‘Y tế TP HCM sẵn sàng tiếp quản điều trị Covid khi rút chi viện’

Theo dõi VGT trên

Sở Y tế đã chuẩn bị từ sớm kế hoạch tiếp quản các bệnh viện Covid-19 khi lực lượng chi viện rút về, và sẽ đảm đương được nhiệm vụ của mình trong tình hình mới.

Thời điểm số ca bệnh tại TP HCM tăng nhiều, có khi 36.000 ca một lúc ở các cơ sở điều trị, thành phố phải đáp ứng nhanh bằng cách xác định các tầng, mở rất nhiều bệnh viện thu dung, điều trị. Bộ Y tế đã huy động trên 6.700 y bác sĩ, 3.000-4.000 sinh viên y khoa, cùng lực lượng quân y để đáp ứng nhu cầu điều trị khẩn cấp.

Đến nay, số ca bệnh mới giảm, số xuất viện nhiều hơn số ca nhập viện hàng ngày, một số bệnh viện dã chiến đã hoàn thành sứ mệnh. Các lực lượng chi viện đến từ các tỉnh, thành phố phía Bắc rút về là phù hợp với tình hình dịch ở thành phố. Hiện, một số bệnh viện Covid-19 vẫn duy trì hoạt động, số ca điều trị không nhiều. Lực lượng y bác sĩ của TP HCM đã tỏa ra và phụ trách ở các đơn vị này, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TP HCM cho biết tại họp báo cung cấp thông tin về công tác phòng chống Covid-19, chiều 7/10.

Hôm 6/10, Bộ Y tế đã có quyết định rút các lực lượng chi viện khỏi TP HCM, chậm nhất là trước ngày 15/10.

Theo đó, Sở Y tế đã chuẩn bị kế hoạch từ rất lâu, lúc lực lượng chi viện mới vào thành phố, cho tình huống chuyển đổi, tiếp quản các cơ sở y tế khi lực lượng này rút quân, bà Mai nói. Hàng ngày, Sở Y tế tổ chức giao ban giữa các tầng để nâng cao năng lực điều trị, chuyên môn của từng bệnh viện, nhân viên y tế. Toàn bộ nhân viên y tế TP HCM tham gia điều trị cùng các bệnh viện trung ương cũng duy trì giao ban bệnh viện, tập huấn, đào tạo, nhất là về chuyên khoa nhiễm, hồi sức cấp cứu.

“Do đó, ngay khi y bác sĩ phía Bắc rút đi, y tế địa phương có thể đảm đương được ngay các công việc đang có”, bà Mai nói.

Sở Y tế và các sở, ngành đang tham mưu cho UBND TP HCM lộ trình chuyển đổi các bệnh viện Covid-19 theo hướng tái cấu trúc ngành y tế.

Về cơ bản sẽ tái cấu trúc như sau:

Nhóm bệnh viện dã chiến, khu cách ly quận huyện sẽ thu gọn, giải thể khi hết người cách ly, trả lại cơ sở vật chất cho trường học.

Các quận, huyện sẽ thành lập bệnh viện dã chiến thu dung chăm sóc F0 tại cộng đồng có triệu chứng, nguy cơ trở nặng; còn các F0 nhẹ, không triệu chứng sẽ điều trị ở nhà.

Video đang HOT

Các bệnh viện ở tầng hai và ba do Sở Y tế quản lý sẽ tái thiết lập thành bệnh viện ba tầng (như bệnh viện dã chiến 13, 14, 16 có trung tâm hồi sức tích cực – ICU).

Các bệnh viện cấp thành phố sẽ được trả lại công năng ban đầu, củng cố chất lượng điều trị. Thành phố giữ lại các bệnh viện có ICU, với 900 giường có gắn máy thở, monitor và 3.000 giường có oxy, đáp ứng cho tình huống dịch bệnh và cũng như các tiêu chí của Bộ Y tế.

