24 tuổi, thỉnh thoảng đi ngoài ra máu có phải ung thư?
Trước đây rất nhiều bệnh ung thư, trong đó có ung thư tiêu hóa liên quan đến tuổi; tuy nhiên 24 tuổi cũng không loại trừ được các u, ung thư đường tiêu hóa, trong đó có ung thư đại trực tràng.
Tôi 24 tuổi, một năm gần đây thỉnh thoảng đi ngoài ra máu, hơi buốt, phân nhỏ, đi khám được kê đơn thuốc của bệnh nứt kẽ hậu môn. Tôi chưa xét nghiệm nội soi, triệu chứng như vậy có phải ung thư đại trực tràng không? (Xuân Thành).
PGS.TS Vũ Hồng Thăng, Phó Trưởng bộ môn Ung thư Trường Đại học Y Hà Nội, Phó Trưởng khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện K Trung ương trả lời: Trước đây rất nhiều bệnh ung thư, trong đó có ung thư tiêu hóa liên quan đến tuổi; tuy nhiên 24 tuổi cũng không loại trừ được các u, ung thư trường tiêu hóa, trong đó có ung thư đại trực tràng.
Bạn nên lưu ý test tìm máu ẩn trong phân hoặc tốt hơn là đi nội soi đại trực tràng bằng ống nội soi mềm để xem toàn bộ đại trực tràng ngoài tổn thương này, có kèm tổn thương khác không như các khối u, polyp hay bệnh lý nào khác phối hợp.
Trong lâm sàng chúng tôi thấy trước đây nhiều người hay bỏ qua triệu chứng này, đổ cho nguyên nhân khác mà quên mất đằng sau đó có thể có bệnh lý phối hợp dù 24 là độ tuổi khá trẻ. Trong thực tiễn lâm sàng, chúng tôi đã gặp những cháu rất nhỏ 8, 12 tuổi, 14-15 tuổi, trong một gia đình cũng không tìm thấy tiền sử liên quan gia đình. Vì thế, bạn cũng cần kiểm tra hết sức cẩn thận.
Nứt kẽ hậu môn không phải ung thư, cũng không thấy nếu không điều trị lâu dài thành bệnh ung thư, mà đây là bệnh lý liên quan ngoại khoa thông thường khác.
Video đang HOT
ThS. BSCK II Hà Hải Nam, Phó Trưởng khoa Ngoại bụng I, Bệnh viện K Trung ương cho biết: Nứt kẽ hậu môn là bệnh lý lành tính, tổn thương tại vùng hậu môn trực tràng ngoài da vì thế nếu tổn thương ở mức độ nhẹ chỉ cần bôi thuốc, uống thuốc thì sơ bộ tổn thương có thể liền lại được. Trừ trường hợp diễn biến ở mức độ nặng sẽ phải can thiệp ngoại khoa, để loại bỏ tổn thương, sau khoảng 2-3 tuần có thể xử lý triệt để.
Bạn không nằm trong nhóm yếu tố nguy cơ của ung thư đại trực tràng trừ khi trong nhà bạn có người từng mắc ung thư đại trực tràng hoặc có bệnh lý liên quan đến ung thư đại trực tràng như đa polyp hoặc từng đi nội soi phát hiện có polyp.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ
Trĩ là một loại bệnh của mạch máu tĩnh mạch, có tỷ lệ mắc cao trong cộng đồng tuy nhiên nhiều người vẫn chủ quan, e ngại không đi khám bệnh dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân gây bệnh
Thói quen ăn uống: Ít ai có thể ngờ rằng việc ăn uống hàng ngày cũng là một trong những nguyên nhân châm ngòi cho căn bệnh trĩ được đà tiến triển. Vì vậy nhiều người cứ ăn uống thoải mái mà không biết rằng bị bệnh trĩ hỏi thăm bất cứ lúc nào.
Ăn ít chất xơ, nhiều đồ cay nóng sẽ làm cơ thể rơi vào tình trạng táo bón. Khi bị táo bón sẽ cần dùng nhiều sức rặn để đẩy phân ra ngoài từ đó gây căng giãn các tĩnh mạch. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ gây ra hiện tượng đại tiện ra máu khiến cơ thể bị mất máu, xanh xao, mệt mỏi. Không cung cấp đủ nước cho cơ thể không những dẫn đến những bệnh về da mà còn gây ra những căn bệnh về tiêu hóa, lâu dần hình thành nên bệnh trĩ.
