Yến mạch được coi là tốt nhất cho trái tim của bạn khi ăn mỗi ngày nhưng đừng bỏ qua lưu ý này khi ăn
Bột yến mạch rất tốt cho trái tim của bạn và điều đó đã được các nhà khoa học khẳng định. Tuy nhiên nên tránh điều thứ 3 trong những liệt kê dưới đây để không bị phản tác dụng nhé!
Yến mạch là món ăn sáng chứa đầy đủ lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc cho cơ thể của bạn. Từ việc trở thành một trong những bữa sáng tốt nhất để sống lâu hơn, đến việc giúp bạn giảm cân, ăn bột yến mạch như một phần của chế độ ăn uống thông thường sẽ thực sự mang lại hiệu quả về lâu dài. Nhưng bạn có biết không, bột yến mạch cũng rất tốt cho sức khỏe tim mạch.
Yến mạch là món ăn sáng chứa đầy đủ lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc cho cơ thể của bạn.
Theo Webmd, yến mạch chứa một chất xơ có tên gọi là beta-glucan, giúp giảm cholesterol trong cơ thể. Do sự có mặt của axit linoleic và chất xơ hòa tan trong bột yến mạch, nó giúp giảm mức triglycerides và cholesterol xấu trong máu. Các chất dinh dưỡng này sẽ làm sạch các chất còn lại của chất béo từ các bức tường của động mạch và ngăn ngừa tắc nghẽn động mạch. Điều này bảo vệ cơ thể khỏi sự phát triển của các bệnh nghiêm trọng như chứng xơ vữa động mạch, đau tim và đột quỵ.
Nhiều chuyên gia sẽ gọi bột yến mạch là bữa sáng “tốt cho tim mạch”, và theo khoa học, có rất nhiều bằng chứng chứng minh cho nhận định này.
Dưới đây là những nhận định vì sao ăn yến mạch đều đặn hàng ngày lại tốt cho trái tim ấm nóng của bạn:
1. Giảm cholesterol
GS Amy Goodson (tác giả của The Sports Nutrition Playbook) cho biết: “Ăn bột yến mạch là một cách tuyệt vời để hỗ trợ một trái tim khỏe mạnh do hàm lượng chất xơ hòa tan trong nó. Chất xơ hòa tan có thể giúp giảm cholesterol LDL toàn phần và xấu, có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Thêm lớp trên vào bột yến mạch của bạn như quả mọng, hạnh nhân cắt lát hay các loại hạt cũng có thể giúp tăng hàm lượng chất xơ và hương vị thơm ngon hơn”.
2. Kiểm soát lượng đường trong máu
Bột yến mạch là một nguồn chất xơ hòa tan, có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu tổng thể. Lượng đường trong máu ổn định có nghĩa là giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch sau này trong cuộc sống.
Video đang HOT
Bột yến mạch là một nguồn chất xơ hòa tan, có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu tổng thể.
Theo Mayo Clinic, chất xơ hòa tan có thể làm chậm quá trình hấp thụ đường, giúp cải thiện lượng đường trong máu và giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2.
Nên ăn yến mạch thế nào để tốt cho sức khỏe?
Không nên ăn bột yến mạch có sẵn hương vị có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh
Hầu hết các loại yến mạch có hương vị đều chứa một lượng đường cao, có thể làm giảm tác dụng ổn định lượng đường trong máu của yến mạch nguyên chất. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), lượng đường bổ sung ngày càng tăng trong chế độ ăn uống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Để có được một trái tim khỏe mạnh nhờ ăn yến mạch, hãy nấu một bát yến mạch và trộn với một số lớp phủ bột yến mạch tốt cho sức khỏe hơn như bơ hạt, bột ca cao, bí ngô, hạt, trái cây tươi, gia vị, quế…
Để có được một trái tim khỏe mạnh nhờ ăn yến mạch, hãy nấu một bát yến mạch và trộn với một số lớp phủ bột yến mạch tốt cho sức khỏe.
Nên ăn yến mạch nguyên chất vì nó chứa các chất dinh dưỡng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh
Cùng với hàm lượng chất xơ hòa tan, bản thân yến mạch cũng chứa magiê và kali, là hai khoáng chất tốt cho tim mạch của bạn.
Theo Harvard Health, sự thiếu hụt magiê có liên quan đến các bệnh tim mạch cũng như huyết áp cao, các vấn đề về nhịp tim (như rung nhĩ), cholesterol cao, ngừng tim…
Kali rất hữu ích để kiểm soát huyết áp cao (tăng huyết áp) mà cơ thể bạn có thể gặp phải do lượng natri cao trong cơ thể. Theo AHA, khi bạn ăn thực phẩm giàu kali như bột yến mạch nguyên chất, bạn sẽ mất nhiều natri hơn khi đi vệ sinh sau đó. Điều này tốt cho sức khỏe tim mạch nói chung.
Người đàn ông 56 tuổi bị liệt sau 3 năm ăn chay trường, bác sĩ nói: Ăn chay bằng 4 loại này không khác gì "uống dầu mỡ" vào người
Nhiều người chuyển sang ăn chay trường nhằm mong bảo vệ sức khỏe, tuy nhiên ăn chay sai cách đôi khi lại gây phản tác dụng.