Y tế TP HCM sẵn sàng tiếp quản điều trị Covid khi rút chi viện - Hình 1

Bệnh viện hồi sức Covid-19 Thủ Đức (đặt tại Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2) quy mô ICU lớn nhất tại TP HCM được các y bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy phụ trách chính, cùng sự hỗ trợ của các đồng nghiệp thành phố và các tỉnh phía Bắc. Ảnh: Quỳnh Trần

TP HCM có hai bệnh viện “tách đôi” được hoàn trả công năng ban đầu, là Bệnh viện quận 7 và Đa khoa khu vực Củ Chi, từ ngày 28/9. Thống kê trước dịch, Bệnh viện cửa ngõ Đa khoa khu vực Củ Chi tiếp nhận khoảng 3.000 bệnh nhân thông thường mỗi ngày, khi tách đôi chỉ còn 400 bệnh, nay sau 10 ngày mở cửa, lượng bệnh nhân không Covid đã tăng lên 1.500-2.000 ca. Tại Bệnh viện quận 7, lượt bệnh nhân khám ngoại trú thông thường đã đạt khoảng 500 lượt, bằng 50% so với trước dịch.

“Nhân sự của bệnh viện vẫn đang tăng cường ở các bệnh viện dã chiến nên một số chuyên khoa sâu chưa thể mở lại. Khi dịch ổn định hơn, nhân sự về lại bệnh viện đầy đủ thì lượng bệnh nhân sẽ tăng lên”, bà Mai nói.

Tính đến 18h ngày 6/10, TP HCM ghi nhận 403.997 ca Covid-19, đã được Bộ Y tế công bố. Trong ngày 6/10, số bệnh nhân nặng đang thở máy giảm còn 631 ca, số F0 nhập viện giảm còn 1.205, số ca xuất viện là 2.740. Đặc biệt, số ca tử vong những ngày gần đây liên tục giảm, chỉ còn dưới 100 ca mỗi ngày.

Di chứng khốc liệt vì Covid-19

Hai tuần đầu sau khi xuất viện, anh Nguyễn Đồng Tháp, 35 tuổi, vẫn bị hành hạ bởi những cơn ho bất chợt dài 20-30 phút, thở ran như tiếng máy kêu.

Anh Tháp là bệnh nhân suy hô hấp nặng được chuyển đến Khoa Hồi sức Bệnh viện Covid-19 TP Thủ Đức (do Bệnh viện TP Thủ Đức phụ trách). Khi ấy hai phổi anh tổn thương trắng xóa, nồng độ oxy máu mao mạch (SpO2) lúc ngồi tụt xuống 60-65%.

Anh Tháp thuộc trường hợp thiếu oxy thầm lặng (silent hypoxia), nồng độ oxy máu giảm thấp nhưng lại không cảm thấy khó thở nhiều, vẫn dung nạp được oxy lưu lượng cao qua thở máy không xâm lấn (HFNC), SpO2 đạt 80-85% nếu kết hợp nằm sấp. Người bệnh "xin" bác sĩ để mình cố gắng tập thở, nếu không ráng được nữa mới đặt nội khí quản. Các bác sĩ đồng ý, đổi lại, họ phải theo dõi bệnh nhân 24/24 giờ, để sẵn máy thở bên giường bệnh, can thiệp ngay khi anh có dấu hiệu thở nhanh.

May mắn, anh Tháp vượt qua đại nạn, phổi dần hồi phục, thở oxy qua mũi, xét nghiệm Covid-19 âm tính. Gần một tháng điều trị, anh xuất viện nhưng sức khỏe khá yếu, đi lại chưa vững, chỉ tự làm vệ sinh cá nhân. Đặc biệt, anh vẫn thiếu oxy thầm lặng, thở nặng nhọc, SpO2 dao động 88-92%.

"Anh ấy sút 14 kg, da xanh như tàu lá. Sợ nhất là những cơn ho bất chợt dài 20-30 phút, tiếng ho dội khắp khu nhà trọ, mỗi lần ho là một lần anh khó thở", chị Hà Thị Bích Phương, 34 tuổi, vợ anh Tháp kể. Cơn ho không sao dừng lại được giữa chừng như rút hết sức lực người đàn ông, các cơ ngực đau thắt, tai ù đi, anh ôm ngực, dựa lưng vào tường, thở bằng miệng.

Chồng mệt, chị Phương cũng căng thẳng theo, nhiều đêm liền chị không dám ngủ, chốc chốc lại kiểm tra xem anh có thở nhanh hay sắp ho không. Chị cố gắng giữ yên tĩnh nhất có thể, tránh khiến anh thức giấc, "đánh động" cơn ho.

