3 món cực độc chị em gan yếu cần tránh ngay kẻo suy gan, rước họa vào thân
Chức năng gan kém chị em đừng dại ăn những thực phẩm này vào ban ngày nữa.
Lạc mốc và thối
Lạc chứa rất nhiều axit không bão hòa đơn béo, làm giảm cholesterol trong máu cao, không gây béo phì. Do đó, để giảm cân chị em rất tích cực ăn lạc. Nhưng nếu ăn phải lạc bị mốc và thối, sức khỏe chị em sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ. Lạc mốc có thể gây nhiễm độc, gây rối loạn chức năng, suy giảm miễn dịch, thoái hóa gan thận và thậm chí là ung thư gan. Để bảo vệ lá gan, bạn không nên ăn lạc mốc.
Thực phẩm giàu chất béo như thịt mỡ, đồ chiên rán ăn thì ngon nhưng gây ra những rắc rối không đáng có. Những thực phẩm giàu chất béo này khi vào cơ thể sẽ sinh ra lượng nhiệt dư thừa không cần thiết, lâu dần sẽ hình thành một lớp mỡ dày xung quanh gan, gây tổn hại gan. Do đó, người gan yếu cần giảm các chất béo, hạn chế ăn các món chiên rán.
Video đang HOT
Phụ gia thực phẩm trôi nổi, không đúng tiêu chuẩn có thể gây hại cho gan, ngộ độc cấp tính và ngộ độc mạn tính. Bạn chỉ nên sử dụng các phụ gia thực phẩm tự nhiên và phụ gia thực phẩm đã được nghiên cứu kỹ lưỡng về độ an toàn khi đưa vào cơ thể.
Ngoài ra, để bảo vệ gan, mỗi tối trước khi đi ngủ, chị em đừng quên uống trà hoa đào và trà bồ công anh. Hai loại trà này có tác dụng giải độc gan hiệu quả, đào thải các hóa chất độc hại trong gan. Thêm vào đó, ngâm chân bằng nước ấm trước khi đi ngủ cũng giúp thư giãn, giảm căng thẳng mệt mỏi, giải độc gan và giảm đau khớp.
Cảnh giác với món nướng vỉa hè
Thời tiết bắt đầu se lạnh cũng là thời điểm thích hợp cho các món nướng nở rộ. Đồ nướng là món ăn hút khách vì hương vị hấp dẫn, thực đơn đa dạng và giá cả phải chăng.
Thế nhưng, giống như nhiều hàng quán, đồ ăn đường phố khác, đồ nướng vỉa hè cũng luôn tiềm ẩn những nguy cơ mất vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Các quán nướng vỉa hè trở thành sự lựa chọn của nhiều thực khách.
Những tác hại khôn lường
Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 11-2020, cả nước xảy ra 9 vụ ngộ độc thực phẩm với 214 người bị ngộ độc, trong đó có 1 người tử vong. Như vậy, tính chung 11 tháng năm 2020, cả nước xảy ra 90 vụ ngộ độc thực phẩm với 2.254 người bị ngộ độc, trong đó có 22 người tử vong.
Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm rất đa dạng nhưng có thể phân chia thành các nhóm chính, gồm: Ngộ độc do ký sinh trùng như vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn; ngộ độc do ăn phải thực phẩm có sẵn chất độc; ngộ độc do nhiễm kim loại nặng, tồn dư thuốc bảo vệ thực phẩm, phụ gia thực phẩm; ngộ độc do thức ăn bị biến chất, ôi thiu...
Đặc biệt, tại các hàng quán vỉa hè với nguồn nguyên liệu không rõ nguồn gốc, quá trình sơ chế qua loa, khâu vệ sinh dụng cụ tạm bợ, sử dụng dầu, mỡ dùng đi dùng lại... cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ra ngộ độc thực phẩm.
Thời tiết chuyển lạnh, các quán nướng vỉa hè bắt đầu nở rộ và đắt khách. Lòng nướng, nầm nướng, thịt nướng, chân gà nướng... là những món ăn vỉa hè được giới trẻ ưa chuộng trong những ngày mùa đông ở Hà Nội. Tuy nhiên, nguyên liệu không rõ nguồn gốc, quá trình sơ chế qua loa, khâu vệ sinh dụng cụ tạm bợ... là những mối nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.
