Xoa tai cải thiện chứng sa sút trí tuệ
Vành tai nhỏ như một bào thai nằm cuộn mình trong nôi tử cung nhưng đây là nơi có các huyệt vị kết nối với đầu, não và khuôn mặt; là điểm xuất chiếu của tất cả các cơ quan, tạng phủ trong cơ thể và là nơi tụ hội của cả 12 kinh mạch chính.
Theo quan niệm đông y, thường xuyên xoa tai, xoa vành tai và vuốt dái tai có tác dụng rèn luyện tâm trí, tốt cho trí não, cải thiện chứng sa sút trí tuệ.
Lỗ tai là trung tâm của tai, các huyệt vị đối ứng với cơ quan lục phủ ngũ tạng trong cơ thể đều nằm ở khu vực trung tâm của tai, tức là sẽ nằm trong vùng lỗ tai. Các huyệt vị nằm ở vành tai kết nối với tứ chi. Thường xuyên xoa vuốt vành tai có thể giúp cho chân khỏe tay chắc. Xoa vuốt vành tai tứ chi khỏe mạnh, tăng cường khí huyết, thông kinh lạc, toàn thân thư giãn, dễ chịu.
Vành tai, nơi hội tụ của huyệt vị
Vị trí vành tai ở trên cùng có hốc sâu được gọi là chụm tam giác. Đây là điểm hố xoắn trên tai tiếp giáp với điểm khởi đầu của đỉnh tai. Bộ phận này kết nối và đối ứng với hệ thống tiết niệu và sinh dục, nơi hội tụ của 2 huyệt vị quan trọng là giao cảm và thần môn. Khi xoa vuốt vùng tai ở điểm này giúp bổ thận, cân bằng âm dương, điều chỉnh dây thần kinh thực vật, điều chỉnh và ổn định chức năng bài tiết.
Bởi vậy, chỉ bằng việc tự dùng các ngón tay của hai bàn tay thực hành các động tác xoa vuốt vành tai đều đặn hàng ngày cũng là sự vận động toàn thân, có tác dụng phòng chống bệnh tật, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ.
- Trước hết, xát hai bàn tay vào nhau cho thật ấm rồi dùng lòng bàn tay xoa, vuốt, miết loa tai cả hai bên theo đường tròn từ trước ra sau, từ trên xuống dưới chừng 10 – 20 vòng.
Video đang HOT
- Dùng ngón tay cái đặt phía sau, ngón trỏ và ngón giữa đặt phía trước lần lượt xoa xát nhẹ nhàng từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong, tất cả các ngóc ngách của tai trong 1 phút.
- Dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ véo dái tai, day day day lại nhiều lần, cuối cùng làm động tác kéo dái tai xuống dưới với một lực tương đối mạnh để toàn bộ tai bị kéo xuống dưới, miễn sao không đau là được.
- Hai bàn tay bịt chặt lỗ tai, dùng ngón trỏ và ngón giữa gõ vào xương chẩm sau đầu 10 lần. Sau đó, các ngón tay ấn chặt vào xương chẩm rồi bàn tay đột nhiên mở tai ra, làm liên tục bịt, mở như vậy 10 lần.
- Dùng hai ngón tay trỏ đồng thời nút nhẹ vào hai lỗ tai, xoay đi xoay lại 3 lần rồi đột nhiên rút ra thật nhanh, làm như vậy 10 lần.
- Cuối cùng, để cánh tay phải vòng qua đỉnh đầu rồi kéo tai trái lên trên 14 lần, sau đó lại để cánh tay trái vòng qua đỉnh đầu rồi kéo tai phải lên trên 14 lần.
Mỗi ngày nên thực hiện tối thiểu 2 lần, tốt nhất là vào lúc trước khi đi ngủ và khi tỉnh giấc vào buổi sáng sớm. Điều quan trọng là phải thực hành đều đặn, kiên trì và như vậy mới mong đạt được hiệu quả đánh thức, điều hoà, nâng cao công năng của các tạng phủ, ích thận, bổ não, cải thiện thính lực, phòng chống bệnh tật, chống lão hoá và kéo dài tuổi thọ.
Thiếu hụt dinh dưỡng có thể dẫn đến trầm cảm
Một chế độ ăn uống và dinh dưỡng cân bằng là yếu tố cần thiết cho một lối sống khỏe mạnh.
Bởi thiếu hụt dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động chuyển hóa năng lượng, chức năng miễn dịch, chức năng nhận thức, sức khỏe cơ, xương... mà còn tổn hại đến sức khỏe tâm thần, nhẹ hay nặng tùy thuộc thể trạng từng người.
Chế độ dinh dưỡng cân bằng tốt cho sức khỏe thể chất lẫn tâm thần.
Dấu hiệu nhận biết cơ thể đang thiếu dinh dưỡng
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những người thường xuyên bị đau đầu, các vấn đề tiêu hóa (như táo bón, tiêu chảy, đầy hơi và chướng bụng), móng tay yếu, khô da hoặc chàm da, rụng tóc... cần gặp bác sĩ để đánh giá nguy cơ trầm cảm.
