2 cách nấu lẩu chân gà lá giang và ớt hiểm thơm ngon cực bắt miệng
Những ngày tụ họp bạn bè mà được nhâm nhi chân gà giòn sần sật được nóng hổi nấu trong nước dùng lẩu chua chua, cay cay thì còn gì tuyệt hơn.
Hôm nay, hãy cùng khám phá ngay 2 món lẩu lẩu chân gà lá giang và ớt hiểm cực thơm ngon. Vào bếp ngay nào!
1. Lẩu chân gà với lá giang
Nguyên liệu làm Lẩu chân gà với lá giang
Chân gà 600 gr
Lá giang 300 gr
Sả 4 cây
Tỏi 5 tép
Ớt 2 trái
Ngò gai 3 nhánh
Dầu ăn 2 muỗng canh
Nước mắm 1 muỗng canh
Muối hạt 1 ít
Gia vị thông dụng 1 ít (muối/ đường/ hạt nêm)
Cách chọn mua lá giang tươi ngon
Chọn mua những lá giang có màu xanh đậm, vì đó là những lá lớn, già. Khi nấu sẽ mang lại vị chua hấp dẫn hơn những lá giang còn non.Ngoài ra, bạn nên chọn mua những bó lá giang còn nguyên vẹn, không dập nát, không có quá nhiều những đốm trắng hoặc đen ở trên lá.Không nên mua lá giang có màu sắc nhợt nhạt, vì đó là những lá còn non, khi nấu sẽ không có đủ độ chua cho món lẩu.
Cách chế biến Lẩu chân gà với lá giang
1
Sơ chế chân gà
Chân gà mua về cắt bỏ móng nhọn, chặt làm đôi dùng chanh hoặc muối hạt chà xát toàn bộ rồi đem rửa lại với nước sạch 2 – 3 lần. Sau đó, chặt đôi chân gà tại khớp giữa móng và cẳng chân.
2
Sơ chế các nguyên liệu khác
Sả mua về cắt bỏ phần lá, đập dập rồi buộc lại thành bó.
Tỏi lột vỏ, đập dập rồi băm nhuyễn. Ớt rửa sạch, cắt nhỏ.
Lá giang, ngò gai mua về nhặt bỏ các lá héo, lá dập, rửa sạch rồi cắt nhỏ ra.
3
Xào chân gà
Bắc chảo lên bếp, cho vào 2 muỗng canh dầu ăn và phi thơm phần tỏi băm. Sau khi tỏi đã thơm rồi thì bạn cho phần chân gà vào xào khoảng 5 phút ở lửa lớn cho chân gà được săn lại.
4
Bắc nồi lên bếp và nấu sôi 2 lít nước cùng với bó sả, khi nước đã sôi thì bạn lấy bó sả ra, cho phần chân gà đã xào vào nấu với lửa vừa trong vòng 15 – 20 phút.
Tiếp đó, bạn nêm vào nồi 2 muỗng cà phê muối, 2 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê hạt nêm.
Khuấy đều và chờ cho nước sôi lại rồi thả lá giang vào nồi, nấu thêm 5 phút nữa thì tắt bếp, cho 1 muỗng canh nước mắm vào, nêm nếm lại cho vừa ăn rồi cho thêm ớt và ngò gai nữa là hoàn thành.
5
Thành phẩm
Lẩu chân gà lá giang vô cùng thơm ngon, nước dùng chua chua cay cay, chân gà giòn dai vô cùng hấp dẫn. Những ngày mưa mà có một nồi lẩu chân gà lá giang như thế này ăn kèm với bún cùng chém mắm ớt thì còn gì bằng!
Video đang HOT
2. Lẩu chân gà với ớt hiểm
Nguyên liệu làm Lẩu chân gà với ớt hiểm
Chân gà 500 gr
Ớt hiểm 70 gr
Tỏi 5 tép
Chanh 1 trái
Cần tàu 2 nhánh
Rau quế 2 nhánh
Nước mắm 2 muỗng canh
Dầu ăn 2 muỗng canh
Giấm 1 ít
Gia vị thông dụng 1 ít (muối/ đường/ bột ngọt/ hạt nêm)
Cách chọn mua ớt hiểm nấu lẩu
Để chọn mua ớt hiểm nấu lẩu ngon, bạn nên chọn những trái còn nguyên cuống, thân căng và bóng, màu sắc tươi sáng, không xuất hiện những đốm đen.Không nên chọn những quả ớt quan sát thấy héo, có đốm nâu hoặc đã rụng khỏi cuống vì đây là ớt hiểm đã để lâu.
Cách chế biến Lẩu chân gà với ớt hiểm
1
Sơ chế chân gà
Chân gà mua về rửa sạch với nước muối loãng có pha một ít giấm để khử mùi hôi. Sau đó bạn cắt bỏ phần móng nhọn của chân gà rồi chặt chân gà làm đôi.
2
Sơ chế các nguyên liệu khác
Tỏi lột vỏ, đập dập rồi băm nhuyễn. Ớt hiểm bỏ cuống, rửa sạch.
