15 sai lầm trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh cha mẹ cần bỏ ngay lập tức
15 sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh mẹ hay mắc phải để có thể chăm sóc cho bé yêu của mình một cách tốt nhất tránh được những hậu quả không mong muốn
1. Cho bé ngủ sai tư thế
Hội chứng tử vong đột ngột ở trẻ đang ngày càng trở nên phổ biến và phức tạp, đặc biệt là khi bố mẹ không có đầy đủ nhận thức về hội chứng này. Mỗi năm, vẫn có đến 3500 trẻ tử vong vì những lý do liên quan đến giấc ngủ. Theo hướng dẫn của Viện Nhi khoa Hoa Kỳ, trẻ nên được đặt nằm ngửa khi ngủ, nằm riêng trong nôi mà không có bất kì đồ chơi hay phu kiện chăn ga gối đệm nào khác nữa.
Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2015 được thực hiện bởi Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ cho thấy trong 5 bà mẹ sẽ có 1 người thường đặt con nằm ngủ sấp hoặc nghiêng sang một bên, và có đến 39% bà mẹ nói rằng họ sử dụng nhiều phụ kiện chăn ga gối đệm trong nôi của trẻ.
2. Trẻ em trên 6 tháng tuổi nên ngủ xuyên đêm
Quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Việc ngủ xuyên đêm hay không tùy thuộc vào từng bé. Một cuộc khảo sát đã chỉ ra chỉ có số trẻ sơ sinh có thể ngủ qua đêm vào tháng thứ 5 hoặc 6, một số khác vẫn thức vài lần 1 đêm dù đã 1 năm tuổi. Việc ngủ xuyên đêm hay không sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển của con và bé sẽ ngủ thâu đêm khi cơ thể thực sự sẵn sàng.
3. Bé sẽ bám mẹ nếu dùng bạn dùng địu liên tục
Đây cũng là suy nghĩ không chính xác mà nhiều bà mẹ mắc phải. Dù việc dùng địu sẽ giúp bạn rảnh tay để làm việc và bé luôn bên cạnh mẹ nhưng theo thời gian, khi càng lớn, con sẽ càng có xu hướng thích khám phá thế giới xung quanh và muốn di chuyển nhiều hơn. Lúc này, chiếc địu sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu vì không thể nhìn, ngó theo ý mình và chắc chắn con sẽ đòi được “giải thoát” khỏi vật dụng hỗ trợ này. Còn việc bé có bám mẹ hay không tùy thuộc vào cách chăm sóc, huấn luyện hằng ngày của bạn.
4. Luôn dùng chăn và tã để quấn người sẽ giúp bé cảm thấy an toàn
Đa số cha mẹ đều cho rằng việc quấn người trẻ nhỏ bằng chăn hoặc tã sẽ giúp bé bớt giật mình và cảm thấy an toàn. Trên thực tế, điều này chỉ đúng khi trẻ vừa mới sinh ra, còn sau đó, các bậc phụ huynh không nên quấn con quá nhiều mà hãy thả lỏng cơ thể cho con thoải mái và tập làm quen với thế giới xung quanh. Con sẽ cảm thấy an toàn khi được yêu thương và quan tâm thật nhiều chứ không phải bằng cách quấn chặt bé.
5. Không vỗ ợ hơi cho bé sau khi ăn
Video đang HOT
Một trong những lỗi bố mẹ thường mắc phải đó là chưa vỗ ợ hơi cho bé. Rất nhiều bố mẹ cảm thấy lo lắng khi bế con và họ thường có xu hướng đặt con nằm xuống thật nhanh sau khi cho con bú vì lo sợ rằng mình bế con chưa đúng cách. Nếu bé không được vỗ hay xoa để ợ hơi, bé có thể bị trớ sữa hoặc thức giấc và khóc. Sau khi ăn, bé cần được xoa và vỗ để khí trong bụng được thoát ra. Có rất nhiều cách để làm điều này mà bố mẹ có thể thử cho đến khi tìm được cách phù hợp nhất.
6. Con chỉ bú sữa khi đói
Đúng là khi đói con sẽ khóc đòi bú sữa nhưng nhiều khi, việc bé muốn ăn chỉ là một phản ứng bản năng bởi chuyển động dùng miệng hút sữa sẽ giúp em bé cảm thấy thoải mái, thư giãn hơn.
