10 bài thuốc trị ho tại nhà hiệu quả
Vào mùa đông, cơ thể dễ mắc các vấn đề về hô hấp hơn cả, đặc biệt là ho. Nếu bạn bị ho nhẹ, hãy thử dùng những bài thuốc trị ho tại nhà cực kỳ hiệu quả dưới đây.
Mật ong: Mật ong từ xa xưa đã được sử dụng như một bài thuốc trị ho nhờ có tính giảm đau và kháng khuẩn. Mật ong giúp làm dịu lớp niêm mạc bị kích ứng, đồng thời hỗ trợ tiêu diệt các vi khuẩn gây ho.
Nước muối: Súc miệng nước muối có lẽ là biện pháp phổ biến và thực tế nhất được áp dụng khi bạn bị ho. Súc miệng nước muối ấm nhiều lần trong ngày giúp làm loãng đờm, đào thải các vi khuẩn gây ho ra khỏi cơ thể, đồng thời giảm sưng viêm họng.
Viên ngậm trị đau họng: Viên ngậm trị đau họng giúp làm dịu cơn ho bằng cách gây tê cuống họng, từ đó giảm kích ứng họng. Bạn nên chọn các loại viên ngậm chứa các thành phần hoạt tính như mật ong, dầu bạc hà hay menthol.
Nghệ: Nghệ chứa curcumin, một chất có tác dụng giảm sưng viêm họng và giảm ho nhờ có tính kháng khuẩn và kháng viêm. Hãy đun sôi nửa lít nước, sau đó hòa vào đó 1 thìa bột nghệ và tiếp tục đun trong khoảng 3 đến 4 phút. Uống hỗn hợp vài lần mỗi ngày sẽ giúp giảm triệu chứng ho.
Xông hơi: Xông hơi là một cách trị ho và nghẹt mũi hiệu quả. Xông hơi giúp làm loãng đờm, cấp ẩm cho họng và làm thông thoáng đường thở. Thêm một vài giọt tinh dầu vào nước xông hơi sẽ giúp tăng hiệu quả hơn nữa.
Video đang HOT
Tắm nước nóng: Tương tự như xông hơi, tắm nướng nóng giúp làm loãng đờm và chất nhầy ở cổ họng và lồng ngực. Tắm nước nóng còn giúp thư giãn cơ thể, làm giảm các triệu chứng kèm theo như đau nhức cơ thể.
Siro gừng bạc hà: Tính kháng viêm, gây tê và làm dịu của gừng giúp giảm tình trạng kích ứng và ngứa họng. Bạc hà cũng có tác dụng tương tự. Bạn có thể mua siro gừng bạc hà tại hiệu thuốc hoặc tự làm siro tại nhà và bảo quản trong tủ lạnh.
Sữa nóng và mật ong: Như đã nói ở trên, mật ong là một bài thuốc chữa ho cực kỳ hiệu quả, nhưng sẽ còn hiệu quả hơn nếu bạn hòa mật ong với sữa nóng. Sữa nóng giúp long đờm và giảm cơn đau tức ngực.
Cỏ xạ hương: Cỏ xạ hương là một thảo dược hiệu quả trong điều trị các bệnh về đường hô hấp. Lá xạ hương chứa chất flavonoids có tính kháng khuẩn, giúp thư giãn các cơ họng và giảm viêm. Hãy đun sôi vài lá xạ hương nghiền với nửa lít nước, hãm trong vòng 5 đến 10 phút, sau đó loại bỏ phần lá và uống.
Thục quỳ: Phần nhựa của rễ cây thục quỳ từ lâu đã được sử dụng để trị ho và đau họng. Rễ thục quỳ chứa chất nhầy có tác dụng làm dịu họng và long đờm. Tuy nhiên, cần lưu ý không sử dụng rễ thục quỳ cho trẻ dưới 3 tuổi./.
Nguy hiểm khi vệ sinh "cô bé" sai cách
Về cơ bản, âm đạo (đường ống bên trong dẫn đến cổ tử cung) có thể tự làm sạch mà không cần rửa.
