Yee Sang Món ăn mang lại may mắn trong Năm Mới ở Malaysia
Là món ăn, nhưng Yee Sang lại được tung cao và người Hoa ở Malaysia tin rằng ai tung Yee Sang càng cao, người đó càng gặp nhiều may mắn trong Năm Mới.
Yee Sang – món ăn mang lại may mắn trong năm mới ở Malaysia. Ảnh: malaysianchinesekitchen.com
Thật tuyệt vời khi bạn được mời tham gia bữa tiệc thân mật đầu năm của người Hoa ở Malaysia, bởi bạn sẽ có cơ hội thưởng thức Yee Sang (người Hoa ở Singapore gọi là Yu Sheng) – một món ăn đặc sắc, đầy ý nghĩa.
Đây thực chất là salad kiểu châu Á, gồm cá sống lát mỏng (thường là cá hồi kiểu sashimi hay cá thu) tượng trưng cho sự dư dả và một số loại rau củ quả xắt nhỏ như bưởi tượng trưng cho đại lợi, cà rốt tượng trưng may mắn, củ cải tượng trưng tài lộc, dưa leo tượng trưng cho tuổi trẻ và sức khỏe. Khi thưởng thức, người ta có thể thêm vào chút hạt tiêu, dầu ăn với mong muốn tấn tài tấn lộc.
Yee Sang thường được ăn vào ngày mùng 7 tháng Giêng. Theo truyền thống của người Hoa, đây là ngày mà loài người trên thế giới được sinh ra. Ngoài phong vị ngày Tết và ngụ ý chúc phúc, Yee Sang còn mang ý nghĩa của sự gắn kết và niềm hạnh phúc được sẻ chia cùng nhau trong một gia đình. Bởi đây là dịp để các thành viên gia đình tụ họp bên bàn ăn, vừa dùng đũa gẩy, tung tất cả các nguyên liệu tạo thành Yee Sang, trộn chúng với nhau. Động tác gẩy rồi tung Yee Sang lên có hàm ý “thuận buồm xuôi gió”, cần có sự ăn ý và phối hợp để tránh va chạm hay làm Yee Sang rơi vãi ra ngoài.
Đặc biệt, vừa gẩy tung Yee Sang, các thành viên trong gia đình vừa nói những ước nguyện của mình trong Năm Mới. Những ước nguyện này thường được thể hiện qua các nguyên liệu làm ra Yee Sang như “dư dả cả năm”, “may mắn và hanh thông”, “tiền vào như nước”, “trẻ mãi không già”, “ngày một phát đạt”… Sau đó, câu chuyện cứ thế trở nên rôm rả giữa những người cùng một mái ấm.
Yee Sang không chỉ là nét độc đáo ở Malaysia mà còn rất phổ biến ở Singapore. Tờ Tân báo của Singapore từng đăng bài về ẩm thực, trong đó dẫn mong muốn của Giáo sư Trần Duy Chính về việc đưa Yu Sheng vào danh sách các di sản văn hóa phi vật thể của nước này đề nghị Tổ chức Giáo dục, Văn hóa và Khoa học Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận. Truyền thông Malaysia nhanh chóng ý thức được rằng Giáo sư Trần Duy Chính muốn ám chỉ Yu Sheng có nguồn gốc từ Singapore. Tranh cãi về nguồn gốc Yee Sang/Yu Sheng đã nổ ra.
Trả lời phỏng vấn tờ Star, Tiến sỹ Lữ Thanh Tài, Chủ tịch Hiệp hội người Phúc Kiến ở Klang cho rằng phong tục thưởng thức Yee Sang thuộc về người Quảng Đông. Nếu xét tới việc người nói tiếng Quảng Đông đa phần sống ở Kuala Lumpur, Malaysia thì có thể khẳng định Yee Sang có nguồn gốc từ đây. Tiến sỹ Lữ Thanh Tài cho biết thêm rằng trước khi Singapore trở thành quốc gia độc lập, bán đảo Malaysia đã có phong tục thưởng thức Yee Sang ngày Tết. Phía Singapore đương nhiên không tán thành. Dẫu vậy, trong khi các tranh cãi liên quan vẫn tiếp diễn, mỗi dịp Tết Nguyên Đán tới, người Hoa dù ở Malaysia hay Singapore luôn mong muốn đoàn viên để cùng người thân tận hưởng không khí vui vẻ, hạnh phúc và nồng ấm đến từ Yee Sang/Yu Sheng.
Theo Tintuc
Video đang HOT
Nhìn cứ tưởng món ăn VN nhưng là đặc sản nức tiếng và kỳ công của người Malaysia
Món ăn này hiện đang gây chú ý trên toàn thế giới, thoạt nhìn qua, nhiều người cứ ngỡ là món bánh ú, bánh gói của người Việt, nhưng hóa ra không phải, đây thực ra là đặc sản nức tiếng của người Malaysia.
