2 cách làm bánh tráng chà bông, món ăn vặt nổi tiếng khắp Sài Thành
Bánh tráng trộn là món ăn vặt mà dường như ai cũng yêu thích, với nhiều cách biến tấu mà món ăn này ngày càng trở nên đặc biệt và luôn hot ở mọi thời điểm.
Hôm nay, chuyên trang Vào bếp sẽ giới thiệu đến bạn món bánh tráng chà bông cực dễ làm, ăn là ghiền.
1 . Bánh tráng chà bông hành phi
Nguyên liệu làm Bánh tráng chà bông hành phi
Bánh tráng mỏng 4 miếng (loại làm gỏi cuốn)
Chà bông 1 ít
Đậu phộng rang 1 muỗng cà phê (giã nhỏ)
Mỡ hành 1 muỗng cà phê
Hành phi 2 muỗng cà phê
Muối 1 muỗng cà phê
Mỡ hành và hành phi bạn có thể tự làm tại nhà theo công thức từ Điện máy XANH với các bước dễ làm và nhanh chóng.
Cách chế biến Bánh tráng chà bông hành phi
1
Sơ chế bánh tráng
Bạn xếp bốn miếng bánh tráng lên nhau rồi cắt thành 4 miếng dài rồi cắt miếng vuông nhỏ khoảng 2 đốt ngón tay.
Video đang HOT
2
Ướp và trộn bánh tráng
Bạn cho bánh tráng vào tô rồi ướp với 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê đậu phộng rang (giã nhỏ), 1 muỗng canh cà phê mỡ hành, 2 muỗng cà phê hành phi, 1 ít chà bông.
Sau đó, bạn trộn đều để bánh tráng và các nguyên liệu được quyện vào nhau.
3
Thành phẩm
Bánh tráng chà bông hành phi thơm ngon với bánh tráng và hành phi giòn giòn quyện với hành mỡ béo thơm, chà bông mặn mặn, đậu phộng bùi bùi. Với sự kết hợp đặc biệt này chắc chắn sẽ khiến bạn mê ngay từ miếng đầu tiên đấy.
2 . Bánh tráng chà bông tép khô
Nguyên liệu làm Bánh tráng chà bông tép khô
Bánh tráng mỏng 6 miếng (loại làm gỏi cuốn)
Chà bông 1 muỗng canh
Tép sấy khô 1 muỗng cà phê
Hành phi 1 muỗng cà phê
Muối 1 muỗng cà phê
Mua tép sấy khô ở đâu?
Tép sấy khô bạn có thể mua tại các cửa hàng chuyên bán nguyên liệu làm bánh tráng trộn hay mua tại chợ hoặc siêu thị đều có.Bên cạnh đó bạn có thể tự mua tép tươi và sấy theo hướng dẫn chi tiết từ Điện máy XANH.
Cách chế biến Bánh tráng chà bông tép khô
1
Sơ chế bánh tráng
Bánh tráng bạn cắt thành những miếng dài vừa ăn khoảng 1 đốt ngón tay hoặc cắt thành những miếng vuông nhỏ khoảng 2 đốt ngón tay.
2
Trộn bánh tráng
Cho bánh tráng vào thau sạch rồi thêm vào 1.5 muỗng canh sa tế, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê hành phi, 1 muỗng cà phê tép sấy khô và 1 muỗng canh chà bông.
Lúc này bạn dùng tay trộn thật đều đều để sa tế thấm đều bánh tráng, các nguyên liệu được quyện đều vào nhau.
3
Thành phẩm
Bánh tráng chà bông tép khô khiến bạn thích ngay từ miếng đầu tiên với sự kết hợp cực kì ăn ý từ bánh tráng trộn sa tế cay cay, tép cùng hành phi giòn thơm và đặc biệt là những sợi chà bông mềm mềm, mằn mặn.
Những buổi xế chiều sẽ thật tuyệt vời khi có một dĩa bánh tráng trộn chà bông tép khô này đấy.
Bánh tráng trộn Sài Gòn ăn rồi là "nghiện"
Hỏi người trẻ Sài Gòn chỗ nào có bánh tráng trộn ngon thì chắc chắn ai cũng "ghim" trong đầu mình vài nơi bán để cứ thèm là ghé qua.
Có thể nói ở thành phố này, đến bất cứ con đường nào, bạn cũng có thể dễ dàng bắt gặp những gánh hàng rong hay những chiếc xe, quán ăn vặt bán bánh tráng trộn đủ loại biến tấu hấp dẫn, lạ mắt.