Nhưng âm hộ (bộ phận bên ngoài của cơ quan sinh dục) và vùng xung quanh hậu môn lại cần vệ sinh đúng cách để phòng tránh viêm nhiễm, lây lan sâu vào trong âm đạo. Việc vệ sinh vùng kín tưởng đơn giản và nhiều chị em áp dụng biện pháp tưởng như là sạch nhất, nhưng lại không đúng có thể dẫn tới viêm nhiễm...
Cách vệ sinh tưởng sạch mà sai
Ngâm rửa vùng kín liên tục
Nhiều chị em có thói quen rửa vùng âm đạo liên tục vì cho rằng như thế là sạch. Tuy nhiên, chính việc vệ sinh quá thường xuyên cùng với sử dụng dung dịch sát khuẩn khiến cho niêm mạc âm đạo bị khô, không tiết dịch, gây đau khi quan hệ tình dục.
Bộ phận sinh dục rất nhạy cảm và có thể tự cân bằng vi khuẩn, nếu rửa liên tục bằng xà phòng hoặc dung dịch vệ sinh sẽ làm mất cân bằng vi khuẩn có thể gây viêm nhiễm.
Không ít chị em thấy bộ phận sinh dục bị ngứa, khí hư ra nhiều... đã chủ động mua các sản phẩm vệ sinh phụ nữ hoặc pha nước muối loãng, đun nước trà xanh... về ngâm rửa.
Đây là việc làm chưa được chứng minh là có lợi, trong khi ngâm trong chậu như vậy thì có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn có sẵn ở hậu môn xâm nhập vùng kín dẫn đến viêm nhiễm.
Vệ sinh không đúng cách có thể gây thêm bệnh.
Vì vậy, khi thấy ra khí hư bất thường, ngứa, khó chịu, chị em nên đi khám để được tư vấn vệ sinh hoặc dùng thuốc đúng cách.
Dùng vòi sen thụt rửa sâu bên trong âm đạo
Thực tế, bên trong vùng kín không chỉ có những vi khuẩn có hại mà còn có hệ thống các lợi khuẩn giúp cân bằng độ pH và ngăn chặn vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào âm đạo.
Thụt rửa quá sâu vào âm đạo sẽ đồng thời tiêu diệt vi khuẩn và cả lợi khuẩn, làm mất môi trường pH cân bằng bên trong. Khi mất các lợi khuẩn, vi khuẩn xấu có nhiều cơ hội để vượt qua âm đạo, làm tăng nguy cơ nhiễm nấm men và các vấn đề nhiễm khuẩn âm đạo khác. Ngoài ra, khi dùng vòi xối thẳng nước vào vùng kín, vô tình đẩy ngược vi khuẩn bên ngoài vào bên trong âm đạo, vào tử cung, gây viêm nhiễm...
Dùng khăn lau, giấy vệ sinh sai cách
Nếu bạn dùng khăn sạch riêng để thấm khô vùng âm đạo sau khi tắm, vệ sinh là rất đúng. Nhưng nếu khăn này không được giặt và phơi khô ngoài nắng thường xuyên thì lại sai cách. Nhiều người cho rằng, khi mới tắm/vệ sinh vùng kín xong là sạch sẽ, nên khăn lau không cần thiết phải giặt và phơi khô thường xuyên mà treo trong nhà vệ sinh, thậm chí cả tuần mới giặt. Chính điều kiện ẩm ướt như vậy là môi trường vi khuẩn, nấm phát triển mạnh.
Khi dùng giấy khô để vệ sinh, cần chú ý lau từ trước ra sau, tránh lau ngược lại, nếu không sẽ vô tình đưa vi khuẩn từ vùng hậu môn lên phía trên.
