3 bộ phận của bò tuyệt đối không được ăn kẻo rước bệnh vào người
Thịt bò là thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo bạn không nên ăn 3 bộ phận này của bò.
Mới đây, một nghiên cứu tại Đại học East Anglia (Anh) cho thấy việc duy trì chế độ ăn với 75 gram bò bít tết và 100 gram cá hồi phi lê hoặc uống nửa lít sữa nguyên kem mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch hiệu quả. Sở dĩ có tác dụng trên là nhờ các amino axít tạo protein. Các amino axít này giúp tăng cường sức khỏe cho tế bào, mô và cơ trong cơ thể.
Theo các chuyên gia, những người sử dụng thực phẩm giàu protein thường không bị bệnh huyết áp cao và có động mạch khỏe mạnh, giúp giảm nguy cơ đột quỵ và bệnh tim.
Người tiêu thụ những đồ ăn nhiều amino axít sẽ thu được những lợi ích tương đương với người bỏ hút thuốc, giảm ăn muối và gia tăng tập thể dục.
Bên cạnh giàu protein, thịt bò còn giàu kẽm và khoáng chất. Lợi ích của thịt bò còn giúp chống oxy hóa hiệu quả, bổ trợ tăng cường cơ bắp.
Ngoài ra, lượng kẽm giúp đẩy nhanh quá trình tổng hợp protein, kết hợp vitamin B6 và Glutamate giúp tăng cường miễn dịch và đề kháng cho bạn. Đặc biệt, lợi ích của thịt bò còn tăng sự trao đổi chất insulin, cho bạn cơ thể khỏe khoắn, đẩy lùi bệnh tật.
Thịt bò tốt là thế nhưng chớ dại ăn 3 bộ phận sau kẻo rước họa vào thân:
Gan bò: Đây là bộ phận giàu chất dinh dưỡng và được sử dụng làm món ăn chính tại rất nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên gan bò chứa nhiều cholesterol và các loại kim loại nặng.
Vì thế, bạn nên cân nhắc việc ăn gan bò ở một mức độ vừa phải để tránh bị dư thừa cholesterol, chất độc hay kim loại nặng gây tổn hại sức khỏe.
Gan là một trong 3 bộ phận của bò không nên ăn (Ảnh minh họa).
Video đang HOT
Da bò: Da vốn là món ăn được nhiều người ưa chuộng nhưng lại rất khó tiêu hóa. Vì thế, da bò cũng như các loại da động vật khác đều được chuyên gia khuyến cáo hạn chế ăn. Điều này đúng cho tất cả mọi người, dù nam hay nữ, già hay trẻ. Nguyên nhân là da bò có hàm lượng chất dinh dưỡng cực thấp, lại có nhiều rủi ro như ăn phải bì da bò bẩn gây rối loạn tiêu hóa.
Phổi bò: Nếu như gan bò chứa nhiều cholesterol và kim loại nặng thì phổi bò lại là bộ phận tích tụ nhiều độc tố nhất. Đây là cơ quan hô hấp chính của loài gia súc này, làm nhiệm vụ lọc không khí và dễ lưu lại nhiều chất bẩn nhất.
Phổi bò có nhiều phế nang, là nơi dễ dàng tích tụ và lắng đọng các loại bụi. Khi ăn vào, con người có thể vô tình mang theo bụi là kim loại nặng của bò vào người.
Cách chọn thịt bò tươi ngon:
Cảm nhận độ nhớt của thịt bò : Trong quá trình chọn thịt bò, hãy chạm vào miếng thịt. Nếu là thịt bò tươi, thịt sẽ không dính vào tay bạn vì trên các thớ thịt đều có một lớp màng khô. Nếu có cảm giác dính tay trong quá trình chạm, bạn không nên chọn miếng thịt bò đó.
Quan sát màu sắc của thịt bò: Khi chọn thịt bò, bước đầu tiên là bạn phải quan sát màu sắc của nó. Thịt bò tươi sẽ có màu đỏ sẫm, màu sắc đồng đều, sáng bóng, trông hấp dẫn. Nếu miếng thịt chỉ có bề mặt cắt là có màu sáng bóng thì đây là thịt bò đã được lưu trữ trong hơn một ngày.
