạc tỷ cũng khó lòng chữa hết và cũng là vấn đề khiến nhiều chị em phải mệt mỏi.
Nguyên nhân gây ra bệnh mãn tính thường không rõ ràng nên việc điều trị ngày càng gặp rất nhiều trở ngại. Thế nên nhiều người thường chủ quan ngó lơ và không có biện pháp chữa bệnh nào vì họ nghĩ, có chữa cũng không hết nên thôi. Nhưng không phải ai cũng biết rằng, ung thư hoàn toàn có thể xuất phát từ các bệnh mãn tính rồi di căn dần đến các tế bào và cơ quan nội tạng.
Theo trang QQ, có 5 loại bệnh mãn tính hoàn toàn có thể tiến triển thành ung thư. Nhất là chị em phụ nữ cần phải cẩn thận, bởi có 1 loại chỉ có phái nữ mới mắc phải mà thôi:
Polyp là những khối u ở thành ruột hoặc trực tràng, chúng có thể lành tính hoặc ác tính. Nhưng khi có quá nhiều khối u dạng này xuất hiện trong ruột già thì bệnh sẽ mang tên là đa polyp đại trực tràng. Tuy đa số khối u là lành tính nhưng người bệnh đa polyp đại trực tràng sẽ có nguy cơ tiềm ẩn ung thư. Bởi vì khi có một trong các khối u tăng sinh quá mức và không được biệt hóa sẽ trở nên ác tính.
Dù polyp đại trực tràng là một căn bệnh ít người biết nhưng là nguyên nhân gây ung thư hàng đầu.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ ung thư của polyp đại trực tràng là tương đối cao. Chúng thường bắt đầu phát bệnh tại đường tiêu hóa của bệnh nhân và ở ruột là phổ biến nhất. Đặc biệt, u tuyến thượng thận lớn hơn 1cm sẽ có tỷ lệ ung thư lên đến 40% so với bình thường.
Video đang HOT
Các polyp còn được gọi là “tổn thương tiền ung thư” cho thấy đây không còn là một bệnh mãn tính thông thường nữa. Nếu bạn phát hiện thấy các khối polyp xuất hiện thì đừng chần chờ gì nữa, điều trị ngay lập tức kẻo muộn.
2. Các bệnh mãn tính về phổi
Nếu trong quá trình chụp X-quang, bạn vô tình phát hiện thấy trong phổi có một hoặc nhiều nốt sần thì hãy cẩn trọng. Bởi chúng là một trong những nguyên nhân gây ra ung thư, thường xuất phát từ các bệnh mãn tính về phổi. Nếu nốt sần đó có kích thước khoảng 1cm thì có thể sẽ phát triển thành ung thư, và nặng hơn là đường kính 3cm thì tỷ lệ ung thư còn đạt đến 90 – 95%.
3. Tăng sản tuyến vú
Đây là một căn bệnh mãn tính đặc biệt mà chỉ có chị em phụ nữ mắc phải. Tăng sản tuyến vú là một trong những bệnh phổ biến và có tỉ lệ mắc cao nhất trong các bệnh liên quan đến tuyến vú, thường gặp nhất ở phụ nữ tuổi trung niên từ 30-50 tuổi. Nguy hiểm nhất là chứng bệnh này hoàn toàn có thể phát triển thành ung thư vú nếu như không được điều trị kịp thời.
Tăng sản tuyến vú hoàn toàn có thể tiến triển thành ung thư vú, vậy nên tuyệt đối không nên coi thường.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến chứng tăng sản tuyến vú ngày càng nặng hơn, chẳng hạn như rối loạn nội tiết, cảm xúc bất ổn, chế độ ăn uống không lành mạnh… Tất cả các lý do trên đều khiến sự phát triển của “vòng 1″ bất ổn, từ đó tạo điều kiện cho cho bệnh lẫn ung thư ngày càng di căn nặng hơn. Thế nên, chị em cần phải hiểu rõ cơ thể mình và thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm.
