3 vấn đề mẹ bỉm sữa mới sinh con cần đặc biệt lưu ý để mẹ khỏe con vui
Thời điểm khi rời phòng sinh, người mẹ mới bước vào giai đoạn hồi phục quan trọng. Lúc này, mẹ cần đặc biệt lưu ý ở một số điểm để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và em bé mới chào đời.
Uống thuốc trong thời kỳ cho con bú
Nhiều người nói rằng thuốc được sử dụng trong thời kỳ cho con bú xâm nhập vào cơ thể trẻ qua sữa mẹ. Nhưng trên thực tế, sự bài tiết của hầu hết các loại thuốc qua sữa mẹ hiếm khi vượt quá 1 đến 2% liều lượng thuốc. Liều lượng này nhìn chung không gây nguy hiểm cho trẻ. Tuy nhiên, có thể có những nguy hiểm tiềm ẩn.
Để giảm thiểu hoặc loại bỏ tác dụng phụ của thuốc, các bà mẹ mới sinh con nên lưu ý những điểm sau khi dùng thuốc trong thời kỳ cho con bú sau sinh:
Dùng thuốc sau khi có chỉ định rõ ràng
Sử dụng thuốc hợp lý dưới sự hướng dẫn của bác sĩ
Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng thuốc
Uống thuốc ngay sau khi cho con bú, hoãn cho con bú sau ít nhất 4 giờ và hạn chế tối đa hàm lượng thuốc trong sữa mẹ.
Kiểm tra sức khỏe mẹ và bé
Video đang HOT
42 ngày sau khi sinh, bà mẹ mới sinh cần quay lại bệnh viện để kiểm tra sức khỏe của mẹ và bé.
Mẹ cần kiểm tra những gì?
1. Những điều kiện cơ bản về phục hồi thể lực của bà mẹ mới sinh trong thời kỳ hậu sản
2. Đo trọng lượng cơ thể, huyết áp và thực hiện khám phụ khoa và vùng chậu để biết được sự phát triển của tử cung và phục hồi tử cung
3. Thực hiện việc khám bệnh liên quan đối với người bệnh bị tai biến, biến chứng trong quá trình mang thai và sinh nở như thiếu máu, đái tháo đường thai kỳ, tăng huyết áp khi mang thai, lắng nghe ý kiến chẩn đoán của bác sỹ và điều trị.
4. Bác sỹ hướng dẫn bà mẹ mới sinh về chế độ dinh dưỡng, tâm lý, vệ sinh và các biện pháp tránh thai sau khi sinh con.
Bé cần kiểm tra gì?
1. Nắm được tình hình cơ bản của quá trình nuôi dưỡng và sinh trưởng, phát triển của trẻ
2. Đo cân nặng, chiều cao, khám sức khỏe toàn diện, kịp thời phát hiện những bất thường
3. Thực hiện khám và điều trị tương ứng đối với trẻ có yếu tố nguy cơ cao như trẻ đẻ non, nhẹ cân
4. Hướng dẫn về sự phát triển của răng và chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ
Đời sống tình dục sau sinh
Sau khi nối lại đời sống tình dục sau khi sinh con, vợ chồng cần thực hiện các biện pháp tránh thai. Bất kể kinh nguyệt có trở lại hay không thì cơ thể người mẹ vẫn có khả năng rụng trứng và cũng có khả năng mang thai. Kết cấu của tử cung trong thời kỳ cho con bú rất mềm. Việc người mẹ phá thai có nguy cơ dẫn đến vỡ hoặc thủng tử cung, nhất là đối với những bà mẹ mới sinh mổ.
Vì vậy, mẹ cần phải thực hiện các biện pháp tránh thai sau khi quan hệ trở lại sau sinh. Bạn nên sử dụng bao cao su cho nam hoặc nữ. Phụ nữ sau sinh thường 3 tháng và sau sinh mổ 6 tháng có thể đặt vòng.
Quan hệ tình dục sớm sau khi sinh con dễ gây nhiễm trùng cơ quan sinh sản, đặc biệt với sản phụ sinh mổ. Phải mất ít nhất 6 đến 8 tuần để vết thương của tử cung và sự phục hồi của tử cung sau khi sinh con. Mẹ nên tránh quan hệ tình dục trong vòng 6 – 8 tuần sau khi sinh con.