Ngửi thịt bò: Nếu thịt bò đủ tươi, mùi của nó có thể dễ dàng phân biệt, đó là mùi vị của thịt bình thường. Nhưng nếu thịt bò không tươi hoặc hư, hương vị sẽ khác. Khi đó, miếng thịt sẽ có mùi ôi.
Hãy thử sự đàn hồi của thịt bò: Bước cuối cùng khi chọn thịt bò là thử sự đàn hồi của nó. Thịt bò tươi thì khi bạn ấn vào miếng thịt, thịt sẽ không bị lõm. Nhưng thịt bò đã cấp đông hoặc thịt bò hỏng thì sẽ không được như thế.
Lưu ý để nhận biết thịt bò ngậm nước: Sau khi bị tiêm nước, các sợi thịt trông thô hơn. Chạm vào thịt bò ngậm nước, bạn sẽ có cảm giác ướt tay. Đặt miếng khăn giấy lên bề mặt thịt bò, giấy nhanh chóng thấm đầy nước. Thịt bò bình thường không dính, và giấy sẽ không thấm nước.
Dịp Tết, người bị tăng huyết áp chớ dại ăn nhiều những thứ này
Đối với những người mắc bệnh tăng huyết áp việc ăn uống trong ngày Tết cần phải được đặc biệt chú ý để tránh gặp phải vấn đề về sức khỏe.
Trong dịp Tết, gia đình nào cũng tích trữ rất nhiều thực phẩm để sử dụng dài ngày. Đặc biệt, những món ăn ngày Tết như bánh chưng, các loại thịt, đồ chế biến sẵn.... thường rất giàu năng lượng. Trong khi đó với tâm lý ăn uống thoải mái, chúng ta thường quên bổ sung đầy đủ rau xanh, hoa quả khiến chế độ ăn mất cân bằng, gây ra nhiều hệ lụy với sức khỏe, nhất là với người có bệnh mạn tính như tăng huyết áp. Vì vậy để có một cái Tết vui khỏe người bị tăng huyết áp nên tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý, khoa học bao gồm:
Hạn chế ăn chất béo
Chất béo từ thịt cũng như trong da các loại gia cầm, đồ chiên rán không chỉ khiến chúng ta tăng cân mà còn làm gia tăng cholesterol trong máu gây xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và các bệnh về tim mạch.
Hạn chế ăn mặn
Người bị bệnh tim mạch, tăng huyết áp không nên ăn nhiều muối. (Ảnh minh họa)
Tiêu thụ quá nhiều muối cũng khiến chúng ta dễ mắc các bệnh lý về tim mạch, huyết áp. Do đó, bệnh nhân tăng huyết áp cần chú ý kiểm tra lượng muối ghi trên bao bì đối với thức ăn chế biến sẵn như chân giò hun khói, giò, chả, lạp xưởng, bò khô, tôm khô, xúc xích, dăm bông... đồng thời hạn chế ăn các món chứa nhiều muối như dưa hành, món kho,...
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, một người trưởng thành chỉ nên dùng dưới 5 gam muối (khoảng 1 muỗng cà phê muối ăn). Đối với người có bệnh tim mạch, tăng huyết áp hoặc người già thì lượng muối cho phép còn thấp hơn nữa.
Hạn chế ăn đường bột
Khi lượng đường được ăn nhiều hơn sẽ làm tăng đáng kể huyết áp tâm thu (6,9 mm Hg) và huyết áp tâm trương (5,6 mm Hg). Theo nghiên cứu, việc lạm dụng quá mức fructose do ăn uống là một cơ chế có khả năng làm tăng nhịp tim, nồng độ muối trong thận và sức đề kháng của mạch máu... Tất cả những điều này đều có thể tương tác làm tăng huyết áp và tăng nhu cầu về oxy cơ tim. Do đó người bị tăng huyết áp nên kiểm soát lượng đường bột nạp mỗi ngày bằng cách hạn chế ăn món ngọt như các loại bánh kẹo, mứt, ô mai, nước ngọt, ...