Tất cả các loại bệnh liên quan đến gan như xơ gan, virus viêm gan B, C… đều có thể trở nên mãn tính nếu không chữa trị sớm. Chưa kể, nếu không được kiểm soát thì bệnh sẽ tiến triển thành ung thư gan lúc nào không hay. Theo các chuyên gia, sau giai đoạn chống chịu xơ gan thì các tế bào trong cơ thể sẽ bị đột biến để gây ung thư dưới sự kích thích của các virus.
Viêm dạ dày là tình trạng xảy ra khi dạ dày bị viêm hoặc sưng. Bệnh có thể xảy ra bất ngờ và thường gọi là viêm dạ dày cấp tính, còn nếu kéo dài sẽ là viêm dạ dày mãn tính. Thông thường, bệnh không nguy hiểm và có thể nhanh chóng chuyển biến tốt hơn sau khi điều trị. Nhưng trong một số trường hợp, viêm dạ dày có thể dẫn đến loét dạ dày rồi trở thành ung thư.
Trong các bảng xếp hạng của Trung Quốc, tỷ lệ tử vong ở ung thư dạ dày chỉ xếp sau ung thư phổi – loại ung thư nguy hiểm số 1 hiện nay. Viêm dạ dày thường phát bệnh ở những người thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau hoặc lạm dụng bia rượu. Ngoài đau dạ dày ra, nôn ra máu hoặc có máu trong phân cũng là dấu hiệu để nhận biết bạn đang mắc chứng viêm dạ dày. Hãy đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám ngay nếu có các dấu hiệu dù chỉ nhỏ nhất nhé.
Theo QQ/Helino
Người Việt mất 10 năm ốm đau, bệnh tật khi về già
Dù tuổi thọ trung bình thuộc hàng cao, nhưng số năm sống khoẻ mạnh của người Việt lại thấp. Theo báo cáo trung bình mỗi người cao tuổi ở nước ta mắc ít nhất 3 bệnh mãn tính.
Người cao tuổi Việt Nam có tới 10 năm sống không khoẻ
Năm 2011, khi Việt Nam bước vào giai đoạn già hóa, số người trên 60 tuổi chiếm 9,9%. Năm 2018, con số này tăng lên thành 11,9%. Chúng ta cũng là một trong những nước có tốc độ già hoá nhanh nhất thế giới.
Dự báo, Việt Nam sẽ trở thành nước có dân số già vào năm 2038 với tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên đạt trên 20%. Đến năm 2049, tỷ lệ người cao tuổi sẽ chiếm khoảng 25% dân số, tức là cứ 4 người dân có một người cao tuổi.
Với người cao tuổi, tuổi thọ tăng kéo theo gánh nặng bệnh tật. Sức khỏe người cao tuổi Việt Nam còn nhiều hạn chế. Tuổi thọ trung bình cao (73,5 tuổi) nhưng số năm sống khỏe mạnh chỉ khoảng 64 tuổi. Nghĩa là người già Việt Nam có tới gần 10 năm sống "không khoẻ". 96% người mang gánh nặng bệnh tật kép, chủ yếu là bệnh mạn tính không lây nhiễm.
Theo điều tra, có 67,2% người cao tuổi có tình trạng sức khỏe yếu và rất yếu, nhiều người mắc bệnh nan y. Khoảng 95% người cao tuổi có bệnh, chủ yếu là bệnh mãn tính không lây nhiễm như tăng huyết áp, tiểu đường, ung thư, bệnh hô hấp, thoái hoá khớp, đột quỵ, loãng xương, sa sút trí tuệ....
Trung bình một người cao tuổi Việt Nam mắc 3 bệnh, họ cần nhiều thời gian điều trị hay thậm chí phải điều trị suốt đời. Một số nghiên cứu của Bệnh viện Lão khoa Trung ương còn cho con số giật mình hơn: Trung bình một người cao tuổi thường mắc 6,9 loại bệnh, chủ yếu là các bệnh mạn tính, như: Tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư, xương khớp...
Người cao tuổi ở Việt Nam thường mắc nhiều bệnh cùng lúc, chủ yếu là bệnh mãn tính không lây nhiễm như tăng huyết áp, tiểu đường... Ảnh minh hoạ
Hệ thống chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi Việt Nam đang rất thiếu trong khi nhu cầu ngày càng tăng. Ông Nguyễn Trung Anh, Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho rằng, việc thiếu các bệnh viện lão khoa ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.