Từ lâu, bánh tráng trộn đã trở thành món ăn vặt không thể thiếu của giới trẻ Sài thành, nhất là học sinh, sinh viên. Khắp các con phố, cổng trường, chỉ cần đến Sài Gòn là bạn có thể bắt gặp ngay xe bánh tráng trộn, tiệm bánh tráng trộn đầy hấp dẫn hay tiếng rao của những ghánh hàng rong.
Theo nhiều người ở Sài Gòn, món bánh tráng trộn có lẽ có nguồn gốc từ Tây Ninh, Long An - nơi có các làng nghề làm bánh tráng. Khi làm bánh người ta cắt bỏ những góc cạnh, phần thừa để cho chiếc bánh tròn hoặc vuông, đẹp mắt hơn. Và họ tận dụng phần bánh loại bỏ để ăn vặt, sau đó cho thêm gia vị như muối tôm, sa tế vào và từ đó món bánh tráng trộn ra đời. Món ăn này được du nhập vào Sài Gòn và nhanh chóng trở thành món ăn vặt được rất nhiều người, từ người trẻ đến các độ tuổi khác yêu thích.
Quán chú Mập bán bánh tráng trộn gần 20 năm nay trên đường Huỳnh Tấn Phát, quận 7 là địa chỉ quen thuộc của "dân ăn vặt"
Bánh tráng trộn đúng chất được làm từ bánh tráng mỏng phơi sương cho mềm dẻo, cắt thành từng sợi nhỏ rồi trộn cùng với xoài xanh bào sợi, rau răm cắt nhuyễn, rắc thêm chút muối tôm Tây Ninh và vắt thêm nước chanh hoặc tắc vào.
Để tăng thêm sự thơm ngon, người ta cho thêm một chút mỡ hành phi với đậu phộng rang giã dập, cộng thêm chút tép rang, trộn đều tất cả tạo nên hương vị đậm đà, khó cưỡng của món bánh tráng trộn trứ danh. Để tạo sự hấp dẫn hơn nữa, bánh tráng trộn có thêm trứng cút luộc và bò khô trộn đều.
Đĩa bánh tráng trộn kích thích vị giác người nhìn
Đến thành phố Hồ Chí Minh không ăn bánh tráng trộn, tiếc ráng chịu, ăn rồi lại muốn ăn thêm. Bởi cái dai dai của bánh tráng, chua chua của xoài, đậm vị bò khô, rau răm cùng vị cay nồng của muối tôm... tạo nên thứ hương vị "gây nghiện" khó cưỡng cho thực khách. Ngoài bánh tráng trộn đặc trưng thì người Sài Gòn còn tạo nên nhiều kiểu bánh tráng biến tấu cũng vô cùng ngon và hấp dẫn như: Bánh tráng cuộn tôm hành, bánh tráng chấm muối tôm sa tế, bánh tráng tẩm dầu hành.
Ăn các món bánh tráng trộn nên tìm đến các hàng rong vì không những ngon mà còn đa dạng, giá thì đúng là "giá sinh viên".
Bánh tráng cuộn tôm hành "nhìn đã thèm"
Bánh tráng chấm muối tôm sa tế cay cay kích thích vị giác
Bánh tráng tẩm dầu hành béo ngậy, thơm lừng
Bánh tráng trộn thì nên ăn liền khi vừa trộn xong, bánh tráng vẫn còn độ giòn dai, không bị mềm nát. Còn nếu chưa ăn ngay thì nên để riêng các nguyên liệu và trộn sau.
Ở Sài Gòn, bạn có thể tìm đến các địa chỉ nổi tiếng mà các "dân nghiện bánh tráng" bảo nhau như: Quán Chú Viên số 38 và Bánh tráng trộn Long số 34, đường Nguyễn Thượng Hiền, quận 3; Bánh tráng trộn Hòa Hảo - Lô S, Chung cư Ngô Gia Tự, đường Hòa Hảo, quận 10; Bánh tráng cuốn sốt bơ me Dì Hồng, số 25, đường số 11, quận 4...
Bánh tráng trộn miền Nam hút khách Hà Nội Nguyên liệu gần như tương đồng nhưng món bánh tráng trộn khi đến đất Bắc lại có hương vị riêng. Xuất xứ từ Tây Ninh, bánh tráng trộn là món ăn vặt ưa chuộng của học sinh, sinh viên địa phương và dần phổ biến ở các tỉnh miền Nam. Những năm gần đây, bánh tráng trộn trở thành một món ăn không...