Xem thử đề thi Tiếng Việt 7 cấp độ tại Nhật Bản: Người Việt chính gốc mà đọc nhiều câu cũng thấy “xoắn não” quá!
Một số câu sắp xếp từ Tiếng Việt thành câu có nghĩa được nhận xét khá “khoai”.
ViLT là kì thi năng lực Tiếng Việt duy nhất tại Nhật Bản, được tổ chức bởi Hiệp hội trao đổi ngôn ngữ Nhật Bản – Đông Nam Á. Mục đích của kỳ thi nhằm thúc đẩy chuẩn hoá tiếng Việt, từ đó nâng cao chuẩn học tiếng Việt và phổ biến nó tại Nhật Bản. Đối tượng tham gia kỳ thi là những người có Tiếng Việt không phải là tiếng mẹ đẻ.
Kỳ thi sẽ có 7 cấp độ bao gồm các cấp 1, 2, 3, 4, 5, 6 và cấp cận 6. Trong đó, cấp 1 là trình độ cao nhất. Yêu cầu với mỗi cấp độ, cùng câu hỏi mẫu của từng cấp độ như sau:
Cấp 1 : Có thể sử dụng, hiểu tiếng Việt ở cấp độ cao tại công sở hoặc cuộc sống thường ngày.
Cấp 2 : Hiểu được tiếng Việt sử dụng trong cuộc sống thường ngày, thêm vào đó có thể sử dụng, hiểu được tiếng Việt cấp độ vừa phải tại công sở, trong cuộc sống.
Cấp 3 : Có thể sử dụng, hiểu tiếng Việt cần thiết tại công sở, trong cuộc sống thường ngày.
Cấp 4 : Có thể sử dụng, hiểu tiếng Việt cần thiết trong cuộc sống thường ngày.
Video đang HOT
Cấp 5 : Có thể hiểu câu văn quen thuộc trong cuộc sống và từ vựng đơn giản.
Cấp 6 : Có thể sử dụng, hiểu tiếng Việt trong đoạn văn đơn giản.
Cấp cận 6 : Có thể sử dụng, hiểu tiếng Việt trong đoạn văn đơn giản.
Được biết năm 2019, một phần của đề thi năng lực Tiếng Việt ViLT được chia sẻ trên mạng xã hội từng gây xôn xao. Bởi nhiều câu trong đề khá “khoai”, người Việt đọc xong còn “xoắn não”.
Còn bạn, bạn thấy sao về đề thi Tiếng Việt dành cho người nước ngoài?
Sáu bí mật giúp hệ thống giáo dục Nhật Bản hiệu quả nhất thế giới
Mặc dù có nhiều điểm tương đồng với các nước khác, nhưng có một số khía cạnh khác biệt khiến giáo dục Nhật trở thành một trong những hệ thống giáo dục hiệu quả nhất trên thế giới.
1. Trước lớp 4, trẻ em Nhật Bản không tham gia các kỳ thi
Nghe có vẻ kỳ quặc, nhưng các trường học Nhật Bản có quan điểm rõ ràng trước kiến thức. Mục tiêu của họ trong 3 năm đầu là phát triển tính cách của trẻ và thiết lập cách cư xử tốt chứ không phải đánh giá kiến thức của trẻ.
Trẻ được học cách rộng lượng, cảm thông và nhân ái. Các em cũng được dạy để tôn trọng người khác và phát triển một mối quan hệ nhẹ nhàng, gần gũi với thiên nhiên và động vật.
2. Trẻ tự dọn dẹp trường học
Trong khi trường học ở các nước khác trên thế giới sử dụng nhân viên vệ sinh và người trông coi để giữ cho trường học gọn gàng, ở Nhật Bản không như vậy. Học sinh phải chịu trách nhiệm về sự sạch sẽ của lớp học, nhà ăn và thậm chí cả nhà vệ sinh.
Những người làm giáo dục Nhật Bản tin rằng, việc này sẽ dạy cho học sinh biết giúp đỡ lẫn nhau và làm việc theo nhóm. Bằng cách dành thời gian lau bàn, quét và lau sàn, học sinh học cách tôn trọng công việc của mình và công việc của người khác.
3. Học sinh dùng bữa trong lớp cùng với giáo viên
Ở các quốc gia khác, việc nhìn thấy một giáo viên ăn cùng với học sinh của họ có thể là điều khó hiểu, nhưng ở Nhật Bản, quy tắc này được coi là hữu ích trong việc xây dựng mối quan hệ tích cực giữa học sinh và giáo viên. Trong khi dùng bữa, có thể diễn ra những cuộc trò chuyện thực sự hữu ích, giúp xây dựng bầu không khí gia đình.
Học sinh Nhật cũng được đảm bảo có một bữa ăn lành mạnh. Vì vậy, ở các trường tiểu học và trung học cơ sở công lập, bữa trưa được nấu theo thực đơn tiêu chuẩn do các chuyên gia chăm sóc sức khỏe và các đầu bếp có chuyên môn xây dựng.
4. Tham dự các hội thảo sau giờ học
Các hội thảo sau giờ học hoặc các trường dự bị rất phổ biến ở Nhật Bản. Ở đó, học sinh có thể học những điều mới ngoài 6 giờ học trong ngày. Các lớp học được tổ chức vào buổi tối và hầu hết học sinh Nhật Bản đều tham gia lớp học này để có thể vào được một trường trung học cơ sở tốt. Và, không giống như nhiều học sinh trên thế giới, người Nhật học ngay cả trong những ngày cuối tuần và ngày lễ.
5. Học sinh học thơ và thư pháp Nhật Bản
Thư pháp Nhật Bản, còn được gọi là Shodo, là một hình thức nghệ thuật trong đó mọi người viết các ký tự kanji có nghĩa (các ký tự Trung Quốc được sử dụng trong hệ thống chữ viết của Nhật Bản) một cách biểu đạt và sáng tạo.
Mặt khác, Haiku là một dạng thơ trong đó những cụm từ đơn giản được sử dụng để truyền tải những cảm xúc sâu sắc đến người đọc. Thể thơ này được coi là có tác dụng trí tuệ và thẩm mỹ. Cả hai lớp học này đều dạy trẻ em tôn trọng truyền thống hàng thế kỷ và đánh giá cao nền văn hóa của họ.
6. Học sinh phải mặc đồng phục
Đồng phục ở hầu hết các trường trung học cơ sở ở Nhật Bản được thiết kế để loại bỏ các rào cản giàu, nghèo và giúp thúc đẩy ý thức cộng đồng, liên kết giữa các học sinh. Quy định về đồng phục cho phép học sinh tập trung sự chú ý vào việc học tập và cũng khuyến khích trẻ em theo đuổi thể hiện bản thân thông qua các phương pháp khác ngoài bộ quần áo khoác trên người.
Kinh nghiệm học tốt Vật lý của chàng trai 9X Chính Thụy (24 tuổi) chép bài giải đến khi thuộc, nghiền ngẫm để tìm ra công thức môn Vật lý, đạt nhiều thành tích cao trong các kỳ thi. Niềm đam mê Vật lý giúp Nguyễn Chính Thụy (quê Đồng Nai) đạt nhiều thành tích cao ở THPT, trở thành quản lý dự án về trí tuệ nhân tạo tại công ty Nhật...