Hạn chế thực phẩm nhiều năng lượng
Người tăng huyết áp cần tiết chế ăn uống, không nên ăn các món giàu năng lượng. (Ảnh minh họa)
Thực phẩm dễ gây béo phì, thừa mỡ sẽ khiến lượng cholesterol máu tăng cao, tích tụ trong thành mạch gây nên xơ vữa động mạch. Thể trọng tăng lên cũng khiến huyết áp tăng, thể trọng càng tăng nhiều thì huyết áp càng cao. Vì vậy người tăng huyết áp cần tiết chế ăn uống, không nên ăn các món gây tăng cân như bánh chưng, bánh tét, thịt đông, măng hầm chân giò, giò xào... Nếu muốn nên chọn ăn vào bữa sáng hoặc bữa trưa. Với bánh chưng khi ăn có thể bỏ bớt phần nhân bánh nhiều thịt mỡ.
Hạn chế rượu, bia
Với nhiều gia đình, rượu bia là thức uống không thể thiếu trong dịp Tết. Tuy nhiên theo thống kê, chỉ cần uống 100 ml rượu là đủ để tăng áp lực thành mạch lên 3 mmHg. Vì thế, để tránh tình trạng tăng huyết áp nên hạn chế uống rượu bia. Nếu uống thì nên giới hạn ở mức độ không quá 50ml rượu mạnh, 150ml rượu vang và 350 ml bia.
Hạn chế uống nước chè đặc, cà phê
Người mắc bệnh tăng huyết áp cũng không nên uống nhiều chè đặc, cà phê. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tác động của caffeine lên việc chỉ số huyết áp có hiệu quả gần như ngay lập tức sau khi tiêu thụ. Một đánh giá dựa trên 34 nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ từ 200 đến 300 mg caffeine từ cà phê dẫn đến sự tăng trung bình từ 8 mmHg và 6 mmHg chỉ số huyết áp tâm thu và tâm trương, tương ứng.
Trái ngược với những thực phẩm nói trên, các loại cá, hải sản, rau củ và trái cây là món ngon bổ, tốt cho sức khỏe Những loại rau củ quả nhiều chất xơ đã cho thấy có hiệu quả trong việc dự phòng và điều trị nhiều dạng bệnh tim mạch trong đó có tăng huyết áp.
Lợi ích lớn nhất với tăng huyết áp của chất xơ là các sợi xơ tạo thành gel hòa tan trong nước như chất xơ trong các loại rau, yến mạch, táo, đậu đỗ, thanh long, bưởi, cam gọt vỏ,...
Ngoài lợi ích chống tăng huyết áp, chất xơ còn giúp giảm cân hiệu quả. Vì vậy nên ăn đủ rau, quả với lượng trung bình là 400g/người/ngày, với người cao huyết áp nên ăn 500g mỗi ngày; và có thể ăn 100-300g quả chín mỗi ngày.
Cùng với rau củ người tăng huyết áp cũng nên tăng cường tiêu thụ các món ăn chế biến từ cá, hải sản. Điều này vừa giúp giảm bớt các món thịt mỡ ngấy ngán vừa để có thêm các acid béo không no, omega, khoáng chất có lợi.
Và thay vì nước ngọt, rượu bia, nước chè hay cà phê chúng ta nên ưu tiên sử dụng nước trái cây để tăng cường vitamin, sữa không đường, ít béo để bổ sung thêm canxi (khoảng 1-2 cốc sữa/ngày) và uống đủ nước mỗi ngày.
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng bệnh nhân tăng huyết áp cần xây dựng lịch trình đi lại, nghỉ ngơi phù hợp, giảm căng thẳng, không quá gắng sức. Trong những ngày Tết, đừng quên kiểm tra cân nặng, huyết áp vào mỗi sáng thức dậy. Đồng thời cần chú ý các bài tập luyện như đi bộ, yoga, thái cực quyền cho mỗi ngày (trung bình 30 phút)...
Dinh dưỡng hợp lý phòng bệnh không lây nhiễm Dinh dưỡng không lành mạnh là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây các bệnh mạn tính không lây nhiễm như béo phì, đái tháo đường, bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đột quỵ, ung thư... Việc thiếu hoặc thừa dinh dưỡng đều tác động tiêu cực tới sự phát triển bệnh, và sự phối hợp cả 2 yếu tố thì thậm...