Hiện, sau hơn một tháng ở nhà, anh Tháp nói đã hồi phục được khoảng 70-80% sức khỏe, tăng hơn 5 kg, đi bộ được 3 km mới bắt đầu thở nhanh. Dù vậy, nếu để trở lại với công việc bốc xếp, vận chuyển hàng hóa ở chợ đầu mối Bình Điền, có lẽ anh cần nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn.

Di chứng khốc liệt vì Covid-19 - Hình 1

Anh Tháp phụ vợ nấu cơm trưa tại nhà trọ, huyện Bình Chánh ngày 20/9. Ảnh: Thư Anh

Sản phụ Nguyễn Thị Thúy Vân (31 tuổi, ngụ Hóc Môn) cũng đang vật lộn trên hành trình tập thở hồi phục hậu Covid-19. Nhiễm bệnh và nguy kịch ở tuần thai 33, chị buộc phải mổ cấp cứu bắt thai. Bé trai sinh non song khỏe mạnh, còn chị Vân thì "thập tử nhất sinh". Bác sĩ nhiều lần tưởng đã mất bệnh nhân khi chị không đáp ứng điều trị, tình trạng bệnh liên tục thay đổi, phổi tổn thương nghiêm trọng, cơ thể suy kiệt. Tại Bệnh viện Covid-19 TP Thủ Đức, chị là trường hợp đặc biệt nhất với ba lần đặt và rút ống nội khí quản. Phần lớn thời gian chị hôn mê, có thời điểm bị kích thích, loạn thần.

Trải qua một tháng sinh tử, chị Vân khỏi Covid-19, tỉnh táo nhưng chưa tự đi đứng được, phải tiếp tục thở oxy lưu lượng thấp và dùng thuốc kháng đông máu, kháng viêm tại nhà. Mười ngày qua, chị nỗ lực tập hít thở để cai oxy, song chưa thành công, đây chính là khó khăn lớn nhất. Những lúc mệt, chị phải phụ thuộc vào bình oxy. Sau thời gian dài thở máy, bà mẹ trẻ còn bị mất giọng, chưa thể nói chuyện được bình thường, kèm thêm mất ngủ, mất sữa vì không thể cho con bú. Hiện, hai mẹ con chị phải tạm xa nhau, chị cách ly ở nhà ngoại, con trai được bà nội đón về chăm sóc.

Chị Vân chia sẻ, chị rất may mắn vì được các y bác sĩ luôn quan tâm, động viên, kiểm tra xem đã tập luyện như thế nào ngay cả lúc đã về nhà. Nhớ cậu con trai bé nhỏ đang chờ mẹ, chị có thêm động lực để tập luyện mỗi ngày.

Theo bác sĩ Lê Duy Lạc,khoa Hồi sức, Bệnh viện Covid-19 TP Thủ Đức, đây là hai trong hàng chục F0 nặng và nguy kịch gặp các di chứng sau Covid-19 mà anh theo dõi, tư vấn từ xa. Bệnh nhân Covid-19 được đánh giá nguy cơ, phân loại theo 5 mức độ, gồm nhiễm virus nhưng không có triệu chứng, viêm phổi nhẹ, trung bình, nặng và nguy kịch. Ở ba mức độ đầu, hầu hết người bệnh khỏe mạnh bình thường khi xuất viện. Ở mức độ nặng, nguy kịch, đánh giá sơ bộ gần như 100% bệnh nhân này sau xuất viện đều gặp ít nhiều các triệu chứng như giảm oxy kéo dài; huyết khối tĩnh mạch; mệt mỏi, chán ăn kéo dài, sụt cân, mất ngủ...

"Chiến trường nội viện khốc liệt chừng nào thì cuộc chiến hồi phục tại nhà căng thẳng chừng đó. Nỗi lo lớn nhất là bệnh nhân có cai được oxy, thích nghi được với cuộc sống hậu Covid-19 hay không", bác sĩ Lạc nói.

