10 bí quyết giúp người Nhật trẻ lâu ít bệnh tật
Người Nhật sống thọ, ít thừa cân, vóc dáng thanh mảnh nhờ chú trọng vào chất lượng bữa ăn, theo Tips Beauty.
25 năm qua, phụ nữ Nhật liên tục dẫn đầu thế giới về tuổi thọ trung bình là 86,4. Nam giới Nhật cũng dẫn đầu danh sách này nhờ chế độ ăn uống bổ dưỡng, thư giãn bằng cách tắm nước nóng osen. Người Nhật già đi vẫn ít bệnh tật, tự chăm sóc bản thân và sống ít phụ thuộc vào các chương trình trợ cấp xã hội.
Ảnh: T.B
Naomi Moriyama, tác giả cuốn Japanese Women Don’t Get Old or Fat, tạm dịch Phụ nữ Nhật Bản lâu già và không béo, dẫn dắt người đọc vào căn bếp của mẹ cô tại Nhật Bản để phần nào lý giải lối sống khỏe đẹp phụ nữ xứ mặt trời mọc. Cô tiết lộ 10 bí mật để sống lâu và khỏe mạnh mà đa số người Nhật áp dụng.
Đa dạng nguồn thực phẩm
Mỗi bữa ăn của người Nhật đa dạng các nhóm thực phẩm, giàu chất xơ, nhiều protein nguồn gốc động vật, rau củ theo mùa. Các thực phẩm yêu thích bao gồm: cơm, cá, rong biển, đậu nành luộc và các chế phẩm từ loại đậu này, bột trà xanh, trái cây, rau, cà rốt.
Chuộng cơm nhà
Dù các thức ăn ngoài hàng quán có hấp dẫn, người Nhật vẫn ưu tiên ăn cơm nhà. Một bữa ăn điển hình gồm cá nướng, cơm, rau om, súp miso, trái cây thái lát cho bữa ăn tráng miệng và uống bột trà xanh sau bữa ăn.
Người Nhật tiêu thụ 10% lượng cá đánh bắt trong năm trên toàn thế giới dù dân số họ chỉ chiếm 2%. Cá giàu chứa axit béo omega-3 và protein giúp bổ sung dưỡng chất cho làn da phái đẹp trẻ trung, căng mọng. Cá hồi đứng đầu danh sách các thực phẩm yêu thích vì ít calo và bổ dưỡng. Các loại rau họ cải, bông cải xanh, cải bắp, cải xoăn, súp lơ và cải bruxen được tiêu thụ nhiều gấp 5 lần so với chế độ ăn rau của người Mỹ.
Bữa cơm nhà đặc trưng của người Nhật.
Ăn chậm, chia thành những bữa ăn nhỏ
Từ nhỏ, trẻ con Nhật đã được dạy ăn uống từ tốn, cảm nhận vị tươi ngon và biết ơn vì những thức ăn trên đĩa, ăn vừa đủ no.
- Không để thức ăn đầy các đĩa.
- Không bao giờ ăn một lượng lớn mỗi món ăn dù có thích đi chăng nữa.
Video đang HOT
- Mỗi món ăn được để ở một đĩa riêng để vị không trộn lẫn.
- Mỗi món được trang trí một cách tự nhiên.
- Yếu tố tươi ngon là ưu tiên hàng đầu.
Ăn thực phẩm tươi, theo mùa
Trong khi nhiều người chọn rau củ ngoại nhập được nhập khẩu từ các châu lục khác với giá đắt đỏ thì người Nhật vẫn mặn mà với các loại rau củ địa phương theo mùa. Theo tác giả Moriyama, siêu thị ở Nhật bán thực phẩm tươi ngon với hạn sử dụng rất ngắn, người nội trợ Nhật sử dụng ngay rau củ được đóng gói nửa giờ trước đó cho những bữa cơm gia đình.
Ăn bữa sáng như ông hoàng
Bữa sáng quan trọng nhất trong ngày. Dù có bận rộn họ vẫn cố gắng ăn sáng cùng nhau tại nhà với các món trà xanh, cơm, súp miso với đậu hũ và hành lá, rong biển, trứng tráng hay cá.
