Zona thần kinh trên miệng: căn bệnh thường gặp khi trời hanh khô khiến không ít nàng cảm thấy ái ngại
Khi bề mặt da trên môi hoặc vùng xung quanh xuất hiện các mảng phát ban màu đỏ, gây ngứa ngáy, nổi mụn nước li ti… thì đó có thể là dấu hiệu đặc trưng của bệnh Zona thần kinh ở môi.
Cứ mỗi khi thay đổi thời tiết, điển hình là trong tiết trời hanh khô, nắng rát, chúng ta thường phải đối mặt với nhiều loại bệnh liên quan tới da. Trong đó, có một căn bệnh không chỉ gây mất thẩm mỹ trên gương mặt mà còn khiến hội con gái chẳng thể đánh son khi ra ngoài, đó là bệnh Zona thần kinh ở môi.
Zona thần kinh ở môi là căn bệnh như thế nào?
Zona thần kinh là bệnh nhiễm trùng do virus varicella zoster, cũng là loại virus gây bệnh thủy đậu. Hầu hết, ai cũng sẽ mắc phải bệnh thủy đậu một lần trong cuộc đời nhưng sau khi hết bệnh thì loại virus này vẫn còn trong cơ thể dù không hoạt động. Theo thời gian, nó có thể phát triển thành bệnh Zona, gây nhiễm trùng, ngứa ran, nóng rát…
Bệnh Zona ở môi cũng giống như bệnh Zona thần kinh, đều là do virus gây bệnh thủy đậu tấn công vào vùng môi, từ đó làm xuất hiện những nốt mụn nước xấu xí xung quanh viền môi. Bệnh dù không gây nguy hiểm nhưng lại làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ trên khuôn mặt và dẫn đến nhiều sự bất tiện trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh Zona thần kinh ở môi
- Do tâm lý, gặp căng thẳng, lo âu kéo dài.
- Do khí hậu: thay đổi thời tiết đột ngột hoặc để vùng da môi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng rát.
Video đang HOT
- Do chức năng hệ miễn dịch suy giảm.
Triệu chứng nhận biết bệnh Zona thần kinh ở môi
Bệnh Zona thần kinh ở môi là một trong những bùng phát của virus xung quanh miệng hoặc trên môi, gây đau rát. Bệnh rất dễ tái phát và lan rộng ra xung quanh nếu không được chữa trị kịp thời. Khi mắc bệnh, bạn có thể gặp phải các triệu chứng sau:
- Cơ thể đột nhiên ớn lạnh, mệt mỏi, cảm sốt, nhức đầu: Đây là triệu chứng đầu tiên của bệnh Zona ở môi, biểu hiện thường giống với bệnh cảm thông thường nên nhiều người chủ quan bỏ qua.
- Ngứa, sưng và đỏ da ở môi, quanh khu vực miệng: Triệu chứng này sẽ xuất hiện sau 2 – 3 ngày kể từ khi bệnh bùng phát và có dấu hiệu gia tăng về sau. Người bệnh có thể nhận biết thông qua biểu hiện tê ngứa, sưng đau quanh miệng và môi.
- Xuất hiện mụn nước nhỏ li ti ở môi và quanh miệng: Sau cảm giác tê ngứa, quanh miệng và viền môi sẽ xuất hiện nhiều mụn nước nhỏ li ti. Đôi khi, chúng có thể mọc ở cằm, má và mũi. Những nốt mụn nước này theo thời gian sẽ sưng to lên và chứa cả dịch nước bên trong. Sau khoảng 3 – 4 ngày, chúng khô lại, ngả vàng và đóng vảy. Nếu người bệnh gãi ngứa hay dùng vật châm chích thì có thể làm cho mụn nước vỡ ra, dịch nước sẽ chảy và lan sang vùng da khác hoặc lây sang người khác, gây viêm nhiễm nặng.
Bệnh Zona ở môi có gây nguy hiểm không?