Bà Hoàng Thị Minh Thu, nguyên Phó Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội cho biết, các món đồ nướng như chân gà, nội tạng... là những nguyên liệu đòi hỏi phải sơ chế thật sạch, nếu làm sơ sài, những loại ký sinh trùng và vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể, gây nên một số loại bệnh nguy hiểm, như: Tiêu chảy, tả, viêm gan, thương hàn... Thế nhưng, đa phần các quán đồ nướng vỉa hè thường có cơ sở vật chất tạm bợ, nguồn nước sinh hoạt hạn chế, do đó, khâu sơ chế sạch thực phẩm trước khi đưa vào chế biến còn qua loa.
Cùng với đó, nguồn gốc thực phẩm được sử dụng tại các quán nướng vỉa hè cũng là vấn đề đáng bàn. Vào thời điểm cuối năm, hoạt động vận chuyển, kinh doanh thực phẩm nhập lậu, kém chất lượng cũng diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm (Trường Đại học Bách khoa Hà Nội) lưu ý, để bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm, thực phẩm nói chung và nội tạng động vật nói riêng cần có chế độ bảo quản đúng cách để giữ được độ tươi ngon, không bị ô nhiễm, ôi thiu. Việc vận chuyển thực phẩm nếu không bảo quản đúng cách, hay sử dụng thực phẩm kém chất lượng, có dấu hiệu bốc mùi hay mốc rất có thể người dùng sẽ bị nhiễm các loại vi khuẩn có hại, như: Salmonella, E.Coli, Listeria monocytogenes hay tụ cầu trùng... gây ngộ độc thực phẩm, nôn ói, tiêu chảy...
Còn theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đáng, nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), đồ nướng là món ăn khoái khẩu nhưng nếu sử dụng nhiều lại không có lợi cho sức khỏe. Cụ thể, các amin dị vòng và hydrocarbon thơm đa vòng là các hóa chất hình thành khi thịt được nấu ở nhiệt độ cao, khi chiên, hoặc nướng trực tiếp trên ngọn lửa. Trên các nghiên cứu cho thấy, các chất này có khả năng gây đột biến gen và từ đó làm tăng nguy cơ gây ung thư.
Các cách bảo đảm đồ nướng an toàn cho sức khỏe
Để bảo đảm an toàn cho sức khỏe khi sử dụng các món nướng, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm (Trường Đại học Bách khoa Hà Nội) khuyến cáo, khi sử dụng thực phẩm nướng cần chú ý cắt bỏ phần bị cháy, không ăn thực phẩm nướng cháy đen, quá vàng cũng như quá cứng.
Lúc nướng cần chú ý thời gian nướng và điều chỉnh nhiệt độ thích hợp, dụng cụ nướng cũng cần bảo đảm vệ sinh, an toàn. Cách tốt nhất là sử dụng bếp nướng halogen ánh sáng, hoặc là lò nướng chân không đa năng, sử dụng hơi nóng để nướng chín thực phẩm. Các loại bếp này không sản sinh ra khí độc hại cho môi trường xung quanh.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đáng, nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cũng cho rằng, khi sử dụng đồ nướng, mỗi người chỉ nên ăn vừa phải. Sau khi ăn đồ nướng nên dừng ăn món này một đến vài tuần để thải hết độc tố ra khỏi cơ thể.
Tốt nhất nên ăn đồ nướng tại nhà với nguồn thực phẩm tươi sạch tự mình đi mua, tẩm ướp. Nếu không có điều kiện ăn đồ nướng tại nhà, trước khi ăn đồ nướng hãy lựa chọn cơ sở uy tín, được cấp giấy chứng nhận vệ sinh, an toàn thực phẩm đầy đủ để loại trừ những rủi ro không đáng có ngay trước mắt.
Để tăng cường quản lý vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm tại những quán ăn vỉa hè nói chung và những quán nướng nói riêng, ông Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội nhấn mạnh, trong thời gian tới, các cơ quan chức năng liên quan của thành phố sẽ tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành tiếp tục tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định của Luật An toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, các quán ăn vỉa hè, thức ăn đường phố..., đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý thức của người kinh doanh thực phẩm trên địa bàn.
Nếu phát hiện cơ sở vi phạm sẽ xử phạt nghiêm theo quy định, thậm chí áp dụng các biện pháp đình chỉ hoạt động của cơ sở, tịch thu tang vật, tiêu hủy sản phẩm vi phạm...
Các biện pháp tăng cường sức khỏe xương khớp Duy trì sức khỏe xương khớp là rất quan trọng, đặc biệt là khi bước vào tuổi già, vào độ tuổi này sức khỏe suy giảm dễ dẫn đến tình trạng viêm xương khớp. Để thiết thực giúp tăng cường sức khỏe cho xương khớp, cần lưu ý một số vấn đề như sau: Ngay từ độ tuổi trung niên cần giữ cân...