4 món ăn ngon tuyệt hảo không thể bỏ qua ở Busan
Đến Busan để có một chuyến hành trình hoàn hảo, bạn đừng quên ghé khám phá và thưởng thức những món đặc sản tại thành phố cảng thơ mộng sau đây nhé!
Thành phố cảng Busan nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, khí hậu trong lành, văn hóa đa dạng và các dịch vụ du lịch độc đáo. Book vé máy bay đi Busan ngoài thưởng lãm cảnh đẹp, khám phá nét văn hóa ẩm thực nơi đây cũng là một trong những trải nghiệm rất thú vị. Đây sẽ là cơ hội lý tưởng để bạn có dịp thưởng thức những món ngon hấp dẫn của xứ sở kim chi.
Thưởng thức top 4 món ngon trứ danh ở Busan
Trong danh sách 4 món ngon trứ danh bạn không thể bỏ qua đó là Tue-chi-kuk-bap, đây là món canh thịt lợn được chế biến bằng công thức và nguyên liệu nấu khá đơn giản nhưng cực kì thơm ngon, hấp dẫn. Món ăn này có hương vị thơm đặc trưng của thịt ba kết hợp cùng với nước canh ngon ngọt, khiến nhiều thực khách ngay từ lần đầu thưởng thức đều thích mê. Do đó khi có dịp đến vùng đất này du khách nên thưởng thức qua Tue-chi-kuk-bap, để cảm nhận về hương vị đặc biệt của nó.
Tue-chi-kuk-bap được đánh giá là một trong những món ăn tuyệt vời nhất ở Busan
Món mì Wandang có rất nhiều nét tương đồng với món há cảo Hàn Quốc nhưng lại mang đậm văn hóa vùng đất Busan riêng, mà chỉ khi ăn bạn mới phát hiện ra. Một tô mì Wandang theo “đúng tiêu chuẩn” sẽ bao gồm mì vàng, chả cá Wandang và hành lá cũng đủ làm dạ dày của bạn no căng cả ngày. Để thưởng thức đúng điệu món mì này, bạn có thể ghé ngay tại nhà hàng 18 Wandang House, nơi có 60 năm kinh nghiệm mở cửa kinh doanh món ăn đặc sắc này.
Pajeon
Bánh Pajeon với nguyên liệu chính được làm từ bột gạo, hải sản như mực, bạch tuộc, tôm,…và hành lá hòa quyện tạo nên một hương vị giòn tan rất hấp dẫn. Cách thực hiện món bánh này cũng không tốn nhiều công sức, đó là đổ bột lên trên vỉ nướng thành hình tròn, sau đó cho các loại hải sản và hành lá lên bề mặt, đợi đến khi bánh chín một mặt thì lật mặt nướng mặt còn lại. Với những hải sản luôn tươi ngon chọn lọc kĩ càng, nên đảm bảo bạn sẽ khó lòng cưỡng lại sức hấp dẫn của món ăn này đấy! Bánh Pajeon rất thích hợp với đồ uống có cồn như makgeolli (rượu gạo Hàn Quốc) hoặc soju.
Bibimyeon chính là một trong những món ăn “quốc dân” của người Busan, đặc biệt là trong những ngày hè nóng nực. Trông bên ngoài của món ăn này cũng không khác mỳ lạnh lắm nhưng thật sự thì hương vị Bibimyeon lạ vô cùng đặc biệt, có mùi đặc trưng của biển tạo cảm giác ngon miệng cho người dùng. Nguyên liệu chính để làm nên hấp dẫn của món Bibimyeon ngon lành đó chính là mì tươi, thịt heo và sốt tương ớt Gochujang.
Video đang HOT
Bibimyeon – Một trong những món ăn “quốc dân” của người Busan
Bên cạnh những món ăn liệt kê trên đây thì ở Busan còn vô số món ăn cũng không kém phần hấp dẫn như các loại hải sản nướng, bạch tuộc sống, cháo cá,… mà du khách có thể thưởng thức. Để có chuyến bay đến Busan tiết kiệm nhất, bạn có thể liên hệ đến đại lý Korean Air, nơi sẽ mang đến cho bạn một hành trình trải nghiệm chuyến bay tốt nhất châu Á.
Theo Raovat247
Yêu cầu về chính sách nhất quán khi xây dựng Trung tâm tài chính
Chia sẻ bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng và hình thành Trung tâm tài chính quốc tế, một số chuyên gia nhấn mạnh tính cẩn trọng trong lựa chọn mô hình cũng như hình thành cơ chế đặc thù phù hợp và sẵn sàng cập nhật cho phù hợp với nhu cầu thị trường.
Bài học từ chính sách thiếu nhất quán của Hàn Quốc
Từ 2003, Hàn Quốc đã triển khai chính sách xây dựng các Trung tâm tài chính và đạt được một số thành công bước đầu, xét cả về định tính lẫn định lượng.
Sau giai đoạn thí điểm, bên cạnh những mục tiêu đã đạt, ông Chin Dong Soo, Nguyên Chủ tịch Ủy ban Tài chính Hàn Quốc nhận ra nhiều bài học quý giá mà TP.HCM có thể tham khảo khi xây dựng trung tâm tài chính.
