10 phút mỗi ngày cho điều này đủ giảm mỡ máu, cân nặng
Tác động bất ngờ lên mức insulin, mỡ máu, đường huyết và chỉ số khối cơ thể đã được ghi nhận khi các tình nguyện viên giảm bớt vài phút nằm hoặc ngồi mỗi ngày.
Các nhà khoa học từ Đại học Oulu và Khoa Y học Thể dục và Thể thao của Viện Deaconess (Phần Lan) đã nghiên cứu trên 3.443 tình nguyện viên ở tuổi 46 và phát hiện ra rằng chỉ cần 10 phút thay thế hành động này bằng hành động kia trong ngày, sức khỏe tim mạch của họ đủ được cải thiện.
Tập thể dục hay đơn giản là chỉ đi dạo thêm 10 phút mỗi ngày có thể giúp bạn cải thiện sức khỏe tim mạch thông qua giảm mỡ máu, đường huyết, chỉ số khối và giữ mức insulin khỏe mạnh (Ảnh minh họa từ Internet)
Video đang HOT
Các tình nguyện viên trải qua một cuộc kiểm tra lâm sàng và hoàn thành một bảng câu hỏi về sức khỏe và lối sống, sau đó được đeo máy theo dõi để đo hoạt động thể chất và thời gian tĩnh tại trong vòng 2 tuần.
Các hoạt động được phân loại thành hoạt động cường độ cao như tập thể thao, hoạt động nhẹ như một số công việc thường làm trong ngày, còn lại là thời gian ngồi hoặc nằm. Kết quả cho thấy chỉ trong vòng 2 tuần, nếu một người giảm được thời gian ngồi và nằm trung bình chỉ 10 phút mỗi ngày, dành 10 phút đó cho bất kỳ hoạt động thể chất nặng hay nhẹ nào, sức khỏe họ thay đổi.
Tác động có lợi của 10 phút thay đổi được ghi nhận trên cả 4 mặt có liên quan đến sức khỏe tim mạch, đó là mức insulin, lipid trong máu (mỡ máu), glucose (đường huyết) và chỉ số khối (BMI, tính bằng cân nặng (kg) chia cho bình phương chiều cao, chỉ số khối khỏe mạnh là 18,5 – 24,9, nhưng một số khuyến cáo cho người châu Á khuyên chỉ nên ở mức 18,5 – 22,9).
Nghiên cứu đã lý giải cho lời khuyên phổ biến về tập thể dục, thể thao và bớt tĩnh tại để tốt cho tim mạch. Khuyến nghị sức khỏe của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyên một người trưởng thành nên có ít nhất 150 phút hoạt động cường độ cao mỗi tuần như đi bộ nhanh, chạy, leo dốc/cầu thang, tập gym, bơi lội hay các môn thể thao cần nhiều sức lực.
Các hoạt động nhẹ mà chúng ta nên duy trì càng nhiều càng tốt trong thời gian còn lại bao gồm đi bộ, làm việc nhà, mua sắm, nấu ăn, làm vườn nhẹ nhàng… – các nhà nghiên cứu Phần Lan ví dụ.
Nghiên cứu vừa công bố trên Medicine & Science in Sports & Exercise
Béo phì làm ảnh hưởng đến chức năng của não
Một nghiên cứu mới cho thấy, những người mắc bệnh béo phì có thể tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn nhận thức.
Nhiều chuyên gia đã nghiên cứu ảnh hưởng của bệnh béo phì với cơ thể. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, béo phì là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh mạn tính như bệnh tiểu đường, tim mạch,...
Một nghiên cứu tại Amen Clinics (Mỹ) cho thấy rằng, khi cân nặng của một người tăng lên, tất cả các vùng não đều giảm hoạt động và giảm lưu lượng máu. Các nhà nghiên cứu cho biết, chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn có liên quan đến việc giảm lưu lượng máu đến não, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và bệnh tâm thần, theo The Health Site.
Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã phân tích hơn 35.000 lượt quét hình ảnh thần kinh chức bằng kỹ thuật chụp cắt lớp bằng các bức xạ photon (SPECT) từ hơn 17.000 người để đo lưu lượng máu và hoạt động của não. Kết quả cho thấy, lưu lượng máu đến não thấp có liên quan đến việc phát triển bệnh Alzheimer và liên quan đến trầm cảm, tâm thần phân liệt,...
Nghiên cứu cũng cho biết, cân nặng của một người càng tăng thì lưu lượng máu đến não giảm dần, điều này được ghi nhận khi những người tham gia ở cùng một trạng thái.
Cách nhìn mới về béo phì: Cải thiện sức khỏe thay vì chỉ giảm cân Nếu lượng mỡ trên cơ thể không ảnh hưởng đến sức khỏe thì bất chấp cân nặng và kích thước cơ thể của bạn 'vượt chuẩn' bao nhiêu, bạn cũng chỉ là người sỡ hữu thân hình to lớn, nhiều mỡ thừa chứ không phải là béo phì. Mô hình tiếp cận béo phì đã thay đổi: tập trung vào việc cải thiện...