Dùng xà bông, sữa tắm
Không nên dùng xà bông để rửa vùng kín thường xuyên vì xà bông có tính chất tẩy rửa mạnh, sẽ khiến cho âm đạo bị mất đi độ ẩm cân bằng. Đồng thời, tiêu diệt cả những loại vi khuẩn có lợi trong môi trường này và tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, cũng như các bệnh liên quan đến tình dục phát triển.
Nên dùng dung dịch vệ sinh chuyên dùng cho "vùng kín".
Với sữa tắm, thông thường có độ pH trong khoảng 8, trong khi môi trường bên trong âm đạo có độ pH khoảng 3,8 đến 4,5. Vì vậy, sử dụng sữa tắm để rửa âm đạo có thể gây mất cân bằng lợi khuẩn và độ pH ở vùng kín, dẫn đến ngứa, kích ứng và gây mùi hôi.
Bộ phận sinh dục rất nhạy cảm và có thể tự cân bằng vi khuẩn, nếu rửa liên tục bằng xà phòng hoặc dung dịch vệ sinh sẽ làm mất cân bằng vi khuẩn có thể gây viêm nhiễm.
Cách vệ sinh đúng
Như đã đề cập ở trên, việc vệ sinh bên trong vùng kín là không an toàn mà chỉ cần thường xuyên vệ sinh khu vực bên ngoài của vùng kín. Nên rửa nhẹ nhàng bên ngoài bằng nước sạch hoặc xà phòng không mùi hoặc dung dịch vệ sinh chuyên dùng cho vùng kín, vì những sản phẩm này thường không có nồng độ pH cao hoặc mùi hương gây kích ứng (nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu ngứa hoặc kích ứng nào, cần phải thay đổi dung dịch vệ sinh phù hợp hơn với mình).
Chỉ nên rửa vùng kín bằng xà phòng/dung dịch vệ sinh mỗi ngày một lần, không nên rửa nhiều lần. Nếu không vệ sinh mỗi ngày thì vùng kín sẽ bị ảnh hưởng bởi do sự tích tụ của mồ hôi và chất bài tiết, dẫn đến nhiễm trùng, nhưng nếu vệ sinh bằng dung dịch vệ sinh nhiều hơn một lần một ngày, có thể phá vỡ sự cân bằng của vi khuẩn dẫn đến viêm nhiễm.
Cách vệ sinh đúng là sau khi xoa xà phòng toàn bộ vùng kín (chú ý không để xà phòng/dung dịch lọt sâu vào âm đạo), phải rửa lại bằng nước thật sạch để tránh khô hoặc kích ứng vùng da nhạy cảm xung quanh bộ phận sinh dục. Sau khi vệ sinh xong, cần lau khô bằng khăn mềm sạch được giặt và phơi khô ngoài nắng thường xuyên.
Vào những ngày đang có kinh nguyệt, có thể rửa nhiều lần nhưng lưu ý chỉ dùng nước sạch, không lạm dụng xà phòng hoặc dung dịch vệ sinh. Tiếp đó cần rửa vùng đáy chậu (vùng giữa bộ phận sinh dục và hậu môn), sau đó rửa hậu môn và khe mông. Luôn luôn rửa từ trước ra sau để tránh đưa vi khuẩn từ hậu môn vào âm đạo.
Tránh xa các sản phẩm khăn giấy ướt có hương thơm và xịt khử mùi. Có rất nhiều sản phẩm trên thị trường quảng cáo là có tác dụng giữ vệ sinh và giúp bạn luôn thơm tho nhưng bạn không nên tin dùng. Không nên dùng bất cứ sản phẩm thụt rửa nào, trừ khi có lời khuyên của bác sĩ.
Những cách giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh Cơ thể bị lạnh sẽ dẫn tới nhiều bệnh lý gây khó chịu và nguy hiểm, nên áp dụng nhiều cách giữ ấm cơ thể khi vào mùa đông. Thời tiết miền Bắc đã chuyển sang mùa đông, chấm dứt chuỗi ngày nắng, khô hanh. Sáng sớm và tối đêm thời tiết khá buốt, khi di chuyển ngoài đường, cơ thể dễ bị...