Bởi, thiếu hụt dinh dưỡng không chỉ dễ dẫn đến lo âu và trầm cảm, mà còn làm trầm trọng thêm các triệu chứng ở người đang có vấn đề về sức khỏe tâm thần, như rối loạn ám ảnh cưỡng chế và rối loạn lưỡng cực.
Tuy vậy, đối với hầu hết mọi người, việc áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ khắc phục được sự mất cân bằng dinh dưỡng, có thể uống bổ sung vitamin nếu cơ thể không chuyển hóa dinh dưỡng đúng cách.
Dưới đây là những dưỡng chất mà nếu thiếu hụt có thể dẫn tới trầm cảm:
Vitamin D. Thiếu vitamin D có liên quan đến nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ và tự kỷ. Vitamin "ánh nắng" này đặc biệt quan trọng cho khả năng hấp thụ canxi của cơ thể và duy trì mật độ xương. Ngoài tích cực phơi nắng sáng, cách tự nhiên để bổ sung vitamin D là tiêu thụ cá, trứng và các chế phẩm từ sữa...
Axít béo omega-3. ây là dưỡng chất rất cần thiết cho chức năng bình thường của tế bào não và giảm viêm, đồng thời giúp ngăn chặn các chất béo chuyển hóa xâm nhập vào hệ thần kinh. Thực phẩm giàu omega-3 bao gồm các loại cá béo (như cá hồi, cá mòi, cá trích, cá thu), hàu, lòng đỏ trứng, hạt lanh, hạt chia, quả óc chó và rong biển.
Axít amin. Do là thành phần tạo nên loại prôtêin giúp não bộ hoạt động bình thường, nên thiếu hụt axít amin dễ cảm thấy uể oải, mụ mị đầu óc và trầm cảm. Các thực phẩm giàu axít amin gồm thịt bò, trứng, cá, đậu và hạt.
Folate (axít folic). Folate là dạng tự nhiên của vitamin B9, chịu trách nhiệm hình thành nên chuỗi ADN, ARN và xây dựng tế bào. Nghiên cứu cho thấy những người có nồng độ folate thấp chỉ có 7% đáp ứng với việc điều trị bằng thuốc chống trầm cảm. Rau lá màu xanh, trái cây họ cam quýt, trứng và các loại đậu là những thực phẩm dồi dào folate.
Phức hợp vitamin B. Vitamin B giúp tạo ra các tế bào hồng cầu và duy trì chức năng hệ thần kinh. Thiếu hụt dưỡng chất này có thể dẫn đến mệt mỏi, ngứa ran ở bàn chân hoặc đầu ngón tay và gây trầm cảm. Theo một số nghiên cứu, hơn 1/4 phụ nữ lớn tuổi bị trầm cảm nghiêm trọng vì thiếu vitamin B-12. Có thể bổ sung vitamin B-12 và B-6 từ thịt, cá, hải sản có vỏ, trứng, sữa, chuối và rau lá xanh.
Magiê. Khoáng chất này đóng vai trò quan trọng trong việc giúp duy trì chức năng bình thường của tim và hệ thần kinh. Nhờ có công dụng thư giãn tinh thần mạnh nhất, magiê thường được coi là thuốc chống căng thẳng tinh thần (stress) hiệu quả. Cách bổ sung magiê hữu hiệu là tiêu thụ các loại rau quả, đậu, hạt, hạt hạnh nhân, bơ và thực phẩm từ ngũ cốc nguyên cám như bánh mì nguyên cám và gạo lứt.
Kẽm. Ngoài giúp điều chỉnh phản ứng của não và cơ thể trước stress, kẽm còn đóng vai trò kích hoạt hệ thần kinh trung ương và ngoại vi, đồng thời tham gia vào các quá trình hoạt hóa các chất dẫn truyền thần kinh, enzyme và hoóc-môn. Thiếu kẽm có liên quan đến trầm cảm, lo âu, tâm thần phân liệt và rối loạn ăn uống. Thực phẩm giàu kẽm bao gồm thịt, hàu, cải bó xôi, hạt bí, nho khô và sô-cô-la đen.
Sắt. Thiếu sắt là tình trạng phổ biến ở nữ giới, trong khi đây là dưỡng chất rất quan trọng đối với tất cả chức năng cơ thể vì nó giúp vận chuyển ôxy trong máu. Các triệu chứng của thiếu sắt tương tự như trầm cảm, gồm mệt mỏi về tinh thần và thể chất, tâm trạng ủ dột và cáu giận. Có thể bổ sung sắt cho cơ thể bằng các thực phẩm như thịt, cá, trứng, các loại đậu và rau xanh, nên ăn chung với các thực phẩm giàu vitamin C để tăng khả năng hấp thụ sắt.
Thiếu hụt 10 loại vitamin này, bạn có thể bị trầm cảm Thiếu hụt dinh dưỡng có thể gây ra các bệnh về thể chất. Tuy nhiên, sự thiếu hụt vitamin cũng có thể gây ra những bệnh về tinh thần trong đó có trầm cảm. Theo chuyên gia, thiếu hụt những loại vitamin dưới đây có thể gây bệnh trầm cảm. Vitamin D: Các chuyên gia nói rằng thiếu vitamin D có liên quan...