Khi người cao tuổi bị ốm, họ thường không chỉ bị một bệnh, mà có tới 5-6 bệnh kèm theo. Hiện tại, bác sĩ chuyên khoa lão, điều dưỡng lão khoa đều thiếu. Thậm chí, thiếu cả người hỗ trợ, chăm sóc điều trị, nên việc chăm sóc người cao tuổi vẫn chủ yếu dựa vào người nhà bệnh nhân.
Bên cạnh đó, tuyến chăm sóc sức khỏe ban đầu còn thiếu các dịch vụ quản lý bệnh mạn tính và chăm sóc dài hạn cho đối tượng này, là nguyên nhân chính làm cho tỷ lệ phát hiện và điều trị bệnh ở mức rất thấp. Số liệu toàn quốc cho thấy trong số người cao tuổi đang quản lý điều trị thì chỉ có 9% bệnh nhân tăng huyết áp và dưới 6% bệnh nhân đái tháo đường là được cấp thuốc tại trạm y tế xã, còn lại hầu hết phải đi lên cơ sở y tế tuyến trên để khám và lĩnh thuốc định kỳ.
Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi từ tuyến y tế cơ sở
Hiện nay, Bộ Y tế đang nỗ lực trong việc hoàn thiện các cơ chế chính sách và nâng cao năng lực cho tuyến y tế cơ sở để dự phòng và quản lý các bệnh không lây nhiễm phù hợp với giai đoạn dân số già và gánh nặng bệnh tật ở người cao tuổi.
Các Chương trình, Chiến lược, kế hoạch, hành động quốc gia về dân số, dinh dưỡng, phòng chống bệnh không lây nhiễm được ban hành trong thời gian gần đây đều nhấn mạnh vai trò của "phòng" hơn là "chống" lão hoá.
Theo các khuyến nghị từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), can thiệp dinh dưỡng và hoạt động thể lực đều đặn với cường độ hợp lý được coi là phương pháp tiếp cận thực tế, hiệu quả để chống viêm và làm chậm quá trình lão hóa. Công thức cho "lão hóa khỏe mạnh" phải liên quan đến cả chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống năng động về thể chất.
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Sức khoẻ Việt Nam trong đó đặt mục tiêu 100% trạm y tế các xã/phường triển khai chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng vào năm 2025.
Để thực hiện những mục tiêu này, Chương trình đề ra các giải pháp về quản lý chỉ đạo, thực thi chính sách và phối hợp liên ngành.
Chương trình cũng nêu rõ, ngành Y tế cần truyền thông hướng dẫn người dân phòng chống yếu tố nguy cơ, phát hiện sớm dấu hiệu bệnh cũng như hướng dẫn tự tuân thủ điều trị cho người dân;
Đồng thời xây dựng và cung cấp các hướng dẫn chuyên môn, tăng cường đào tạo tập huấn về chăm sóc người cao tuổi kết hợp quản lý bệnh mạn tính tại cộng đồng cho cán bộ y tế tuyến cơ sở và cho người chăm sóc; Triển khai chăm sóc dài hạn lồng ghép quản lý bệnh không lây nhiễm cho người cao tuổi tại gia đình và cộng đồng;
Xây dựng các gói dịch vụ y tế cơ bản về bệnh mạn tính và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi phù hợp với khả năng chi trả của quỹ bảo hiểm y tế và khả năng của ngân sách nhà nước; Thực hiện quản lý sức khỏe và kiểm tra sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi, bảo đảm mỗi người cao tuổi được định kỳ kiểm tra huyết áp, xét nghiệm đường máu và các chỉ số cơ bản khác.
M. Thanh
Theo vietnamnet
Chuyên gia khuyến cáo biện pháp hạn chế nguy cơ mắc đái tháo đường Theo thống kê, tại Việt Nam đang có tới 3,5 triệu người chung sống với bệnh đái tháo đường, gấp 10 lần so với 10 năm trước đây và có nguy cơ gia tăng mạnh. Hơn 3 triệu người Việt mắc bệnh Các chuyên gia y tế lo ngại, đái tháo đường là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 4 trong số...