Xông mũi, họng thế nào cho đúng?
Dưới đây là những lưu ý về việc xông mũi, họng, bạn cần nắm chắc khi thực hiện.
BSCKI. Vũ Thanh Tuấn, Bệnh viện Đa khoa Medlatec, cho biết, xông mũi họng được khuyến khích sử dụng để làm dịu tắc nghẽn và mở rộng kích thước của đường mũi. Quá trình xông, hơi nước ấm sẽ làm lỏng chất nhầy ở mũi, cổ họng và phổi, do đó sẽ giúp giảm tình trạng nghẹt mũi, loãng đờm trong cổ họng. Đồng thời, nó cũng làm hạn chế những triệu chứng như sưng tấy đường mũi, mạch máu bị viêm nề khi xông hơi mũi họng.
Xông mũi họng thường xuyên cũng giúp cải thiện được một số tình trạng viêm phế quản, viêm xoang mũi, cảm cúm, mũi bị dị ứng, đau đầu, sổ mũi, mũi khô hoặc do kích ứng, ho kéo dài…
Thời gian thích hợp để xông mũi họng là từ 10 – 15 phút. (Ảnh minh họa).
Các bước thực hiện
Trước tiên, bạn cần mua một số nguyên liệu để chuẩn bị xông hơi mũi họng. Có thể tìm mua những thảo dược có tính sát khuẩn cao như gừng, sả hoặc mua dạng túi lọc sẵn tiện lợi hơn khi thực hiện cách xông mũi họng.
Video đang HOT
Sau đó, bạn chuẩn bị bình để ủ ấm hoặc bình siêu tốc, tùy dung tích của đồ chứa mà cho từ 2 – 4 túi lọc vào bình. Tiếp theo, các bạn chuẩn bị thêm một chiếc khăn để trùm mặt và đầu để quá trình xông hơi diễn ra hiệu quả.
Bác sĩ cũng lưu ý các bạn cần giữ an toàn, tránh tiếp xúc gần sát với niêm mạc dễ dẫn đến bỏng rát phần niêm mạc ở mũi họng.
Thời gian thích hợp để xông mũi họng là từ 10 – 15 phút. Nếu xông hơi quá ngắn, dễ dẫn đến hơi ẩm khuếch tán tại vùng mũi xoang cho kết quả hạn chế. Còn xông trong thời gian quá dài làm cho niêm mạc vùng mũi xoang bão hòa với hơi nước sẽ gây phù nề, phản tác dụng khi tiến hành cách xông mũi họng.
Bạn nên chọn mua những loại thảo dược thiên nhiên tốt cho việc xông hơi như sả, gừng, chanh, lá bưởi, lá hương nhu… hoặc mua sẵn túi dược liệu. Ngoài ra, bạn cần tìm hiểu kỹ để tránh mua những loại tinh dầu có chứa thành phần hóa học độc hại.
Bạn cũng không nên lạm dụng quá đà xông hơi mũi họng (quá một lần/ ngày) vì dễ bị tổn thương niêm mạc đường thở, khả năng bảo vệ trước tác nhân nhiễm trùng bị hạn chế. Nếu thực hiện nhiều lần dễ khiến cơ thể bị mất điện giải, tổn thương nghiêm trọng vùng niêm mạc.
Hoàn thành xong quá trình xông hơi mũi họng, bạn nên thực hiện mở khăn hé ra từ từ để bản thân dần thích nghi được với sự thay đổi của môi trường xung quanh.
Bác sĩ cũng khuyến cáo người dân chỉ nên xông mũi họng nếu không sốt cao. Cần tiến hành tại nơi kín gió, không được nhiều quá 1 lần/ ngày cho phép. Nếu bạn gặp phải hiện tượng ngạt mũi thì nên dùng thuốc nhỏ mũi sinh lý hoặc đi khám bác sĩ để có phương án trị liệu thích hợp.
“Chống chỉ định cách xông mũi họng với người có biểu hiện khó thở, choáng váng, tức ngực hay có những biểu hiện bất thường. Ngoài ra, những người có bệnh mãn tính, suy nhược cơ thể, người già yếu khi không có sự hỗ trợ cũng không nên xông hơi để tránh gặp phải trường hợp bất cẩn khi thực hiện”, BS Tuấn nhấn mạnh.
Những dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư máu, bạn nhất định không được bỏ qua
Một số biểu hiện cảnh báo bệnh ung thư máu ai cũng cần phải ghi nhớ.
