Xây dựng trường học hạnh phúc, trước tiên hiệu trưởng phải thay đổi

Theo dõi VGT trên

Chiều 22/11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ tới dự và trò chuyện với các thầy cô giáo tại Tọa đàm “ Hiệu trưởng thay đổi vì Trường học hạnh phúc”.

Xây dựng trường học hạnh phúc, trước tiên hiệu trưởng phải thay đổi - Hình 1

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại Tọa đàm.

Buổi tọa đàm có sự tham dự của hơn 1000 thầy cô giáo là hiệu trưởng các trường phổ thông tại Hà Nội và một số tỉnh , thành phố lân cận. Diễn giả chính của tọa đàm là GS Peck Cho- giảng viên ĐH Sookmyung, Ủy viên cố vấn chính sách của Bộ Giáo dục, Bộ Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc.

Nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc xây dựng trường học hạnh phúc, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chia sẻ: Hạnh phúc là làm việc mình thích và thích việc mình đang làm, từ đấy mới có nhiệt huyết để giảm áp lực.

Trong việc xây dựng trường học hạnh phúc, hiệu trưởng có vai trò đặc biệt. Khi các thầy hiệu trưởng hạnh phúc thì các thầy mới có sự sáng tạo, có sự cảm thông chia sẻ, vị tha, qua đó tạo môi trường mà ở đó mọi người đều thương yêu nhau. Các thầy tạo ra môi trường hạnh phúc để ở đó các GV được sáng tạo, được tôn trọng.

Xây dựng trường học hạnh phúc, trước tiên hiệu trưởng phải thay đổi - Hình 2

Tọa đàm Hiệu trưởng thay đổi vì Trường học hạnh phúc

Tuy vậy, hạnh phúc là một khái niệm rộng lớn, khó để hình dung. Vì vậy cần có những tiêu chí cụ thể để xây dựng. Theo Bộ trưởng, có 3 nhóm tiêu chí để xây dựng một môi trường học tập hạnh phúc.

Tiêu chí thứ nhất là xây dựng môi trường tôn trọng sự phát triển của các em. Các em không lo sợ bạo lực, được thể hiện cái riêng của mình, được đối xử với nhau thân thiện, không phân biệt đẳng cấp hay xếp hạng. Ở đó, các em được phát triển tối đa năng lực của mình, được tôn trọng, không ai bị bỏ rơi.

Trường học là một thiết chế văn hóa xanh, sạch, đẹp, không nhất thiết phải là những ngôi trường hiện đại, tiện nghi. Ở các vùng miền núi khó khăn, nếu các hiệu trưởng biết sắp xếp thì vẫn có thể xây dựng được một môi trường tuy không khang trang nhưng vẫn sạch đẹp. Trường học còn phải là môi trường dân chủ, ở đó mọi người được thể hiện ý kiến của mình.

Nhóm tiêu chí thứ 2 là việc GV phải được sáng tạo, được đổi mới phương pháp dạy học, được dân chủ đóng góp ý kiến. Phải gợi cho các thầy cô giáo sự sáng tạo vì sáng tạo sẽ tạo nên môi trường hạnh phúc.

Bộ trưởng cho rằng hiện nay có nhiều hiệu trưởng sáng tạo, nhưng cũng có nhiều hiệu trưởng còn mang tư tưởng áp đặt, bắt GV phải nghe theo. Do vậy, hiệu trưởng cần thay đổi, giao quyền chủ động cho GV, phải tạo ra môi trường mà GV dám đổi mới, hỗ trợ lẫn nhau, không chạy theo thành tích.

Xây dựng trường học hạnh phúc, trước tiên hiệu trưởng phải thay đổi - Hình 3

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trình bày ý kiến tại buổi tọa đàm

Học sinh đến trường phải được vui chơi, trải nghiệm, sáng tạo bên cạnh việc học tập. Khi các em không chịu áp lực của bài tập, không bị phân biệt đối xử thì sẽ cảm thấy hạnh phúc khi đến trường. Nếu hiệu trưởng khích lệ, động viên kịp thời thì GV phấn khởi, từ đó lại khích lệ kịp thời học sinh. Cần bỏ những hình phạt và thay vào đó là kỉ luật tích cực.

Video đang HOT

Nhóm tiêu chí thứ 3 là quan hệ của nhà trường với xã hội. Các thầy hiệu trưởng trên cương vị của mình sẽ làm cho các thầy cô giáo, các học sinh tự hào về ngôi trường của mình, làm ngôi trường được tôn trọng trong cộng đồng mà ngôi trường đang đứng chân.