Thứ nhất, là thiếu sự nhất quán trong triển khai chính sách làm giảm đà quá trình thực hiện. Bắt đầu là một nhiệm vụ quốc gia bao gồm tất cả bộ ngành nhưng sau đó mất động lực và giảm bớt ưu tiên chính sách.
Thứ hai, là tính hiệu quả của một số cụm khu tài chính dù đã nỗ lực biến Busan thành trung tâm tài chính biển, di chuyển 1 số định chế tài về đây nhưng đã không đạt được kỳ vọng.
Thứ ba, bài học về tầm quan trọng của việc bãi bỏ quy định. Ban đầu, các thị trường quản lý tài sản ở Hàn Quốc gần như đạt quy mô ở Singapore và HongKong nhưng sau đó không có độ mở trong chính sách nên giảm đà phát triển trong giai đoạn sau này.
Thứ tư là bài học về thu hút tài năng trong và ngoài nước cũng như cần ưu đãi trong đào tạo lao động đặc biệt trong ngành tài chính.
Các Diễn giả chia sẻ bài học kinh nghiệm trong xây dựng, hình thành trung tâm tài chính quốc tế tại Diễn đàn kinh tế TP.HCM 2019 (Ảnh: Lê Toàn).
Kinh nghiệm trong hơn 10 năm xây dựng trung tâm tài chính ở Hàn Quốc, ông Chin Dong Soo cho rằng, sự suy yếu trong ngành tài chính phương tây và sự trỗi dậy của châu Á sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu là cơ hội tốt để thúc đẩy các trung tâm tài chính. Theo đó, cần có chính sách nhất quán, liên tục cho trung và dài hạn.
Ngoài ra, TP.HCM cần có phân tích SWOT, kế hoạch chuyên môn hoá khác nhau cho từng trung tâm tài chính, đào tạo chuyên gia tài chính cho trung và dài hạn.
"Thể chế, chính sách của Trung ương là quan trọng nhưng mấu chốt vẫn nằm ở sự tham gia tích cực từ chính quyền TP.HCM", ông Chin Dong Soo chia sẻ.
4 yếu tố dẫn dắt sự thành công của trung tâm tài chính HongKong
Chia sẻ về mô hình xây dựng trung tâm tài chính mà HongKong đã thực hiện, ông Chan Ho Lim Joseph, Phó Cục trưởng phụ trách Dịch vụ tài chính và Kho bạc của Cục Tài chính Hongkong đưa 4 yếu tố. Bao gồm, thượng tôn pháp luật, hệ thống tư pháp độc lập, vốn trung chuyển tự do, đội ngũ chuyên gia tài năng quốc gia đầu quân.
Ông Chan Ho Lim Joseph nói, đây là 4 yếu tố dẫn dắt sự thành công của trung tâm tài chính HongKong, thị trường chứng khoán có 2.340 công ty giao dịch trên thị trường nhưng vẫn không ngừng tiếp tục nâng cấp thị trường.
"Chúng tôi xây dựng đầy đủ quy định pháp lý, có uỷ ban chứng khoán, cơ quan quản lý ngân hàng có quyền quản lý thị trường cũng có cơ quan thực thi. Chủ tịch Uỷ ban chứng khoán HongKong cũng là giám đốc tài chính Tập đoàn tài chính Fortune Fountain Capital (Tập đoàn tài chính FFC) có nghĩa là phải làm hệ thống ngân hàng càng trở nên minh bạch. Thanh khoản hệ thống ngân hàng HongKong là hơn 150%,... Như vậy sẽ dần có được lòng tin của nhà đầu tư", ông Chan Ho Lim Joseph chia sẻ và cũng cho biết, luật pháp của HongKong không ngừng "tiến hoá" cho phù hợp với thị trường cũng như nhu cầu nhà đầu tư.
Cần tập trung vào xây dựng khung pháp lý
Góc nhìn cụ thể hơn, ông Francois Painchaud, Trưởng đại diện IMF tại Việt Nam cho rằng, lợi ích của thị trường tài chính không chỉ giúp thu hút vốn, gồm vốn nước ngoài, cải thiện phân bổ vốn, phân bổ rủi ro,...mà phát triển còn nhằm tạo sự đa dạng về người sử dụng, công cụ tài chính.
Vốn hoá thị trường Việt Nam từ 10-12 năm qua gia tăng đáng kể, nhưng đa phần là doanh nghiệp nhà nước cũng như vẫn còn sự hạn chế trong sự gia tăng doanh nghiệp tư nhân và FDI. Hơn 50% vốn hoá thị trường thuộc về 10 công ty hàng đầu.
Cùng với đó, giới hạn tỷ lệ sở hữu dù đã được gỡ bỏ trong một số ngành nhưng theo ông Francois Painchaud, Trưởng đại diện IMF tại Việt Nam, "chỉ một vài công ty hưởng lợi quy chế này và điều này ảnh hưởng vốn hoá, thanh khoản toàn thị trường".