7. Bé ti bình sẽ ít gắn kết với mẹ hơn
Không có nghiên cứu hay bằng chứng nào về việc bé bú sữa mẹ sẽ gắn kết với mẹ hơn ti bình. Điều quan trọng là bạn nên giữ tư thế thoải mái nhất cho con khi ti và biết cách xử lý nếu bé bị sặc, nôn trớ. Phương pháp cho bé ăn không hề ảnh hưởng đến tình cảm hay sự gắn kết giữa mẹ và bé.
8. Phương pháp da tiếp da sau sinh mang tính quyết định
Mặc dù thế giới đã công nhận hiệu quả của phương pháp da tiếp da (skin-to-skin) nhưng nó không hề quyết định tất cả sự liên kết giữa mẹ và bé. Chủ yếu, tình cảm, sự kết nối với con sẽ được hình thành dần dần qua thời gian nên các bậc phụ huynh đừng quá coi trọng và “thần thánh hóa” phương pháp da tiếp da mà để trẻ phát triển tình cảm, sự gắn kết với cha mẹ một cách tự nhiên.
9. Pha sữa bột sai tỉ lệ
Rất nhiều bố mẹ pha sai tỉ lệ khi pha sữa bột cho bé, hoặc là quá đặc hoặc quá lỏng. Bố mẹ cần đọc hướng dẫn sử dụng thật kĩ trước khi pha sữa cho con. Và ngay cả khi cho con bú, mẹ cũng cần đảm bảo đang cho con bú đúng cách và bé đang nhận được đủ lượng sữa cần thiết. Kiểm tra thường xuyên để chắc rằng bé nhà bạn đang tăng cân và phát triển đúng mức.
10. Bé khóc nghĩa là đang đói
Đương nhiên, khi đói bé sẽ khóc như một phản xạ tự nhiên để phát tín hiệu với cha mẹ. Nhưng nhiều lúc, hành động này còn báo hiệu cơ thể con đang khó chịu, bé sợ hãi hay cảm thấy buồn chán. Chính vì thế, bạn nên kiểm tra toàn người em bé khi chúng khóc xem có gì bất thường không rồi mới cho con ăn.
11. Hay đưa bé đến nơi đông người
Đưa bé đến nơi có đông người quá có thể là một sai lầm mà nhiều bố mẹ mắc phải, đặc biệt là trong mùa dễ bị cúm và cảm lạnh. Bác sĩ Tanya cho biết: “Trong hai tháng đầu đời, bé của bạn cần được bảo vệ khỏi tiếp xúc với những vi khuẩn và những người mà có khả năng bị ốm. Hệ miễn dịch của bé yếu và vẫn đang trong quá trình phát triển”. Điều đó cũng không có nghĩa là bé không nên ra khỏi nhà. Các chuyên gia khuyến khích bố mẹ cho bé dạo bộ mỗi ngày, nhưng đừng đưa bé đến những nơi đông người bởi đây là những nơi bé có thể bị lây nhiễm vi rút cúm hay những bệnh truyền nhiễm khác.
12. Để bé nằm trong xe đẩy hoặc nôi quá nhiều
Với sự ra đời của nhiều loại xe đẩy, nôi và các thiết bị ru hiện đại, nhiều bậc cha mẹ ngày nay có xu hướng hay đặt con nằm trong những thiết bị này nhiều mà ít khi bế con. Bác sĩ Tanya khuyến cáo rằng đặt bé nằm quá nhiều không chỉ tạo ra một vùng mềm phía sau đầu trẻ mà việc không giao tiếp đủ với trẻ có thể làm chậm quá trình phát triển ngôn ngữ và dẫn đến nhiều vấn đề khác nữa: “Khi con bạn không ngủ hay không di chuyển trên xe ô tô, bé nên được để tự bò hoặc được bố mẹ bế. Trẻ không nên cứ nằm mãi, chúng cần phải di chuyển, giãn cơ, bò và tự đẩy đầu lên”.
13. Ăn ngũ cốc vào buổi tối giúp bé ngủ ngon
Các chuyên gia cho rằng, bạn chỉ nên cho bé dùng ngũ cốc (các loại bột ngô (bắp), kê, đậu, gạo nếp và gạo tẻ) khi bé đã bước vào tuổi ăn dặm (4 – 6 tháng tuổi). Tuy nhiên, việc cho bé ăn ngũ cốc trước giờ đi ngủ không có tác dụng giúp bé ngon giấc cả đêm. Trong vòng 3 – 6 tháng tuổi, các bé đã có khả năng tuân thủ một chu kỳ ngủ dài giấc vào ban đêm hơn.