Cần tàu và rau quế bạn bỏ rễ, nhặt bỏ các phần bị héo, úa, đem rửa sạch rồi cắt nhuyễn.
Chanh cắt đôi, vắt lấy nước cốt.
3
Xào chân gà
Cho 1/2 phần tỏi băm vào chân gà, cùng với 2 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng canh nước mắm rồi trộn đều cho gia vị thấm đều chân gà,
Bắc nồi lên bếp, cho vào 2 muỗng canh dầu ăn và cho 1/2 phần tỏi băm còn lại vào phi thơm. Kế đến, bạn cho phần chân gà vào xào cho đến khi chân gà săn lại.
4
Nấu lẩu chân gà ớt hiểm
Sau đó, bạn cho 2 lít nước vào nồi và nấu ở lửa vừa. Khi nước bắt đầu sôi lại thì bạn nêm vào lẩu 1/2 muỗng canh muối, 1 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 2 muỗng cà phê bột ngọt và 1 muỗng canh nước mắm.
Khi nước đã sôi rồi thì bạn cho ớt hiểm vào, khuấy đều lên, tiếp đó bạn cho vào phần nước cốt canh và rau thơm, cần tàu vào nồi lẩu rồi nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn và tắt bếp.
5
Thành phẩm
Món lẩu chân gà ớt hiểm có màu sắc bắt mắt nhờ vào màu đỏ của ớt, hương vị thì vô cùng kích thích vị giác, chân gà dai dai giòn giòn kết hợp với nước dùng cay cay cực đã. Món lẩu này mà nhâm nhi cùng cả gia đình trong những ngày mưa lạnh thì ngon hết sẩy.
2 cách nấu canh chân gà lá giang và nấm hương nóng hổi, đưa cơm
Chân gà là một món ăn quen thuộc, có thể chế biến thành nhiều món ăn đa dạng. Ngoài các món chiên, món kho, hôm nay. Cùng vào bếp và học ngay 2 cách nấu canh chân gà lá giang và nấm hương nóng hổi, đưa cơm đậm đà này nhé!
1. Canh chân nấu gà lá giang
Nguyên liệu làm Canh chân nấu gà lá gian
Chân gà 500 gr
Lá giang 250 gr
Ngò gai 20 gr
Ngò ôm 20 gr
Hành tím 10 gr
Tỏi 10 gr
Dầu ăn 1 muỗng canh
Nước mắm 1 muỗng canh
Rượu trắng 1 muỗng canh
Ớt hiểm 3 quả
Gia vị 1 ít (đường / muối/ tiêu / hạt nêm)
Cách chọn mua lá giang tươi ngon
Chọn mua những lá giang có màu sắc xanh lá đậm, đây là những lá lớn, già sẽ mang lại vị chua hấp dẫn hơn những lá giang non có màu sắc nhạt.Chọn mua những bó lá giang có lá nguyên vẹn, không dập nát, không có quá nhiều những đốm trắng hoặc đen trên lá.Nếu mua lá giang về không sử dụng hết, bạn nên cho lá giang vào tủ lạnh để bảo quản ngay, không nên rửa rồi mới cho vào tủ lạnh sẽ khiến lá giang mau hư.
Cách chế biến Canh chân nấu gà lá giang
1
Sơ chế nguyên liệu
Chân gà mua về đem cắt bỏ phần móng nhọn, sau đó bóp với muối và 1 muỗng canh rượu trắng rồi xả sạch lại với nước, để ráo sau đó cắt làm đôi.
Lá giang mua về nhặt bỏ lá hư, rửa sạch với nước muối loãng, sau đó rửa lại với nước sạch, để ráo rồi vò nát.
Mách nhỏ: Dùng tay vò nát lá giang để khi nấu lá giang ra vị chua nhé!
Hành tím và tỏi lột vỏ, đập dập sau đó băm nhuyễn. Rau ôm, ngò rai rửa sạch, cắt nhuyễn.
2
Ướp chân gà
Chân gà sau khi đã sơ chế sạch, mang ướp với 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê tiêu. Trộn đều và tiến hành ướp gà khoảng 15 - 20 phút cho thấm gia vị.
3
Xào chân gà
Bắc nồi lên bếp, cho 1 muỗng canh dầu ăn vào và đun nóng, cho toàn bộ phần hành, tỏi băm vào phi thơm.
Khi hành, tỏi đã dậy mùi, trút phần chân gà vừa ướp gia vị vào nồi và xào cho chân gà săn và vừa chín tới.
4
Nấu canh
Chân gà đã săn lại, các bạn thêm tiếp vào nồi 2 lít nước sau đó đậy nắp lại và đun sôi.
Khi nước canh đã sôi, thêm vào nồi 2 muỗng cà phê muối, 2 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 3 trái ớt hiểm. Khuấy đều cho nước sôi lại rồi thả lá giang vào nồi, nấu thêm 5 phút nữa thì tắt bếp, cho 1 muỗng canh nước mắm vào, nêm nếm lại cho vừa ăn.
Múc canh ra tô, rắc thêm rau ôm và ngò gai lên trên, trang trí lại cho đẹp mắt là hoàn thành.
