4 dấu hiệu tập gym quá mức gây hại sức khỏe
Chóng mặt, tức giận vô cớ… là những dấu hiệu cho thấy bạn đang tập luyện quá sức.
1. Không nói được: Theo Wolipop, đây là một trong những dấu hiệu chính của sự mệt mỏi khi tập thể dục. Nếu không thể nói vì hơi thở quá gấp, bạn hãy tập chậm lại hoặc nghỉ ngơi. Ảnh: milan2099.
2. Tổn thương quá mức: Điều này được thể hiện qua việc gãy xương, viêm gân, các dấu hiệu đau hay cảm giác âm ỉ. Trong khi vận động, bạn có thể bị đau như kim châm, căng tức hoặc cảm giác nhói, bỏng rát. Nếu có những biểu hiện này, hãy dừng hoạt động. Ảnh: gilaxia.
3. Mất nước: Khô miệng và chóng mặt là dấu hiệu của tình trạng mất nước – triệu chứng phổ biến của mệt mỏi. Bạn đã bị mất nước nếu thấy khát liên tục. Khi gặp vấn đề này, bạn cần hoạt động chậm lại và bổ sung chất lỏng. Ảnh: BJI.
4. Chóng mặt và tức giận vô cớ là triệu chứng xuất hiện sau khi bạn tập xong. Điều này cảnh báo bạn phải chú ý đến thời lượng nghỉ ngơi và ngủ, đừng thúc ép bản thân vào thói quen tập thể dục hay dự án trong công việc. Nghỉ ngơi đầy đủ, ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và tránh các chất độc hại như rượu, caffeine là những việc bạn cần làm. Ảnh: gilaxia.
Để tránh những vấn đề này, nhiều chuyên gia khuyên mọi người nên thực hiện các bài kéo giãn cơ kỹ lưỡng trước khi lao vào tập luyện. Ngoài ra, bạn nên tập từ từ rồi tăng dần cấp độ, tránh việc ép cơ thể thực hiện việc không thường làm trước đó. Ảnh: Pekic.
Ngoài ra, bạn nên làm mát các cơ sau khi tập. Việc này giúp nhịp tim trở lại bình thường và tránh bị thương. Bên cạnh đó, bạn hãy thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh để tăng sức chịu đựng cho cơ thể. Ảnh: Geber86.
Học "nữ hoàng phòng gym" Hana Giang Anh kĩ thuật squat
Squat là động tác luyện tập được cả nam và nữ yêu thích vì đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, bạn cần biết cách squat đúng kỹ thuật để bài tập này nhanh có tác dụng cũng như tránh được chấn thương đáng tiếc.
Squat là bài tập vận động toàn thân giúp định hình vóc dáng săn chắc, thon gọn rất hiệu quả. Các chuyên gia, huấn luyện viên đều công nhận đây là động tác có tác dụng nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều chị em có tâm lý e ngại vì động tác này đòi hỏi kỹ thuật đúng, nếu tập sai các chị em lại có thể làm tổn thương cột sống, gây đau lưng hoặc không có được kết quả như mong đợi.
Trong video đăng trên kênh YouTube Hana Giang Anh ngày 23/9, Hana đã hướng dẫn một số kĩ thuật squat chuẩn xác đồng thời giải thích lý do tại sao nhiều chị em squat nhưng không cảm nhận được tình trạng đau cơ ở vùng mông.
"Squat là động tác tác động vào hai nhóm cơ chính, một là nhóm cơ đùi trước và hai là nhóm cơ mông", Hana Giang Anh giải thích ngay ở đoạn mở đầu video.
Theo cô, kỹ thuật squat cơ bản của bài tập này là hai chân mở rộng bằng hông, mũi chân hướng ra ngoài một góc 45 độ, phần bụng hóp lại, xoay vai mở ngực về phía sau và lưu ý tránh bị võng lưng. Hana hướng dẫn các chị em giữ nguyên tư thế như vậy và chầm chậm ngồi xuống cho tới khi mông ngang bằng với đầu gối.
Giữ bụng hóp lại, lưng không bị võng và chầm chậm đưa mông xuống mới là kĩ thuật squat chuẩn. Ảnh: Hana Giang Anh.
Hana nhấn mạnh điều quan trọng nhất là phải mở đầu gối theo hướng mũi chân. "Khi mình mở đầu gối theo hướng mũi chân thì trọng tâm sẽ dồn ra má bên ngoài của lòng bàn chân, như thế các bạn sẽ không bao giờ bị đau mắt cá chân hoặc đau khớp gối", Hana cho biết.
Khi bạn mở đầu gối theo hướng mũi chân theo hướng dẫn của Hana thì bạn sẽ không bị đau mắt cá chân và khớp gối lúc tập squat. Ảnh: Hana Giang Anh.
Một lỗi khác mọi người hay mắc phải chính là việc cúi về phía trước quá nhiều. Hana giải thích, khi thực hiện động tác như vậy, chúng ta sẽ không thu được kết quả của bài tập do động tác trong tư thế sai sẽ không thể tác động trực tiếp vào mông.
Trước thắc mắc của nhiều người là tại sao tập squat chỉ vào đùi mà không vào mông, Hana giải thích khi thực hiện động tác ngồi xuống, chúng ta đang tác động vào hai nhóm cơ chính là cơ mông đùi sau và cơ đùi trước. Tuy nhiên, do nhóm cơ mông là nhóm cơ rất to và khỏe nên không dễ bị đau, còn đùi trước yếu hơn nên khi squat sẽ hay bị đau ở đùi hơn. "Yên tâm, không có động tác squat nào nó không vào mông cả", Hana nói.
Cũng theo cô nàng, squat là một động tác giúp phát triển cơ đùi và cơ mông một cách hoàn hảo. "Không có ai mông to mà đùi lại bé cả trừ khi là chúng ta bơm mông, thế nên là chúng ta cần có một đôi chân cân bằng, cân đối", Hana chia sẻ đầy hài hước.
Những giải đáp của Hana "gãi đúng chỗ ngứa" của nhiều người tập squat. "Em tìm mãi video chỉ squat chi tiết và đúng với tình trạng của em. Giờ thì có chị ròi. Cám ơn chị", tài khoản YouTube Quỳnh Thư để lại lời cảm ơn Hana dưới phần bình luận. "Chị Hana hướng dẫn tận tình quá và cũng mắc cười nữa", tài khoản Yến Nhii nhận xét.
8 việc không nên làm khi tập gym để tăng hiệu quả tập luyện Tập đúng kỹ thuật, luyện tập chăm chỉ nhưng vẫn không đạt được kết quả như mong muốn là vấn đề đang gặp phải ở rất nhiều người. Hãy thử kiểm tra xem liệu mình có mắc phải những điều không nên làm khi tập gym dưới đây? Tập đúng kỹ thuật, luyện tập thông minh và tập trung cao độ vào các...