Bác sĩ lý giải, ở bệnh viện, F0 có sự chăm sóc sát sao của nhân viên y tế, cùng trang thiết bị máy móc hiện đại để qua cơn nguy kịch. Khi bệnh nhân âm tính Covid-19, dù vẫn phụ thuộc vào oxy nhưng không thể ở lại chờ hồi phục hoàn toàn, vì bệnh viện quá tải, cần giường cho ca nặng khác. Trong khi đó, những tổn thương phổi không thể hồi phục trong thời gian ngắn, chúng cần ít nhất 3-4 tuần.

Với những trường hợp xuất viện có giảm oxy kéo dài như anh Tháp, chị Vân, bác sĩ đều dặn dùng máy đo SpO2, thuê bình oxy, máy tạo oxy sử dụng nếu khó thở nặng. Bác sĩ cũng kê các loại thuốc, hướng dẫn các bài tập thở, nằm sấp, nằm nghiêng, rèn luyện sức khỏe, thường xuyên gọi video call để khám online, theo dõi tiến trình hồi phục.

"Ban đầu, khi bệnh nhân trở nặng, chúng tôi chỉ mong họ sống sót. Nhưng người bệnh vượt cửa tử rồi, chúng tôi lại tham lam nhiều hơn, kỳ vọng họ hồi phục tốt nhất, có thể khỏe mạnh trở về với gia đình, duy trì cuộc sống, nhất là những bệnh nhân đang trong độ tuổi lao động, là trụ cột chính", bác sĩ Lạc chia sẻ.

Di chứng khốc liệt vì Covid-19 - Hình 2

Khoa Hồi sức, Bệnh viện Covid-19 TP Thủ Đức luôn có 25-30 F0 nặng, nguy kịch điều trị. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Khảo sát tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19, công bố ngày 20/9, cho thấy 53,3% bệnh nhân tại đây bị rối loạn lo âu, 16,7% stress và 20% trầm cảm. Những bệnh nhân từng thở HFNC (oxy lưu lượng cao), bệnh nhân từng thở oxy qua mặt nạ, hoặc thở máy, tỷ lệ trầm cảm và tỷ lệ rối loạn lo âu lên tới 66,7%.

Một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Y khoa E Clinical Medicine của The Lancet hồi giữa tháng 7/2021, đưa ra những dữ liệu toàn diện về các triệu chứng dai dẳng hậu Covid-19. Nghiên cứu này khảo sát 3.762 bệnh nhân Covid-19 tại 56 quốc gia, từ tháng 12/2019 đến tháng 5/2020 cho thấy, trung bình bệnh nhân gặp 56 triệu chứng khác nhau. Tổng cộng, 203 loại di chứng ảnh hưởng đến 10 cơ quan của cơ thể, như sương mù não, ảo giác, mệt mỏi, run và ù tai...; 1/3 triệu chứng tiếp tục ảnh hưởng đến người bệnh trong ít nhất sáu tháng kể từ khi khỏi Covid-19. Khoảng 22% số người được khảo sát cho biết họ không thể làm việc hoặc bị sa thải sau khi mắc Covid-19; 45% người phải giảm cường độ làm việc.

"Lúc trước tôi có thể vác bao hàng nặng 50-60 kg, giờ gắng hết sức mới nhấc nổi 20 kg. Hy vọng sớm hồi phục hoàn toàn, để đi làm chăm lo cho vợ và hai con", anh Tháp nói.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Viêm não tự miễn lại do khối u buồng trứngViêm não tự miễn lại do khối u buồng trứng
20:54:07 16/12/2024
Cô gái co giật, la hét liên tục, nguyên nhân ẩn giấu từ khối u buồng trứngCô gái co giật, la hét liên tục, nguyên nhân ẩn giấu từ khối u buồng trứng
18:12:59 16/12/2024
Phát hiện mới về lợi ích của cà phê với đường ruộtPhát hiện mới về lợi ích của cà phê với đường ruột
08:53:16 17/12/2024
Giảm cholesterol nhờ ăn nho thường xuyênGiảm cholesterol nhờ ăn nho thường xuyên
15:48:35 17/12/2024
Tin mừng cho người thích ăn bạch tuộcTin mừng cho người thích ăn bạch tuộc
08:20:15 16/12/2024
Dấu hiệu suy giảm hệ miễn dịch và cách cải thiệnDấu hiệu suy giảm hệ miễn dịch và cách cải thiện
18:10:03 16/12/2024
Đột quỵ ngày càng... trẻ hóaĐột quỵ ngày càng... trẻ hóa
18:58:31 16/12/2024
Có dấu hiệu ung thư đại tràng nhưng cô gái không hay biếtCó dấu hiệu ung thư đại tràng nhưng cô gái không hay biết
08:49:06 16/12/2024