Đối với mỗi nhóm tiêu chí ấy, các thầy cô hiệu trưởng sẽ có những giải pháp để xây dựng ngôi trường của mình thành một môi trường thực sự hạnh phúc. Ở đó, hiệu trưởng có trọng trách là khơi dậy, dẫn dắt, truyền lửa, dẫn dắt tập thể sư phạm phấn đấu vì môi trường hạnh phúc, ở đó mọi người muốn đến trường, muốn đi học.

Khi tạo được môi trường hạnh phúc trong nhà trường sẽ hình thành những con người coi trọng cảm xúc chứ không phải chạy theo trí tuệ nhân tạo, chạy theo công nghệ. Công nghệ là rất cần trong thời đại hiện nay, nhưng lại không đúng với mục tiêu của giáo dục là phát triển toàn diện con người.

“Hiệu trưởng thay đổi vì trường học hạnh phúc” là dự án đào tạo, huấn luyện dành cho hiệu trưởng các trường với mục đích giúp các hiệu trưởng trên toàn quốc vượt qua những khó khăn mà họ phải đối mặt trong hệ thống giáo dục. Từ đó trở thành những nhà giáo dục tài năng, những người có tầm ảnh hưởng tích cực tới các GV, các học sinh, cán bộ nhân viên trong trường.

Trải qua hơn 1 tháng thực hiện, Dự án “Hiệu trưởng thay đổi vì trường học hạnh phúc” đã có những bước khởi động đầu tiên. Rất nhiều Hiệu trưởng vượt qua rào cản, dũng cảm đăng ký tham gia dự án, sẵn sàng thay đổi vì sứ mệnh và thương hiệu của nhà trường.

Vân Anh

Theo GDTĐ

"Nếu ông không giải quyết được thì ngay đêm nay trường này sẽ bị sập..."

Đó là một trong những câu chuyện gay cấn và đau đầu trong hơn 20 năm làm hiệu trưởng của TS. Nguyễn Văn Hòa - Chủ tịch HĐQT Trường THCS & THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội).

"Làm hiệu trưởng, hầu như ngày nào, tuần nào tôi cũng hao mòn sức lực, trí tuệ vì những câu chuyện áp lực, bạo lực nơi học đường. Người ta bảo tôi nhanh già quá, tóc bạc nhanh quá..."

Những chia sẻ đã tạo nhiều lắng đọng, suy nghĩ tại chương trình Gala "Thay đổi vì một trường học hạnh phúc" do VTV7 phối hợp với Bộ GD&ĐT và Công đoàn giáo dục Việt Nam tổ chức.

Người giáo viên cặm cụi đạp xe ở thời chưa có tiề.n ăn một bát phở

TS. Nguyễn Văn Hòa có hơn 40 năm làm nghề nhà giáo, xuất phát từ vị trí một giáo viên. Cách đây hơn 34 năm, thầy Hòa được giao một lớp 11 với 45 em. Các trò tuổ.i 16 nghịch ngợm, học sinh Hà Nội luôn tinh nghịch, có mọi kiểu ngang ngược, quậy phá. Lớp của thầy Hòa có nhiều thầy cô nhận lớp phải rút lui vì... không chịu được "nhiệt".

Thầy Hòa kể: "Có một lần một số người ở Bộ Công An dẫn điệu một số học sinh của lớp tôi đến gặp hiệu trưởng vì các con cầm đao đuổi nhau trên đường phố. Học sinh của tôi đã phạm lỗi, phạm lỗi đến mức ấy chỉ có mức đuổi học.

Thầy hiệu trưởng gọi tôi đến giao cho tôi nhiệm vụ xử lý kỷ luật nghiêm khắc những học trò này để làm gương cho toàn trường. Tôi nghĩ trong lòng giận lắm, tại sao học sinh của mình lại như thế? Nghĩ kỹ thì lại thương các con nếu bây giờ các con bị đuổi học ở tuổ.i 15 thì rồi các con sẽ đi đến đâu?"...

Nếu ông không giải quyết được thì ngay đêm nay trường này sẽ bị sập... - Hình 1

TS. Nguyễn Văn Hòa - Chủ tịch HĐQT Trường THCS & THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Cầu Giấy, Hà Nội).

Ngay buổi tối hôm đó sau khi tan học, khoảng 7h tối người thầy giáo lọ mọ đạp xe đến từng nhà học sinh gặp các phụ huynh. Đó là một xóm nghèo. Ông muốn tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của từng học sinh để hiểu sao các em lại phạm lỗi đến mức độ cầm dao đán.h nha.u dọc đường phố.