BSCKI. Vũ Thanh Tuấn, Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết, ung thư máu bắt nguồn từ bất thường xảy ra tại tủy xương. Đây là loại mô xốp ở bên trong xương và cũng là thành phần sản sinh ra các tế bào máu. Khi các tế bào máu tăng sinh mất kiểm soát sẽ làm ảnh hưởng tới chức năng hoạt động bình thường của các tế bào lành khác. Có 3 loại tế bào máu trong cơ thể mỗi người là:
Các tế bào hồng cầu: có nhiệm vụ vận chuyển oxy tới các mô và cơ quan trong cơ thể, đây cũng là các tế bào đưa carbon dioxide tới phổi.Các tế bào bạch cầu: chức năng của chúng là chống lại tình trạng nhiễm trùng với vai trò là một phần của hệ thống miễn dịch.Tiểu cầu: giúp máu ở vết thương đông lại, tránh tình trạng mất máu và sự xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài môi trường.
Bị ung thư máu sẽ làm giảm khả năng sản sinh ra các tế bào máu mới, mất đi chức năng chống lại nhiễm trùng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Ung thư máu là một bệnh lý ác tính có tỷ lệ tử vong cao. (Ảnh minh họa)
BSCKI. Vũ Thanh Tuấn nhấn mạnh, đến nay vẫn chưa điều tra được nguyên nhân dẫn tới ung thư máu là do đâu nhưng tồn tại những yếu tố khiến một người có nguy cơ cao bị ung thư máu như tuổi cao, tiền sử gia đình có người bị máu trắng, hay tiếp xúc với hóa chất và bức xạ...
Biểu hiện cảnh báo bệnh ung thư máu
Chán ăn, luôn có cảm giác buồn nôn.Sốt, ớn lạnh không rõ nguyên nhân.Đổ mồ hôi về ban đêm, sụt cân liên tục.Mệt mỏi triền miên khiến cơ thể bị suy nhược.Khó thở, đau nhức đầu.Khó chịu ở vùng bụng.Đau nhức xương khớp.Khó lành các vết thương ngoài da, hay bị nhiễm trùng.Phát ban hoặc ngứa da.Sưng hạch bạch huyết tại các vị trí như cổ, nách hoặc bẹn.
Điều trị thế nào?
Bên cạnh việc tìm hiểu các triệu chứng ung thư máu thì phương pháp điều trị cũng là mối quan tâm hàng đầu của bệnh nhân và gia đình. Tùy vào loại ung thư máu mà người bệnh mắc phải, mỗi người sẽ có phác đồ điều trị khác nhau. Ngoài ra điều này cũng cần phụ thuộc vào một số yếu tố khác như mức độ và giai đoạn của bệnh, tuổi tác, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Có 3 cách điều trị ung thư máu đang được áp dụng trong đa số các trường hợp bệnh trong thời gian gần đây:
Cấy ghép tế bào gốc: các tế bào gốc sẽ được truyền vào cơ thể để giúp tái tạo các tế bào máu khỏe mạnh. Tế bào gốc có thể được lấy từ máu dây rốn, máu tuần hoàn hoặc tủy xương.Xạ trị: thường được khuyến khích nên áp dụng đối với điều trị ung thư máu thông qua tận dụng năng lượng bức xạ từ các tia X, có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư, đồng thời thu nhỏ kích thước khối u. Bức xạ có thể tác động tới tế bào ung thư tại não và dịch tủy sống, hạn chế tình trạng đau nhức tại xương và trong một số trường hợp bệnh nhân sẽ được tiến hành xạ trị trước khi cấy ghép tế bào gốc.Hóa trị liệu: là sử dụng kết hợp các hóa chất có khả năng chống ung thư nhằm ngăn chặn sự sinh trưởng của tế bào ung thư máu. Tương tự như xạ trị, hóa trị cũng có thể được áp dụng trước phương pháp cấy ghép tế bào gốc.
Đồng nhiễm vi rút cúm và sốt xuất huyết làm tăng nguy cơ tai biến thai nhi Các bác sĩ của Bệnh viện đa khoa Medlatec (Hà Nội) vừa tiếp nhận điều trị cho thai phụ 27 tuổi (ở Hưng Yên) cùng lúc mắc 2 bệnh truyền nhiễm là sốt xuất huyết và cúm A. 2 ngày trước khi khám, bệnh nhân (BN) sốt, ho khan, đau rát họng, khàn tiếng, chảy nước mũi. BN có đồng nghiệp nhiễm cúm...