Tin đang nóng

Chồng lên tiếng bênh vực màn nhảy sexy của Khánh Vân trong tiệc cướiChồng lên tiếng bênh vực màn nhảy sexy của Khánh Vân trong tiệc cưới
21:02:34 17/12/2024
Con trai Duy Phương: "Tôi thoi thóp qua được tới giai đoạn này thì không còn dễ chơi đâu"Con trai Duy Phương: "Tôi thoi thóp qua được tới giai đoạn này thì không còn dễ chơi đâu"
22:50:48 17/12/2024
Bé gái 10 ngày tuổi bị bỏ trước cửa quán bi a giữa đêm lạnhBé gái 10 ngày tuổi bị bỏ trước cửa quán bi a giữa đêm lạnh
22:05:04 17/12/2024
Người đàn ông bị "gái xinh, lương thiện" trên mạng lừa gần 1 tỷ đồngNgười đàn ông bị "gái xinh, lương thiện" trên mạng lừa gần 1 tỷ đồng
20:23:18 17/12/2024
Nữ ca sĩ ở Việt Nam là bà chủ chỉ ăn diện, qua Mỹ làm đủ việc: "Không chữa kịp là tôi bị điên"Nữ ca sĩ ở Việt Nam là bà chủ chỉ ăn diện, qua Mỹ làm đủ việc: "Không chữa kịp là tôi bị điên"
22:56:13 17/12/2024
Hyun Bin lần đầu có phản hồi thẳng thắn về 1 tin đồn với bà xã cách đây 6 nămHyun Bin lần đầu có phản hồi thẳng thắn về 1 tin đồn với bà xã cách đây 6 năm
19:47:35 17/12/2024
Ngọc Trinh gây sốt MXH với sắc vóc quyến rũ, chỉ nói đúng 1 câu về việc nghỉ chơi với Vũ Khắc TiệpNgọc Trinh gây sốt MXH với sắc vóc quyến rũ, chỉ nói đúng 1 câu về việc nghỉ chơi với Vũ Khắc Tiệp
23:27:23 17/12/2024
Vợ Phó Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội: "Thương anh"Vợ Phó Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội: "Thương anh"
22:53:16 17/12/2024

Tin mới nhất

Chế độ ăn cho người bệnh hẹp van hai lá

Chế độ ăn cho người bệnh hẹp van hai lá

05:45:30 18/12/2024
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp với việc điều trị bằng thuốc và theo dõi sức khỏe định kỳ sẽ giúp người bệnh hẹp van hai lá cải thiện chất lượng cuộc sống, kéo dài tuổi thọ.
Ung thư đại trực tràng gia tăng ở người dưới 50 tuổi

Ung thư đại trực tràng gia tăng ở người dưới 50 tuổi

05:43:27 18/12/2024
Nghiên cứu mới công bố trên tạp chí The Lancet Oncology cho thấy thực trạng đáng lo ngại khi 27/50 quốc gia được khảo sát ghi nhận sự gia tăng ca bệnh ở người dưới 50 tuổi trong giai đoạn 2013-2017.
Chú ý khi cơ thể 'nạp' quá nhiều protein

Chú ý khi cơ thể 'nạp' quá nhiều protein

05:39:35 18/12/2024
Do đó, nếu muốn lựa chọn áp dụng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, chúng ta cần phải cân nhắc kỹ lưỡng các rủi ro của chế độ ăn giàu protein để xác định xem liệu chế độ ăn này có phù hợp với bản thân hay không.
Nữ bệnh nhân 2 lần mạnh mẽ vượt qua ung thư

Nữ bệnh nhân 2 lần mạnh mẽ vượt qua ung thư

05:36:59 18/12/2024
Việc ứng dụng hệ thống cảnh báo dây thần kinh trong mổ giúp cảnh báo sớm, làm hạn chế tối đa các tổn thương tủy sống, dây thần kinh trong mổ, giúp người bệnh phục hồi sớm sau mổ.
5 thức uống nóng tốt cho sức khỏe nên uống vào mùa đông