5
Thành phẩm
Món canh gà lá giang có mùi thơm cuốn hút, chân gà giòn giòn, đậm đà, nước dùng thanh thanh, chua chua hấp dẫn vô cùng. Bạn có thể ăn kèm với cơm nóng hoặc bún, chấm cùng với chén nước mắm hay muối tiêu chanh để tăng thêm hương vị cho món ăn nhé!
2. Canh chân gà nấu nấm hương
Nguyên liệu làm Canh chân gà nấu nấm hương
Chân gà 1 kg
Đùi gà 1/2 kg
Cà rốt 1 củ
Hành tây 1 củ
Nấm hương 50 gr
Tỏi băm 20 gr
Ngò rí 10 gr
Dầu ăn 2 muỗng canh
Nước tương 1 muỗng canh
Gia vị 1 ít (đường / muối / hạt nêm/ bột ngọt)
Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon:
Cách chọn mua cà rốt ngon
Nên chọn những củ dáng thon, vừa phải, còn cuống lá, cầm lên thấy cứng không quá mềm.Chọn mua những củ có lớp vỏ bên ngoài còn nguyên vẹn, trơn láng, không sần sùi, có đốm đen.
Cách chọn mua nấm hương khô ngon
Nên chọn loại chắc, không đứt gãy, màu sáng, không có vết mốc màu trắng. Chọn cơ sở uy tín để lựa chọn mua nấm khô để đảm bảo an toàn.Không nên chọn mua nấm đông cô khô không rõ nguồn gốc và có mùi hôi khó chịu.
Cách chế biến Canh chân gà nấu nấm hương
1
Sơ chế nguyên liệu
Chân gà mua về cắt bỏ phần móng nhọn. Mang chân và đùi gà rửa sạch với muối, giấm hoặc chút rượu. Mang chân gà và đùi gà đi luộc sơ qua nước khoảng 5 phút sau đó vớt ra để ráo.
Nấm hương ngâm nước ấm khoảng 2 - 3 tiếng cho nở mềm. Sau đó cắt bỏ chân nấm.
Cách sơ chế nấm hương khô đúng cách
Rửa nấm qua nước để loại bỏ các bụi bẩn, sau đó ngâm nấm trong nước từ 30 phút đến vài tiếng để nấm được nở mềm; ngâm ít hơn 30 phút nấm sẽ chưa mềm được, nấu không ngon.Để rút ngắn thời gian bạn có thể ngâm nấm trong nước ấm hoặc nước nóng 60 - 80 độ C trong 10 phút.Khi ngâm bạn quay phần gốc nấm tiếp xúc với mặt nước để dễ dàng loại bỏ những bụi bẩn khỏi nấm hương.Cắt bỏ chân nấm vì phần chân rất cứng ăn sẽ không ngon.
Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch sau đó tỉa hoa rồi cắt lát.
Hành tây lọt vỏ, cắt múi cau.
2
Xào nấm
Bắc nồi lên bếp, cho 2 muỗng canh dầu ăn vào và đun nóng, cho tiếp phần tỏi băm vào nồi và phi thơm.
Trút toàn bộ phần nấm hương đã sơ chế vào nồi, xào ở lửa lớn khoảng 3 phút cho nấm chín đều. Thêm vào nồi 1 muỗng canh đường, 1/2 muỗng canh bột ngọt, 1 muỗng canh hạt nêm, đảo đều thêm 1 phút nữa cho các gia vị tan hoàn toàn.
3
Nấu canh
Cho vào nồi 2 lít nước và đun sôi.
Khi nước đã sôi, cho phần chân gà và đùi gà đã luộc vào nồi, đậy nắp và hầm khoảng 15 phút cho gà mềm. Thêm vào nồi phần cà rốt tỉa hoa, 1/3 muỗng canh muối, 1 muỗng canh nước tương khuấy đều rồi hầm thêm khoảng 10 phút nữa cho cà rốt chín.
Cuối cùng cho hành tây vào, nêm nếm lại cho vừa ăn rồi múc ra tô và thưởng thức.
4
Thành phẩm
Với cách nấu đơn giản, không một chút cầu kì, bạn đã có ngay món chân gà nấu nấm hương thơm ngon, bổ dưỡng. Chân gà dai giòn, thấm vị, nấm hương và cà rốt mềm ngọt kết hợp với nước dùng đậm đà, khó cưỡng. Món này dùng nóng chung với cơm hoặc chấm bánh mì đều vô cùng tuyệt với đó!
Cách nấu lẩu gà lá giang nóng hổi thanh mát thơm ngon cho bữa cơm cuối tuần Vào những buổi chiều mưa như thế này thì còn gì bằng việc cả gia đình cùng quây quần bên nhau vừa ăn món lẩu nóng hổi vừa cười nói vui vẻ. Nguyên liệu làm Lẩu gà lá giang Gà ta 1 con (khoảng 1.6kg) Lá giang 250 gr Hành tím 3 củ Gừng 1 củ Tỏi 4 tép Ngò gai 3 nhánh...