Thì ra, các con đều là gia đình lao động, cha mẹ các con lam lũ, vất vả tối ngày lo chuyện mưu sinh. Họ không có thời gian nhiều lo lắng đến chuyện học hành của con cái. Hình ảnh người thầy cặm cụi đạp xe quanh xóm nghèo đến tận 11h đêm ở cái thời không có tiề.n mua một bát phở khiến những cậu học trò nghịch ngợm được cảm hóa dần.

"Khi tôi đến dù rất cảm động, nhưng phụ huynh đều nói "trăm sự nhờ thầy cô, trăm sự nhờ nhà trường", biết làm sao đây. Tôi suy nghĩ rất nhiều, sáng hôm sau tối quyết định đến gặp hiệu trưởng và xin bảo lãnh cho các con. Tôi giữ các con ở lại để giáo dục và tôi hứa sẽ làm được điều đó.

Rất may thầy hiệu trưởng là một người nhân ái và đồng tình với tôi. Bằng tấm lòng thương yêu và sự chân thành, các con nghe tôi, dần trở nên chăm chỉ hơn, đỡ nghịch hơn. Năm sau, lên lớp 12 các con đều tốt nghiệp THPT", thầy Hòa kể.

Bẵng đi một thời gian dài, sau hơn 20 năm những học sinh năm ấy mới tìm lại được thầy giáo Hòa vào một buổi chiều. Các trò ùa đến sân trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, bao vây, ôm chặ.t ngườ.i thầy.

Những học sinh được giải thoát kỷ luật năm nào nói: "Thầy ơi, chúng con mất bao nhiêu năm mới tìm lại được thầy. Con nhớ năm ấy nếu không có thầy, cuộc đời của chúng con sẽ đi đến đâu nếu bị đuổi học. Chúng con mãi mãi là học trò của thầy. Mãi mãi là con của thầy".

Lúc bấy giờ mái đầu người thầy giáo trẻ năm nào đã bạc trắng. "Tôi xúc động trào nước mắt và trào dâng niềm tự hào. Đó là niềm tự hào của một nhà giáo. Nghề nhà giáo cũng có lúc được bồi đắp như thế. Nhìn thấy học trò khờ dại nay đã trưởng thành, có con là họa sĩ, giáo viên, công an, chủ doanh nghiệp, chủ cửa hàng... trong lòng tôi luôn thấy hạnh phúc.

Tình thương yêu, sự chân thành của thầy cô giáo đã mang lại hạnh phúc tuổ.i thơ và chính tình thương yêu đó đã mang lại cuộc đời tốt đẹp, tương lai tốt đẹp cho các con. Đó là hạnh phúc cao quý của nhà giáo - nghề tôi theo đuổi suốt đời", TS. Nguyễn Văn Hòa xúc động nói.

Nếu ông không giải quyết được thì ngay đêm nay trường này sẽ bị sập... - Hình 2

TS. Nguyễn Văn Hòa là người hiệu trưởng truyền cảm hứng về trường học hạnh phúc.

Với thầy Hòa, thầy cô xây dựng trường học hạnh phúc không phải bằng kỉ luật mà bằng sự thông cảm, tôn trọng lẫn nhau.

Liệu cứ thế này mình có "sống nổi" không...

Thầy Hòa đến nay cũng đã có hơn 20 năm làm hiệu trưởng. Suốt hơn 20 năm đó, ông thường rất bận rộn nhất là những năm đầu. Người đứng đầu thường xuyên phải giải quyết những sự vụ, sự cố, mâu thuẫn, giữa học sinh - học sinh, học sinh - cô giáo, cô giáo - cha mẹ học sinh.

"Đó là những câu chuyện rất gay cấn và đau đầu. Hầu như ngày nào, tuần nào tôi cũng phải hao mòn sức lực, trí tuệ vì những câu chuyện áp lực, bạo lực đó. Người ta bảo tôi nhanh già quá, tóc bạc nhanh quá...", thầy Hòa kể.

Thường, gặp những việc gay cấn thầy hiệu trưởng Nguyễn Văn Hòa đều hóa giải được. Cách của ông là đặt mình trong mỗi câu chuyện để hiểu được họ, có thể kiên trì lắng nghe họ tâm sự, bày tỏ, nói hết nỗi lòng, nỗi uất ức của họ.