5 thức uống nóng tốt cho sức khỏe nên uống vào mùa đông

05:34:29 18/12/2024
Trà hoa cúc không chỉ giúp thư giãn và giảm stress mà còn hỗ trợ tốt đường tiêu hóa cũng như cải thiện chất lượng giấc ngủ. Loại trà này thích hợp để uống vào buổi tối, giúp thư giãn và nhanh chóng có một giấc ngủ ngon.
Bước tiến của ngành tim mạch Việt Nam

Bước tiến của ngành tim mạch Việt Nam

05:31:45 18/12/2024
Một ví dụ cụ thể, kíp trực cấp cứu tại khoa Cấp cứu Bệnh viện E ngay trong đêm đã tiếp nhận một người bệnh nam (16 tuổi ở Hà Nội) vào viện với vết thương ngực hở. Vết thương đã đâm thấu tim nạn nhân.
TP HCM: Hàng trăm ca mắc sởi mỗi tuần

TP HCM: Hàng trăm ca mắc sởi mỗi tuần

05:31:15 18/12/2024
Thông tin trên được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) cho biết về tình hình dịch bệnh tại TP HCM trong tuần qua vào chiều 17-12.
Sáng ngủ dậy khạc ra đờm màu đen là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Sáng ngủ dậy khạc ra đờm màu đen là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

05:29:23 18/12/2024
Ung thư phổi được chẩn đoán khi phát hiện thấy tế bào ung thư phổi trong phổi, hạch bạch huyết hoặc các cơ quan khác. Các dấu hiệu của ung thư phổi như ho và khạc ra đờm đen, ho ra máu, đau ngực, khàn giọng, hụt hơi, thở khò khè.
Mang tất khi đi ngủ có tốt không?

Mang tất khi đi ngủ có tốt không?

05:24:41 18/12/2024
Mặc dù bệnh Raynaud thường bị kích hoạt bởi nhiệt độ lạnh (hoặc lo lắng, căng thẳng), nhưng việc đi tất sẽ không ngăn được Raynaud phát triển thành một căn bệnh, nó chỉ có thể giúp giảm thiểu nguy cơ bùng phát bệnh.
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong mùa đông xuân

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong mùa đông xuân

05:22:05 18/12/2024
Tuy nhiên, thực tế cho thấy số mắc một số bệnh truyền nhiễm vẫn có xu hướng gia tăng cục bộ tại một số địa phương, đặc biệt với các bệnh đã có vaccine phòng ngừa như sởi, ho gà và bệnh dại.
Những người nào không nên ăn lạc?

Những người nào không nên ăn lạc?

05:18:02 18/12/2024
Nhiều người tránh ăn lạc vì không muốn tăng cân. Thực tế là ăn lạc thường xuyên có thể giúp duy trì cân nặng vì đây là một nguồn tuyệt vời của chất xơ, chất béo lành mạnh và protein sẽ giúp kiểm soát sự thèm ăn của bạn.
Yếu tố nguy cơ dễ bị đột quỵ mùa lạnh

Yếu tố nguy cơ dễ bị đột quỵ mùa lạnh

05:15:08 18/12/2024
Tê liệt một bên tay hoặc một bên cơ thể, không thể cùng lúc nâng hai tay lên qua cao khỏi đầu, nâng thẳng tay. Một số trường hợp người bệnh có thể nâng hai tay nhưng sau đó một tay rơi xuống ngay lập tức.

Có thể bạn quan tâm

Loại rau củ quen thuộc khi nấu chín lượng dinh dưỡng tăng gấp nhiều lần ăn sống

Loại rau củ quen thuộc khi nấu chín lượng dinh dưỡng tăng gấp nhiều lần ăn sống

05:10:25 18/12/2024
Giải pháp là nấu cà chua trong thời gian ngắn hoặc chế biến theo cách làm sốt, súp, kết hợp thêm dầu ô liu để tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất.
Kraven the Hunter - Màn chào sân hoành tráng và mãn nhãn của ác nhân Kraven

Kraven the Hunter - Màn chào sân hoành tráng và mãn nhãn của ác nhân Kraven

Phim âu mỹ

23:19:15 17/12/2024
Dù là một phản diện ít được khán giả để ý đến nhưng Sony đã hoàn thành tốt việc đưa Kraven lên màn ảnh rộng qua một Kraven the Hunter theo phong cách hành động bạo lực và mãn nhãn.
"Á hậu bị Samsung ruồng bỏ" nhập viện cấp cứu khẩn cấp, nghiêm trọng đến mức nào mà phải giấu kín bệnh tình?