Lạc nội mạc tử cung "chui" vào đại tràng
Chị H. thấy các triệu chứng khó đi ngoài, đau ở bụng nên đi kiểm tra sức khoẻ. Bác sĩ cho biết chị bị bán tắc ruột và chẩn đoán theo dõi K đại tràng. Nhưng may mắn bằng kỹ thuật hiện đại thì đó không phải là ung thư.
BS Nguyễn Duy Hải - Phòng khám Hoàng Long, Hà Nội chia sẻ về một ca bệnh đặc biệt. Bệnh nhân tên V.T.H. sống tại Hà Nội. Khi chị H. tới các bác sĩ trong lòng rất rối bời, lo sợ bị ung thư. Chị H. chỉ muốn đi kiểm tra thêm để biết chính xác bệnh.
Khi tiếp xúc với chị H, các xét nghiệm cận lâm sàng và lâm sàng cũ cho thấy bệnh nhân có khối u ở thành đại tràng nghi là ung thư nhưng khi soi trên lâm sàng bệnh nhân có dấu hiệu bán tắc ruột, khó đi ngoài. Bệnh nhân được chẩn đoán khối u chèn ép thành đại tràng nghi là ung thư.
Bác sĩ Hải đã tiến hành nội soi lòng đại tràng cho bệnh nhân. Khi nội soi, phát hiện có khối u dây soi không đi qua được, bác sĩ lại đổi sang dây soi nhỏ hơn để đi qua phần tắc ruột nhưng dây cũng không qua được đường vòng hẹp.
Cuối cùng, bác sĩ phải lấy dây soi đường mũi, một dây soi có đường kính rất nhỏ. Không thấy có tổn thương gì đặc biệt nên loại trừ ung thư mà có thể là tổn thương khác.
Khi đưa dây dẫn siêu âm áp vào vùng chít hẹp thì thấy vùng thành đại tràng có tổn thương, khối đè đẩy bên trong thành đại tràng giống khối u dưới niêm mạc. Bác sĩ nghĩ nhiều tới dạng mô tử cung lạc chỗ và khi đó phát triển lên quá to thì chèn thành đại tràng.
Với bệnh nhân này, bác sĩ chỉ cần phẫu thuật cắt bỏ đoạn chít hẹp cũng như nối thành đại tràng để bệnh nhân có thể khỏi bệnh và sống bình thường, không cần phải hoá trị và xạ trị.
Các bác sĩ nội soi cho bệnh nhân
Trường hợp của chị H, bác sĩ Hải cho biết nếu nhầm lẫn ung thư sau mổ bệnh nhân sẽ phải trải qua các phẫu thuật lớn, cắt đại tràng, và phải chịu tổn thương của các phương pháp điều trị ung thư như hoá trị, xạ trị, ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống của bệnh nhân.
Khi xác định được tổn thương trên nội soi có thể giúp cho bệnh nhân hướng can thiệp khác, bệnh nhân chỉ cần can thiệp tối thiểu.
Lạc nội mạc tử cung là vấn đề có thể xảy ra khi bạn đang trong độ tuổi sinh sản, khoảng 10% phụ nữ có thể gặp tình trạng này. Nếu bệnh nhân bị lạc nội mạc tử cung, các mô nội mạc trong lòng tử cung phát triển ra bên ngoài tử cung và lan ra ống dẫn trứng.
Những mô lạc chỗ này vẫn hoạt động như các mô nội mạc tử cung bình thường, điều này có nghĩa là chúng sẽ bị bong ra và ra máu trong chu kỳ kinh nguyệt.
Thay vì di chuyển ra ngoài cơ thể, máu kinh có chứa các tế bào nội mạc tử cung chảy ngược lại thông qua các ống dẫn trứng vào trong khoang chậu, khiến các tế bào này dính vào phúc mạc vùng chậu và các bề mặt của các cơ quan vùng chậu.
Phát hiện 3 khối u trong tử cung bệnh nhân cao tuổi Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba (Phú Thọ) vừa tiến hành phẫu thuật thành công cho một bệnh nhân có khối u khá đặc biệt. 2 khối u nang, 1 khối u xơ tử cung trong tử cung bệnh nhân. Ảnh: BVCC Bệnh nhân V.T.L., 75 tuổi, trú tại Thanh Ba, Phú Thọ vào viện...