Trong thời đại kinh tế phát triển, ăn no không còn là nhu cầu cơ bản của nhiều gia đình nữa mà yếu tố ăn lành mạnh, ăn sao để tốt cho sức khỏe mới được đề cao. Thịt vốn dĩ là món ăn khoái khẩu của nhiều người, tuy nhiên, ăn quá nhiều thịt dễ dẫn đến tình trạng mỡ máu cao, cao huyết áp, cuối cùng dẫn tới tình trạng nhồi máu não.
Hiểu được tác hại của thịt, nhiều người chuyển sang ăn chay trường nhằm mong bảo vệ sức khỏe, tuy nhiên ăn chay sai cách đôi khi lại gây phản tác dụng.
Tờ Sohu (Trung Quốc) gần đây đăng tải trường hợp của người đàn ông họ Trần (56 tuổi), ông đã ăn chay trong suốt 3 năm qua sau một lần được bác sĩ chẩn đoán có nguy cơ xơ cứng động mạch, bác sĩ yêu cầu ông ăn ít thịt, nhiều hoa quả, rau củ hơn.
Ảnh: Sohu
Kể từ đó, ông quyết định từ bỏ ăn thịt, kiên trì ăn chay suốt 3 năm nhưng lipid máu không giảm mà còn tăng lên. Tháng 5 vừa qua, ông Trần đột ngột ngất xỉu vào ban đêm, được đưa vào bệnh viện điều trị và chẩn đoán nhồi máu não. Dù đã được cấp cứu, nhưng ông vẫn bị liệt suốt đời.
Tại sao ông Trần đã ăn chay mà vẫn bị nhồi máu não?
Theo tìm hiểu của bác sĩ, ông Trần mặc dù luôn duy trì thói quen ăn chay trường. Nhưng các món chay mà ông ăn lại không hề lành mạnh. Nhìn bề ngoài có vẻ đều là rau nhưng thực tế hàm lượng chất béo, muối còn nhiều hơn ăn thịt. Những món mà ông Trần thường xuyên sử dụng trong thực đơn ăn chay của mình là:
1. Dưa muối
Dưa muối chua là món ăn chay quen thuộc, tuy nhiên nhược điểm của thực phẩm này là chứa rất nhiều natri. Việc lạm dụng món ăn nhiều muối này trong mâm cơm sẽ làm tổn thương mạch máu và làm cho mạch máu bị xơ cứng, người bị mỡ máu cao và huyết áp cao ăn nhiều dưa muối dễ sinh nhồi máu não.
2. Lạc rang
Lạc là loại hạt có hàm lượng chất béo cao, thường được dùng để chiết xuất dầu thực vật. Sau khi rang lượng chất béo trong lạc nhiều hơn gấp bội, ăn nhiều dễ dẫn đến tăng huyết áp, tăng lipit và gây hại cho sức khoẻ.
3. Các loại rau xào
Rau xào là món chay quen thuộc, xong khi xào cần sử dụng một lượng dầu tương đối lớn, đồng thời bổ sung không ít muối, điều này có hại cho mạch máu. Ước tính một đĩa đậu cô ve xào khô (60g đậu sống), sau khi xào sẽ chiếm khoảng 14g chất béo gần bằng một nửa giới hạn dầu ăn được khuyến nghị (25 ~ 30g) mỗi ngày.
4. Các loại củ chiên
Khoai tây, khoai lang, củ sen chiên là những món chay được cả người lớn lẫn trẻ nhỏ yêu thích, tuy nhiên chúng lại chứa quá nhiều calo, cùng hàm lượng dinh dưỡng không cân bằng, chẳng hạn như có quá ít vitamin, khoáng chất, cellulose hay các chất dinh dưỡng thiết yếu khác. Loại thực phẩm này có chứa lượng dầu khá lớn, tiêu thụ nhiều có thể gây tăng cân và làm hại mạch máu.
Muốn hạ lipid máu và phòng chống nhồi máu não thì cần thực hiện 2 việc
1. Chế độ ăn uống hợp lý
Người bị mỡ máu cao phần lớn liên quan đến chế độ ăn uống không hợp lý. Cần thay đổi bằng chế độ ăn nhạt, tránh ăn đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ. Nhiều người trung niên và cao tuổi nên bổ sung canxi để ngăn ngừa xơ cứng mạch máu. Khuyến cáo nên thay thế cách chế biến chiên, rán thành luộc, hấp.
2. Tập thể dục nhiều hơn
Càng nhiều tuổi càng không nên ngồi một chỗ trong nhà vì điều này không có lợi cho quá trình lưu thông mạch máu, đồng thời sẽ làm chậm tốc độ trao đổi chất của cơ thể. Thay vào đó, bạn nên tập thể dục ngoài trời thường xuyên để thúc đẩy tuần hoàn máu, ổn định lipid máu và huyết áp, tiêu hao chất béo và thúc đẩy cơ thể khỏe mạnh hơn.
Thực phẩm tăng cường miễn dịch theo tháp dinh dưỡng mùa COVID-19 của Ấn Độ Chính phủ Ấn Độ xây dựng thực đơn nhằm giúp tăng cường hệ miễn dịch trong mùa dịch COVID-19. Trong đó, Ấn Độ đưa ra một số thực phẩm người khỏi bệnh COVID-19 nên ăn. Trong mùa dịch, cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng lành mạnh bởi nó là cách nâng cao thể trạng. Làn sóng COVID-19 lần thứ hai ở...