"Á hậu bị Samsung ruồng bỏ" nhập viện cấp cứu khẩn cấp, nghiêm trọng đến mức nào mà phải giấu kín bệnh tình?

Hậu trường phim

23:17:03 17/12/2024
Thông tin nữ diễn viên Go Hyun Jung huỷ tham dự họp báo phim vì nhập viện cấp cứu khiến nhiều người hoang mang.
1 mét vuông 10 "yêu tinh" Giáng sinh: Sự thật về màn "đụng hàng" quy mô lớn chưa từng thấy của "hội không răng"

1 mét vuông 10 "yêu tinh" Giáng sinh: Sự thật về màn "đụng hàng" quy mô lớn chưa từng thấy của "hội không răng"

Netizen

22:58:42 17/12/2024
Ngoảnh đi ngoảnh lại đã hết năm, chỉ còn 1 tuần nữa là đến Giáng sinh. Từ trong nhà ra đến ngoài phố, từ biệt thự giới thượng lưu đến các quán cà phê đều trang trí Noel hoành tráng.
Vợ cũ Bằng Kiều tuổi 57: Tôi chỉ muốn được khen đẹp

Vợ cũ Bằng Kiều tuổi 57: Tôi chỉ muốn được khen đẹp

Sao việt

22:48:26 17/12/2024
Ở tuổi này, tôi không cần chứng tỏ mình thành công, giàu có, đã qua thời đó rồi mặc đồ rẻ tiền cũng được - vợ cũ Bằng Kiều nói.
Thần đồng Barcelona chấn thương nặng

Thần đồng Barcelona chấn thương nặng

Sao thể thao

22:16:33 17/12/2024
Thần đồng Lamine Yamal dính chấn thương nghiêm trọng phải nghỉ trận đại chiến Barcelona - Atletico Madrid tại vòng 18 La Liga.
Lý do Wean Lê không mời hết dàn 'Anh trai say hi' vào MV mới?

Lý do Wean Lê không mời hết dàn 'Anh trai say hi' vào MV mới?

Nhạc việt

22:12:44 17/12/2024
Wean Lê tiết lộ muốn mời toàn bộ các anh em trong Anh trai say hi vào MV Thờ ơ nhưng không thể vì xung đột lịch trình.
Nguyên chủ tịch xã ở Nghệ An bị bắt vì buôn ma túy

Nguyên chủ tịch xã ở Nghệ An bị bắt vì buôn ma túy

Pháp luật

22:10:57 17/12/2024
Mùa Dua Thái từng là Chủ tịch xã Na Ngoi (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) bị công an bắt giữ về hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy.
Ông Trump: Xung đột Nga - Ukraine phải chấm dứt

Ông Trump: Xung đột Nga - Ukraine phải chấm dứt

Thế giới

22:07:53 17/12/2024
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nên chuẩn bị thỏa thuận với Tổng thống Nga Vladimir Putin để chấm dứt cuộc chiến kéo dài gần 3 năm.
'Người sói' Hugh Jackman có bạn gái mới

'Người sói' Hugh Jackman có bạn gái mới

Sao âu mỹ

22:06:59 17/12/2024
Hugh Jackman (56 tuổi) trông trẻ trung trong suốt chuyến nghỉ mát, nói với các tay săn ảnh rằng cảm giác trở lại bãi biển giống như thiên đường .
Vụ cô gái bán rau củ bị sàm sỡ ở TPHCM: Cần mạnh mẽ lên tiếng

Vụ cô gái bán rau củ bị sàm sỡ ở TPHCM: Cần mạnh mẽ lên tiếng

Tin nổi bật

22:02:20 17/12/2024
Theo chuyên gia, những nạn nhân bị sàm sỡ cần mạnh mẽ lên tiếng, cơ quan chức năng cần trừng trị nghiêm minh các hành vi biến thái để ngăn ngừa tình trạng trên.