Thông thường, bệnh Zona ở môi sẽ tự khỏi sau thời gian khởi phát khoảng 7 – 10 ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể bôi kem đặc trị để đẩy nhanh thời gian khỏi bệnh. Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng bạn vẫn cần chú ý để tránh gặp phải một số biến chứng nghiêm trọng như để lại sẹo trên môi, làm ảnh hưởng đến gương mặt.
Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể làm giảm thị lực và gây ảnh hưởng đến vùng thần kinh dưới da. Vì vậy, khi thấy có triệu chứng bệnh Zona ở môi, người bệnh nên chủ động đến bệnh viện kiểm tra ngay.
Các biện pháp phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh Zona ở môi
Để phòng tránh bệnh thì ngoài tiêm phòng vắc-xin, bạn nên thực hiện một số điều sau đây:
- Tránh tiếp xúc, dùng chung đồ cá nhân hoặc ôm hôn người bị bệnh.
- Vệ sinh tay chân sạch sẽ bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với người bệnh hay mầm bệnh.
- Khi đang bị bệnh Zona ở môi, không nên dùng tay chạm vào các bộ phận khác trên cơ thể, nhất là mắt và bộ phận sinh dục.
- Duy trì chế độ tập luyện và ăn uống khoa học để tăng cường sức đề kháng.
Theo Trí thức trẻ
Sởi có thể phá hủy bộ nhớ hệ thống miễn dịch
Các nhà khoa học cho biết mối đe dọa do bệnh sởi gây ra là lớn hơn nhiều so với những gì chúng ta tưởng tượng trước đây
Nghiên cứu mới đây tiết lộ sởi gây ra thiệt hại lâu dài cho hệ thống miễn dịch, khiến trẻ em dễ bị nhiễm bệnh nhiễm trùng khác sau khi bệnh ban đầu đã qua.
Hai nghiên cứu về trẻ em chưa được tiêm chủng ở Hà Lan phát hiện rằng bệnh sởi xóa sạch bộ nhớ hệ thống miễn dịch của các bệnh trước đó, đưa nó về trạng thái giống ở trẻ con và khiến cơ thể không được trang bị tốt để chống lại nhiễm trùng mới.
Sau khi mắc bệnh sởi, một tỷ lệ đáng kể các tế bào bộ nhớ miễn dịch đã biến mất khỏi máu trẻ em, theo những gì các nhà khoa học mô tả là bệnh mất trí nhớ miễn dịch. Nghiên cứu còn chỉ ra sởi đã loại bỏ từ 11% đến 73% kháng thể bảo vệ ở trẻ em. Giáo sư Stephen Elledge, một nhà di truyền học tại Đại học Y Harvard cho biết :"Chúng tôi đã tìm thấy bằng chứng thực sự thuyết phục rằng virus sởi phá hủy nặng nề hệ thống miễn dịch".
Trên toàn cầu, bệnh sởi ảnh hưởng đến hơn 7 triệu người mỗi năm và khiến hơn 100.000 người tử vong. Tỷ lệ tiêm chủng giảm đã dẫn đến sự gia tăng gần 300% các ca nhiễm sởi kể từ năm 2018. Nhưng việc giải quyết sự hoài nghi xung quanh vắc-xin lại là một nhiệm vụ phức tạp.
Đoàn Hà
Theo baophapluat
Tranh thủ giảm cân bằng chanh đào mật ong trong mùa đông, chị em cần nhớ những lưu ý quan trọng kẻo tổn hại sức khỏe Giảm cân bằng chanh đào mật ong là phương pháp được rất nhiều chị em phụ nữ tin tưởng, tuy nhiên không phải ai cũng biết sử dụng sao để đạt hiệu quả tốt nhất. Nhiều người mách nhau rằng chanh đào chính là "thuốc đặc trị" ho, viêm họng và một số bệnh do thay đổi thời tiết. Không chỉ vậy, nhờ...