14. Sữa hộp sẽ khiến bé mắc táo bón
Chưa có nghiên cứu nào kết luận mối liên quan giữa số lần đi tiêu, tình trạng phân, số ngày bé không đi tiêu, dấu hiệu nôn (trớ) với hàm lượng sắt có trong sữa hộp; do đó, không thể kết luận sắt có trong sữa là thủ phạm gây táo bón ở bé. Không những thế, sắt là một trong những nhóm chất cần thiết cho sự phát triển của bé.
15. Bé mọc răng thường bị sốt
Nhiều cha mẹ vẫn tin rằng, dấu hiệu khi bé mọc răng bao giờ cũng là sốt và tiêu chảy. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho biết, có không ít bé mọc răng mà không kèm theo dấu hiệu sốt.
Theo www.phunutoday.vn
5 sai lầm khi uống nước mía có thể gây hại cho sức khỏe
Nước mía rất có lợi cho sức khỏe của bạn nhưng bạn cần chú ý những sai lầm khi uống nước mía có thể gây hại đến bạn.
Không uống nước mía để lâu
Nước mía là thức uống rất tốt nhưng nếu để quá lâu hoặc bảo quản trong điều kiện không thích hợp thì rất dễ là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc.
Ngoài ra, nước mía có tính lạnh và hàm lượng đường cao nên nếu bảo quản quá lâu trong tủ lạnh có thể gây rối loạn tiêu hóa. Do đó, chỉ nên uống nước mía mới ép, còn nước để lâu tốt nhất không nên dùng.
Không uống khi đang sử dụng một số loại thuốc
Chất policosanol có trong nước mía giúp làm giảm cholesterol xấu của cơ thể, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc như thuốc bổ sung, chống đông máu thì không nên uống nước mía. Bởi các loại thuốc này sẽ cản trở tác dụng của policosanol, khiến công dụng của nó trở nên vô nghĩa.
Không nên tùy tiện mua nước mía ở các quán vỉa hè
Nước mía có tác dụng giải nhiệt hữu hiệu ngày hè nên ở bất cứ con đường nào cũng không khó tìm được quán nước mía. Bên cạnh những công dụng hữu ích của nước mía với sức khỏe, vẫn có những yếu tố gây ảnh hưởng đến cơ thể bạn khi uống loại nước này. Do đa số các quán nước mía nằm ở vỉa hè; khu vực chế biến chật chội, dụng cụ chứa nước thiếu, nguồn nước sạch ít vì chỉ có vài ba xô nước người bán đưa đi kèm nên nguy cơ nhiễm khuẩn khi chế biến rất cao.
Bên cạnh đó, nước mía có đặc tính là chứa nhiều đường nên dễ thu hút ruồi, nhặng lờn vờn xung quanh. Những con vật này nếu đậu vào ca, cốc, thậm chí mía chưa chế biến cũng sẽ để lại vi khuẩn gây ảnh hưởng hệ tiêu hóa khi uống. Thậm chí, nhiều cửa hàng có thể ngâm mía với đường hóa học để tăng độ ngọt, gây nguy hiểm sức khỏe.
Không uống khi muốn giảm cân
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, đường chiếm 70% lượng dinh dưỡng trong nước mía, còn lại là chất béo, đạm và bột. Vì vậy, nước mía cung cấp rất nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng, dễ gây tăng cân, béo phì. Những người đang muốn giảm cân và người có nguy cơ bị tiểu đường cũng không nên uống nước mía.
Không dùng nhiều khi mang thai
Để giảm cảm giác nghén, nhiều bà bầu thường chọn mía làm món ăn vặt. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ mang thai cần bổ sung thêm rất nhiều chất từ các nguồn thực phẩm khác nhau, trong khi thành phần cơ bản của nước mía là đường. Nếu nạp quá nhiều đường trong thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, gây ảnh hưởng cho sức khỏe của mẹ và bé.
Theo www.phunutoday.vn
Vệ sinh vùng kín cho trẻ sơ sinh: Việc làm thiết yếu mà không phải ai cũng biết thực hiện đúng cách Việc chăm sóc một em bé sơ sinh chưa bao giờ là dễ dàng. Nhiều bà mẹ thường chú ý đến chế độ ăn uống hay sức khỏe mà quên đi vùng kín của trẻ cũng cần phải được vệ sinh sạch sẽ. Trẻ sơ sinh luôn cần phải được vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là vùng kín vì lúc...