Nguồn gốc
Ketupat là món ngon truyền thống của người Malaysia, nó có 2 loại là Ketupat nasi hình chữ nhật, được gói từ lá dừa và làm từ gạo tẻ nên nó hơi xốp, không dẻo. Loại còn lại là Ketupat pulut hình tam giác, được làm từ lá cọ và gạo nếp nên kết cấu bánh rất dẻo, thơm, đôi khi còn được cho thêm các loại nhân bằng nhiều loại đậu khác nhau để tạo ra nhiều màu sắc và sự đa dạng.
Hiện có 2 cách ăn cho loại bánh này là Ketupat Bachok (phiên bản chiên), Ketupat palas (phiên bản thường).
Thông thường Ketupat pulut được nhiều người ưa chuộng hơn, không chỉ người Malaysia mà người dân các nước khác ở Ai Cập, Brunei, Singapore...cũng rất ưa chuộng.
Không chỉ đơn thuần là một đặc sản làm no bụng, Ketupat còn mang rất nhiều ý nghĩa rất thiêng liêng đối với người dân Malaysia.
Ketupat tượng trưng cho lời xin lỗi và phước lành. Thành phần chính của Ketupat là lúa gạo và lá gói. Theo quan niệm của người Malaysia, lúa tượng trưng cho ham muốn của con người, trong khi chiếc lá tượng trưng cho lương tâm. Con người phải có khả năng kìm chế được ham muốn của bản thân bằng lương tâm của chính mình.
Quy trình thực hiện
Gạo tẻ hay nếp sau khi được rửa sạch, để ráo nước, lá dừa hoặc lá cọ được bện trước, sau đó cho gạo/nếp vào, đổ khoản và chừa không gian để cho gạo/nếp nở ra khi chín. Để đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận khách hàng khác, ngày nay Ketupat còn cho thêm nhiều nguyên liệu khác vào kèm. Kepupat nguyên gốc thường không bỏ thêm bất kỳ thứ gì cả.
Sau khi gói xong, Ketupat sẽ được nấu trong khoàng 4 tiếng đồng hồ, nước trong nồi được cho thêm liên tục để đảm bảo bánh được ngâm trong nước hoàn toàn. Một số người nấu sẽ rút ngắn quá trình đun sôi bằng cách ngâm gạo/nếp trong nước muối khoảng 20 phút.
Nếu nấu chín đúng cách thì Ketupat giữ được ít nhất trong 2 ngày ở nơi mát mẻ hoặc lâu hơn trong tủ lạnh. Một số người chọn cách hấp trước khi cắt ra, hoặc chiên sau khi cắt. Tùy theo sỏ thích từng người mà Ketupat có thể ăn cùng với nhiều món ăn kèm khác nhau.
Nhiều người Malaysia xem Ketupat như một thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn của họ. Họ thường ăn kèm với các món khác nhau như cà ri, xiên thịt nướng, đôi khi còn coi Ketupat như cơm.
Ketupat rất dễ ăn lại no bụng nhanh nên không chỉ người bản địa mà người nước cũng rất ưa chuộng. Nếu có dịp đến Malaysia, du khách có thể thấy người ăn Ketupat vào sáng trưa chiều tối. Món ăn này có giá thành rẻ và toàn là những nguyên liệu quen thuộc nên ai cũng đều vô tư ăn no.
Những người bán Ketupat
Ketupat có thể dễ dàng tìm mua ở mọi ngóc ngách Malaysia. Không chỉ là món ăn thường ngày mà nó còn là món ăn không thể thiếu trong các mùa lễ lớn.
Salmiah, một người làm Ketupat với 20 năm kinh nghiệm nói rằng: "Vào dịp lễ như Aidilfitri có hơn 5000 cái được đặt hàng, trong khi lễ Aidiladha thì là 3000 cái. Mới hôm qua, một cặp vợ chồng đã đặt hàng cho con cái họ đang sống vương quốc Anh, New Zeanland, Ai Cập", người phụ nữ 43 tuổi chia sẻ với trang Bernama.
Mặc dù Ketupat được đặt với số lượng lớn nhưng những người mua hàng của cô Salmiad nói rằng Ketupat ở đây luôn mềm và ngon hơn so với người khác.
Điều này là do Ketupat của cô có kích thước to hơn, không dễ bị ôi thiu và có thể lưu trữ trong ngăn đá. Bên cạnh đó, giá thành cũng rẻ hơn so với thị trường. Trong khi cô bán 1.3 USD thì người khác bán 1.6 USD.
Theo Bumiaki/Says
Những món ăn mang đậm hương vị núi rừng Tây Bắc Các món ăn của người dân tộc ở Điện Biên được chế biến rất phức tạp, nhất là nghệ thuật sử dụng các loại gia vị độc đáo của núi rừng Tây Bắc. Xôi nếp nương, thịt trâu hun khói hay hoa ban là những món ăn đặc sắc khi đặt chân đến vùng đất Điện Biên Phủ lịch sử. 1. Xôi nếp...