Về thị trường trái phiếu, dù đã có sự gia tăng đáng kể nhưng 91% là trái phiếu chính phủ niêm yết, thông thường có kỳ hạn 5-50 năm với khoảng 170 các khoản vay loại hình giấy ghi nợ đã được phát hành dưới hình thức trái phiếu và khả năng thanh khoản được dự đoán có thể được cải thiện hơn nếu gia tăng đơn vị phát hành.
Trái phiếu của các doanh nghiệp còn thể hiện nhiều hạn chế như thông tin không được công bố đầy đủ, cập nhật thường thường xuyên. Thông tin không đảm bảo tính minh bạch được đánh giá là nguyên nhân khó có thể thu hút thêm vốn nước ngoài.
"Thay vì thảo luận về vấn đề kỹ thuật, nên tập trung vào xây dựng khung pháp lý với nền tảng cơ bản nhất là khả năng thực thi các hợp đồng, khế ước, luật phá sản doanh nghiệp cũng như chất lượng hệ thống tư pháp", Trưởng đại diện IMF tại Việt Nam chia sẻ.
Ông Francois Painchaud còn liên tục nhấn mạnh vào cụm từ minh bạch, niềm tin nhà đầu tư sẽ gia tăng nếu có thể tăng cường quyền sở hữu, cải thiện khung về mất khả năng thanh toán, và đặc biệt là khả năng quản trị trong từng doanh nghiệp,...
Cùng với đó, một hệ thống ngân hàng được đánh giá là "khoẻ mạnh" sẽ đóng vai trò quan trọng trong thị trường vốn. Do đó, hiện đại hoá khung chính sách tiền tệ như đưa ra mức lãi suất ngắn hạn có ý nghĩa và giúp ngân hàng làm trung gian, ổn định lãi suất liên ngân hàng,...cũng là điểm cần tiến hành theo quan điểm của IMF tại Việt Nam.
Những điều kiện đưa đến thành công của các trung tâm tài chính trên thế giới hoàn toàn khác với thực tế hiện tại diễn ra tại Việt Nam cũng như TP.HCM.
Thậm chí, một số thị trường đang thể hiện sự rủi ro khi "sống trong thời kỳ mà công nghệ phát triển mạnh mẽ".
Một số quan điểm chia sẻ về Đề án xây dựng TP.HCM trở thành Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế:
Ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành uỷ TP.HCM:
Công nghệ ngày càng tác động đến nhiều ngành, mà muốn mường tượng nhu cầu tương lai thì phải hiểu rõ sản phẩm đã làm trong quá khứ và biết cách hợp.
TP.HCM sẽ cùng đại học Fulbright Việt Nam hoàn chỉnh đề án xây dựng Trung tâm tài chính và trình Chính phủ vào quý II/2020.
Như TS Trần Du Lịch, Thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ đã nói, nếu không đi thì không bao giờ đến đích còn các vấn đề đang tồn tại như mực nước tăng, biến đổi khí hậu,...thì đất nước nào cũng phải đối diện. Chưa kể, còn giải quyết chuyện nhà ở, khi dân số Thành phố tăng 1 triệu người/năm.
TS. Trần Du Lịch, Thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ:
Thứ nhất, mưu sự tại nhân, hành sự tại thiên. Trước tiên phải mưu sự là nghĩ, bàn về xây dựng trung tâm tài chính. Thứ hai, muốn đến thì phải đi.
Và dĩ nhiên, dù chúng ta đi sau các thị trường khác trong mọi lĩnh vực, không riêng thị trường tài chính nhưng phải nhìn vào xu hướng thời đại để tính toán bước đi của mình. Nếu TP.HCM không đi đầu chuyện này thì cả nước không có nơi nào để đi cả.
Ông Chin Dong Soo, Cựu Chủ tịch Ủy ban Dịch vụ Tài chính, Hàn Quốc:
Năm 2003 khi Hàn Quốc thảo luận vấn đề xây dựng Trung tâm tài chính gọi đó là giấc mơ lớn. Nhưng với TP.HCM, đó không còn là giấc mơ mà phải xây dựng thành tầm nhìn, dựa trên chính sách nhất quán, được thực hiện liên tục trong trung và dài hạn.
Ông Mohit Mehrotra, Tổng Điều hành Dịch vụ Tư vấn Chiến lược Deloitte vùng Châu Á Thái Bình Dương:
Suy nghĩ lớn nhưng hãy hành động cụ thể, thực tiễn khi xây dựng Trung tâm tài chính.
Hồng Phúc
Theo Baodautu.vn
Samsung sẽ chuyển sản xuất bảng mạch in điện thoại tới Việt Nam Quan chức của Samsung đã xác nhận kế hoạch chuyển giao hoạt động sản xuất bảng mạch in (PCB) từ Hàn Quốc về Việt Nam. Dưới áp lực cạnh tranh của các đối thủ Trung Quốc, nhiều mặt hàng kinh doanh của Samsung đang gặp khó khăn. Từ truyền hình, màn hình, điện thoại cho đến cả linh kiện điện tử. Bảng mạch...