Ít ăn đồ ngọt tráng miệng
Sau bữa ăn, người Nhật thường tráng miệng từ bột trà xanh giúp tăng cường chất chống oxy hóa cho da và tóc đẹp. Ít ăn các món ngọt như chocolate, bánh ngọt nên không bị dư thừa calo.
Bột trà xanh với nhiều công dụng, được tận dụng làm nhiều món ăn ở Nhật.
Ăn cơm thay cho bánh mì
Tiêu thụ nhiều đường tinh luyện trong bánh mì là nguyên nhân gây tăng cân, thừa cân ở Mỹ. Đây cũng là điểm khác biệt trong cách ăn uống Đông – Tây. Người Nhật và dân châu Á nói chung chuộng ăn cơm cho bữa chính thay vì bánh mì.
Để tối đa hóa nguồn dinh dưỡng có trong thực phẩm và tự tin về độ tươi ngon, an toàn của nguồn thực phẩm địa phương, người Nhật ưu tiên chế biến đồ ăn vừa chín tới. Hấp, nướng trên chảo, xào nhỏ lửa hoặc nhanh chóng trong một cái chảo…, ăn món tươi sống như shushi bởi độ tươi ngon của thực phẩm.
Không kiêng khem khổ sở
Ăn uống và sinh hoạt điều độ nên người Nhật hiếm khi ám ảnh về cân nặng như một số dân tộc khác. Từ nhỏ, trẻ con đã được khuyến khích thưởng thức đa dạng các loại thực phẩm. Tuy nhiên, gần đây với trào lưu ăn uống phương Tây lan rộng, một bộ phận thanh niên Nhật bị ảnh hưởng thói quen ăn uống thức ăn nhanh.
Ở châu Á, người Nhật Bản nổi tiếng thích chạy bộ, đi bộ. Họ có những vận động viên chạy đường dài kỳ cựu. Các môn thể thao như đạp xe quanh thành phố, bơi lội, võ được người dân hăng hái tập luyện. Họ tranh thủ leo cầu thang bộ, đi bộ giúp cơ thể dẻo dai, không lo tích mỡ.
Theo Vnexpress
8 cách ăn uống theo người cổ đại để sống khỏe
Người xưa nấu trong nồi đất, ăn bằng tay, bữa sáng khi mặt trời vừa mọc và bữa tối lúc mặt trời vừa lặn.
Theo Recipes.timesofindia, những năm 1500 trước công nguyên, vùng đất Trung Á bạt ngàn đồng cỏ chăn nuôi gia súc. Các loại thực phẩm lấy từ vùng đồng cỏ này tác động tích cực tới sức khỏe con người. Ngoài việc tiêu thụ thực phẩm sạch lành mạnh, người cổ đại chú trọng đến từng thói quen nhỏ khi ăn, như không bao giờ hoạt động khi dạ dày trống rỗng, không nói chuyện trong khi ăn, không dùng chung đũa...
Ngồi trên sàn trong khi ăn
Thời đại không có bàn ăn, mọi người ngồi trên sàn trong khi ăn uống. Theo các chuyên gia, ngồi trên sàn chéo chân trong khi ăn như ở Ấn Độ là một tư thế yoga, gọi là Sukhasan. Tư thế này được cho là giúp xoa bóp các cơ bụng, tăng lưu thông máu ở phần dưới cơ thể và tăng tính linh hoạt.
Ngồi trên sàn ăn là một tư thế yoga, giúp xoa bóp các cơ bụng. Ảnh: Recipes.timesofindia
Ăn sáng vào sáng sớm
Bữa sáng La Mã gọi là "jentaculum", được ăn ngay sau khi mặt trời mọc. Người La Mã xưa xem đây là thời điểm tốt để thưởng thức những món ăn bổ dưỡng. Nhà dinh dưỡng Rujuta Diwekar khuyên: "Ăn trong vòng 15 phút sau khi thức dậy, nếu bạn muốn giảm cân". Hoãn hoặc bỏ bữa sáng không chỉ làm bạn đói trong giờ ăn trưa mà còn làm giảm sự trao đổi chất trong cơ thể.
