10 điều lưu ý để hạn chế tối khả năng bị lây nhiễm virus
Rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang… là những giải pháp cơ bản giúp phòng và giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm virus, trong đó có nCoV.
Rửa tay thường xuyên: Rửa tay bằng các loại xà bông sát khuẩn hoặc các loại nước sát khuẩn để loại bỏ vi khuẩn, virus có trên tay.
Không chạm tay trên mặt: Hạn chế tối đa đưa tay chạn lên vùng mặt để giảm nguy cơ vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể.
Súc miệng bằng các dung dịch chuyên dụng hoặc nước muối ít nhất là 3 thời điểm: sau khi đi làm về hoặc từ những chỗ đông người về; trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy.
Lưu ý khi ho, hắt hơi:Dùng khăn giấy hoặc khăn ướt khi ho, hắt hơi thay vì việc dùng tay che miệng.
Nâng cao thể trạng:Virus thường gây bệnh cho những người có sức đề kháng kém như người già, trẻ nhỏ, người mắc bệnh mãn tính như tiểu đường, hen suyễn…
Video đang HOT
Sử dụng khẩu trang bảo vệ: Khi ra ngoài, tiếp xúc chỗ đông người, tốt nhất là dùng loại khẩu trang 3 lớp. Loại khẩu trang dùng 1 lần tuyệt đối không dùng lại.
Cần tránh đến những chỗ đông người, tránh đến các vùng dịch: Ở những bến xe, bến tàu đông đúc, nơi đông người cần hạn chế nói chuyện và nên đeo khẩu trang…
Sát khuẩn bề mặt vật dụng thường ngày: Sát khuẩn những đồ dùng thường xuyên được sử dụng để ngăn ngừa tối đa sự lây lan của virus.
Giữ ấm cơ thể: Ra ngoài trời lạnh cần giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ, mũi và bàn tay, chân và ngủ nên để nhiệt độ điều hòa trên 25 – 27 độ C.
Chỉ sử dụng thực phẩm đã được nấu chín: Nấu chín các loại thực phẩm trước khi sử dụng, không nên giết mổ các loại động vật trong giai đoạn này./.
CTV Vũ Gia/VOV.VN (biên dịch)
Heathline
Chuyên gia tai mũi họng chia sẻ cách dùng nước muối để súc miệng và ngăn ngừa đau họng
Không ít người tin rằng súc miệng bằng nước muối có thể chữa đau họng. Tuy nhiên, trên thực tế, liệu phương pháp này có hiệu quả như mọi người vẫn nghĩ?
Sam Huh, chuyên gia y khoa kiêm trưởng khoa tai mũi họng tại Bệnh viện Mount Sinai Brooklyn cho biết: "Súc miệng bằng nước muối là việc làm đầu tiên tôi khuyên các con khi chúng bị viêm họng". Phương pháp này thực sự giúp xoa dịu cơn đau họng khó chịu.
Tuy nhiên, nước muối không thể chữa đau họng. Chuyên gia Huh cho biết, hầu hết các trường hợp mắc viêm họng đều do virus chứ không phải vi khuẩn gây nên. Do đó, họng thường tự khỏi sau 3-7 ngày.
Súc miệng bằng nước muối có tiêu diệt vi khuẩn không?
Theo chuyên gia Huh, nước muối là môi trường ưu trương nên chúng sở hữu áp suất thẩm thấu cao hơn chất lỏng trong tế bào của con người. Vì vậy, khi súc miệng nước muối, chất lỏng trong các tế bào sẽ bị hút ra ngoài kèm theo virus hoặc vi khuẩn.
Chuyên gia Huh cho biết thêm, giữ ẩm bề mặt họng cũng giúp làm dịu cơn đau. Trên thực tế, muối có khả năng tiêu diệt một số vi khuẩn hoặc virus vốn nằm gần bề mặt họng gây viêm họng. Dù vậy, nước muối không phải là thuốc chữa đau họng. Súc miệng bằng nước muối không thể trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh.
Nên sử dụng bao nhiêu muối?
Hiệu quả của phương pháp này dựa trên lượng muối bạn sử dụng. Nếu không đủ độ mặn, súc miệng nước muối sẽ chẳng đem lại lợi ích nào.
Theo chuyên gia Huh, loại nước này cần sở hữu tính ưu trương cao nên phải mặn hơn nước mắt. Thông thường, các bác sĩ khuyên mọi người nên pha một phần tư thìa cà phê muối với một nửa cốc nước ấm. Hơi nóng của nước không chỉ giúp hòa tan muối mà còn có công dụng làm tăng lưu lượng máu lưu thông trong cổ họng, từ đó thúc đẩy hệ thống miễn dịch hoạt động mạnh hơn.
Bạn có thể sử dụng mọi loại muối để súc miệng chữa đau họng. Dù vậy, theo Sedaghat, phó giáo sư kiêm bác sĩ tai mũi họng tại bệnh viện Eye and Ear Massachusetts ở Boston, các loại muối hạt nhỏ thường hòa tan nhanh và dễ pha hơn.
Nên súc miệng bằng nước muối bao nhiêu lần một ngày?
Sau khi súc miệng bằng nước muối lần đầu tiên, bạn sẽ thấy họng dễ chịu hơn trong vòng 24 giờ sau đó. Tiếp theo, mọi người phải duy trì thói quen này nếu không muốn làm mất đi khả năng chữa viêm họng của muối.
Erich Voigt, chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ tai mũi họng tại Tổ chức y tế NYU Langone cho biết, tùy thuộc vào mức độ đau họng mà bạn có thể tiến hành súc miệng từ 2-4 lần mỗi ngày. Đồng thời, hãy uống nhiều nước để tránh muối phản tác dụng, làm khô phần còn lại của các tế bào bình thường trong họng.
Tất cả mọi người đều có thể súc miệng bằng nước muối?
Nếu bạn bị cao huyết áp, hãy hạn chế súc miệng bằng nước muối. Mỗi khi súc miệng, mọi người sẽ vô tình nuốt phải một lượng muối nhỏ. Đây không phải là vấn đề lớn đối với những người có huyết áp bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn gặp khó khăn trong việc kiểm soát huyết áp, hãy tránh xa nước muối và thay vào đó hãy thử một vài cách khác.
Hiện nay có rất nhiều biện pháp khắc phục đau họng tại nhà, một trong số đó là thường xuyên giữ ấm cổ họng. Theo chuyên gia Huh: "Súp gà có công dụng tương tự nước muối do món ăn này sở hữu nước dùng mặn". Không những vậy, loại súp này còn chứa nhiều chất dinh dưỡng góp phần chống nhiễm trùngd
Bên cạnh việc súc miệng bằng nước muối, Dùng một thìa mật ong, sử dụng máy tạo độ ẩm, uống nhiều nước và tránh xa khói thuốc lá cũng là những biện pháp giúp làm dịu cơn đau họng hiệu quả.
(Nguồn: Womenshealthmag)
Theo afamily
4 dạng bệnh nhiễm trùng đe dọa tính mạng bệnh nhân Nhiễm trùng là tình trạng xảy ra khi có một sinh vật lạ xâm nhập và gây hại cho cơ thể. Những sinh vật này sử dụng cơ thể người để sinh sản và duy trì sự sống của nó. Chúng còn được gọi là mầm bệnh. Những mầm bệnh phổ biến nhất là vi khuẩn, virus, nấm mốc, prion. Chúng khác biệt...