Thói quen sinh hoạt: Lười vận động, ngồi lì một chỗ, đứng lâu không đi lại sẽ khiến khí huyết không được lưu thông, gây áp lực cho các tĩnh mạch hậu môn. Yếu tố này liên quan trực tiếp đến tính chất công việc, có thể kể đến một số ngành nghề như: nghề may, nhân viên văn phòng, lái xe...
Nhịn đại tiện: Đây là một thói quen xấu bởi ngoài việc gây ảnh hưởng cho sức khỏe vì cơ thể hấp thụ các chất độc do phân tích tụ lâu ngày thì việc nhịn đại tiện còn làm phân bị cứng và khô lại từ đó gây khó khăn khi đại tiện và khoảng cách dẫn đến bệnh trĩ là rất gần.
Bệnh trĩ nếu không được thăm khám và điều trị sớm có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Tác hại bệnh trĩ đối với sức khỏe
Vì là bệnh ở vùng kín nên bệnh nhân thường ngại đi khám và điều trị, nhất là với phụ nữ. Nhiều người có tâm lý e ngại đã âm thầm chấp nhận bệnh trong nhiều năm cho đến khi bệnh trở nặng chảy máu nhiều hoặc búi trĩ bị sa nằm bên ngoài hậu môn không thể nhét vào thì mới bắt buộc phải điều trị, việc thăm khám và điều trị muộn khiến bệnh trở nặng gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Một số tác hại:
Gây thiếu máu, giảm trí nhớ: Người bệnh dễ dàng nhận biết biểu hiện bệnh trĩ thông qua dấu hiệu đi cầu ra máu. Lúc đầu, máu chỉ rỉ ra thấm vào giấy vệ sinh hoặc dính vào phân nhưng khi bệnh nặng thì máu có thể thành giọt hoặc phun thành tia. Nếu không can thiệp kịp thời, lượng máu mất đi nhiều sẽ khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, trí nhớ suy giảm, mất tập trung, người xanh xao... Thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng nếu ở một mình hoặc khi lái xe trên đường.
Gây suy giảm ham muốn tình dục: Bệnh trĩ gây ra những tác hại không nhỏ đến đời sống tình dục. Biểu hiện bệnh trĩ ở khu vực "cửa hậu" và vì thế mà người bệnh luôn cảm thấy tự ti, sợ bạn tình phát hiện, lo lắng làm sao để chữa khỏi bệnh trĩ... Hệ quả là ham muốn tình dục giảm sút, khó hòa hợp về chuyện ấy và khó đạt được sự thăng hoa khi gần gũi.
Ảnh minh họa
Gây biến chứng thành các bệnh lý nguy hiểm:
Gây táo bón: Táo bón và bệnh trĩ thường đi cùng nhau. Bởi lẽ, khi mắc bệnh trĩ việc đại tiện thường khó khăn hơn và đau rát, thậm chí nhiều người nghĩ việc đi ngoài sẽ khiến bệnh nặng hơn nên thường trì hoãn vào nhà vệ sinh. Điều này gây táo bón, táo bón trầm trọng hơn và bệnh trĩ cũng vì thế mà tiến triển nặng thêm.
Nứt kẽ hậu môn cũng có thể vấn đề tiếp theo mà bạn có thể gặp phải.
Áp xe hậu môn: Đây cũng là tác hại của bệnh trĩ, biến chứng thường gặp khi mắc bệnh trĩ. Nếu không can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến bệnh rò hậu môn điều trị khó khăn hơn.
Gây ung thư trực tràng: Có nhiều nguyên nhân gây ung thư trực tràng, nhưng đáng buồn là bệnh trĩ lại nằm trong nhóm có nguy cơ cao mắc căn bệnh có thể đe dọa đến tính mạng này.
Gây viêm nhiễm phụ khoa: Do đặc điểm cấu tạo hậu môn và cơ quan sinh dục nằm sát nhau nên nếu nữ giới mắc bệnh trĩ khi viêm nhiễm ở hậu môn không được xử lý tốt thì vi khuẩn có thể xâm nhập sang âm hộ, âm đạo gây ra bệnh viêm phụ khoa, đây là một tác hại nguy hiểm, chị em cần phải hết sức chú ý.
Mắc phải bệnh "khó nói" này, thiếu nữ đã phải phẫu thuật để tránh biến chứng khi còn quá trẻ Gặp những bất tiện trong sinh hoạt như đi đại tiện đau rát, ra máu, nhất là đi lại và ngồi khó khăn hơn, chị N.T.D.L, 18 tuổi mới vào viện. Để tránh biến chứng vì bệnh "khó nói" này, thiếu nữ đã phải phẫu thuật cắt trĩ. Các bác sĩ BVĐK MEDLATEC vừa thực hiện phẫu thuật cắt trĩ cho bệnh nhân...