Không dùng chung đồ dùng cá nhân khi ăn
Chia sẻ đồ uống từ ly, thức ăn trong cùng một đĩa hoặc cùng nhau cắn một lát bánh có vẻ khá bình thường đối với nhiều người. Tuy nhiên đây là một điều cấm kỵ ở Ấn Độ cổ đại, kể cả ngày nay. Việc tiếp xúc chung những vật dụng ăn uống, ở miền Bắc Ấn Độ được coi là cực kỳ không hợp vệ sinh.
Không nói chuyện trong khi ăn
Bạn cho rằng im lặng trong bữa ăn là điều mất lịch sự? Thực tế người thời cổ đại quan niệm trò chuyện trong bữa ăn sẽ khiến bị nghẹn hoặc nuốt thức ăn mà không nhai kỹ. Ngày nay các nhà khoa học và bác sĩ dinh dưỡng đã chứng minh được bạn nhai thức ăn kỹ sẽ giúp tiêu hóa tốt hơn.
Nấu ăn trong đồ dùng bằng đất
Nấu ăn trong các chậu đất sét giúp bổ sung canxi, phốt pho, sắt, magiê, lưu huỳnh và một số khoáng chất khác vào thực phẩm. Ảnh: Recipes.timesofindia
Tổ tiên của chúng ta phải nấu thức ăn trong đất nung vì thời đó chưa có nhựa, thép và nhôm. Đó không phải là lý do duy nhất. Nấu ăn trong các chậu đất sét, thực phẩm sẽ hấp thụ các khoáng chất như canxi, phốt pho, sắt, magiê, lưu huỳnh... từ đất sét.
Đất sét cũng có tính kiềm tự nhiên. Kiềm trộn đều với thực phẩm có tính axit sẽ giúp cân bằng độ PH, phòng ngừa các bệnh chết người như ung thư.
Luôn ăn thực phẩm tươi
Thời cổ đại không có phương tiện để bảo quản thức ăn và thực phẩm đông lạnh, con người thường ăn thực phẩm tươi nên mắc ít bệnh tật. Trong khi đó ngày nay, do cuộc sống bận rộn nên hầu hết mọi người chuẩn bị thức ăn từ trước để ăn trong ngày hoặc dùng thực phẩm chế biến sẵn.
Bữa tối sớm
Ở Rome cổ, bữa tối được coi là bữa ăn chính trong ngày, ăn vào buổi chiều muộn khi mặt trời bắt đầu lặn. Lý do, con người cần có nhiều thời gian để nghỉ ngơi trước khi ngủ. Ăn muộn ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ.
Ăn bằng tay
Người cổ đại cho rằng ăn bằng tay không phải thô lỗ mà là thói quen cực kỳ có lợi cho sức khỏe. Khi chúng ta cho thức ăn vào miệng qua năm ngón tay tạo thành tư thế yoga, kích hoạt các cơ quan cảm giác giữ năng lượng cân bằng. Nó cũng cải thiện hệ tiêu hóa, bởi khi bàn tay chạm vào thức ăn, não sẽ gửi tín hiệu đến cơ thể giải phóng các dịch tiêu hóa. Đây cũng là lý do khiến thức ăn có vị ngon hơn.
Người cổ đại ăn bằng tay nên rửa sạch tay trước và sau bữa ăn. Ảnh: Hsaba
Theo nhà dinh dưỡng Luke Coutinho, ăn bằng ngón tay giúp tâm trí kết nối với thức ăn tốt hơn. Người Ấn Độ có truyền thống ăn bằng tay. Họ cho rằng đây là cách thưởng thức món ăn thú vị và giúp hấp thụ nhiều dinh dưỡng.
Thúy Quỳnh
Theo Vnexpress
Bác sĩ 106 tuổi vẫn hăng say làm việc và nghiên cứu Mặc dù đã bước sang sinh nhật lần 106 nhưng bác sĩ William Frankland (ở Sussex, Anh) vẫn say mê công việc khám chữa bệnh cũng như đăng tải những nghiên cứu của ông trên những tạp chí y khoa. Bác sĩ William Frankland vẫn đam mê làm việc và nghiên cứu. - ẢNH CHỤP MÀN HÌNH INDEPENDENT Ông rất thích đọc những...