"Tôi làm cho mọi thứ xì hơi, cũng như rút ngọn lửa khi cơm đã sôi. Thường với sự chân thành, lắng nghe với sự tôn trọng, tôi nhận được sự đồng cảm, tin tưởng của những người trong cuộc và cuối cùng chúng tôi tìm ra giải pháp. Đôi khi người trong cuộc - chính những người đã kéo cả gia đình sừng sộ với tôi, kéo cả quân quyền đến nói rằng "nếu ông không giải quyết được thì ngay đêm nay trường này sẽ bị sập...". Đó là nguyên lý người hiệu trưởng áp dụng để giải quyết mọi mâu thuẫn phát sinh ở học đường.

"Tôi thường là người sẵn sàng nói lời xin lỗi đầu tiên", TS. Hòa nói.

"Tóc bạc thế này mà nói được lời xin lỗi tôi thấy nó có sức mạnh lắm", ông nói tiếp.

"Sau lời xin lỗi, thường mọi việc được giải tỏa, chúng tôi hiểu và chia sẻ với nhau. Sau mỗi câu chuyện, không có ai thua, không có ai thắng tất cả đều giống nhau và mọi người nguyện cùng nhau đồng hành trên con đường mà học sinh đi".

Nhiều khi người hiệu trưởng nghĩ, mình làm hiệu trưởng thế này, lúc nào cũng phải giải quyết công việc cụ thể thế này mình có "sống nổi" được không? Làm sao các thầy cô giáo trong trường tự giải quyết được công việc của họ, tự hóa giải câu chuyện của họ - như mình đã làm?

Hiệu trưởng Hòa lúc ấy suy nghĩ rất nhiều và đã tự tìm ra giải pháp. Đó là chương trình giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống. Ông mời chuyên gia tâm lý cùng với mình giúp cho việc nâng cao năng lực, nhận thức về tâm lý học cho các thầy cô trong trường.

Các thầy cô được tìm ra giá trị sống, kỹ năng sống rồi tự quản lý và chuyển hóa cảm xúc của mình. Nhiều năm cùng với chương trình tập huấn, hỗ trợ, giúp đỡ nhau, cuối cùng các thầy cô giáo đã tự giải quyết được những sự vụ gay cấn. Những việc bạo lực được xử lý ngay từ mầm mống và các thầy cô giáo chủ nhiệm của tôi đã trở thành những nhà giáo dục tài năng.

Thầy Hòa quan điểm: "Khi tự giải quyết được sự cố, các thầy cô giáo hạnh phúc hơn, có giá trị hơn. Khi thầy cô hạnh phúc thì học sinh hạnh phúc, gia đình hạnh phúc, lớp học hạnh phúc, ngôi trường hạnh phúc. Và môi trường học đường trở nên an toàn, câu chuyện bạo lực được quản lý".

Nếu ông không giải quyết được thì ngay đêm nay trường này sẽ bị sập... - Hình 3

"Hiểu được giá trị nghề giáo, những người làm giáo dục sẽ có tấm lòng để xây dựng trường học hạnh phúc, từ đó bạo lực và bắt nạt học đường giảm bớt", thầy Hòa nhấn mạnh.

"Tôi thường nói, các thầy cô có giá trị lắm đấy, vì trường tôi năm hội trường, các con bao giờ trở về cũng quây quần bên cô giáo chủ nhiệm, ôm lấy cô trò chuyện chụp ảnh vô cùng hạnh phúc. Tôi đi qua học sinh kính cẩn chào nhưng các em vẫn quanh quẩn bên thầy cô của họ. Các thầy cô suốt một đời đi dạy có hàng trăm hàng nghìn đứa con, tôi cho đó hạnh phúc cao quý của nghề. Nghề nhà giáo là nghề dạy dỗ, quan tâm từng học sinh, chăm lo đến các con để tương lai của các con được tốt đẹp. Đó là hạnh phúc chân chính của thầy cô giáo.

Tôi tin, thầy cô không chỉ là người dạy học, truyền thụ kiến thức mà trước hết, phải là nhà tâm lý, nhà giáo dục, thầy cô phải là người truyền cảm hứng, sự tự tin mạnh dạn bước vào cuộc sống. Như thế lớp học sẽ hạnh phúc, trường học hạnh phúc và đất nước sẽ phồn thịnh, hạnh phúc hơn. Hiệu trưởng không chỉ là nhà quản lý mà là người truyền niềm tin, giá trị cao quý của nghề cho các giáo viên của mình.

Khi đó giáo dục sẽ tiến một bước mới. Nghề giáo dục xứng đáng với sự tôn vinh của xã hội và chắc chắn nghề nhà giáo sẽ có sự tôn vinh của toàn xã hội", thầy Hòa xúc động chia sẻ.

Chương trình gala "Thay đổi vì một trường học hạnh phúc" sẽ phát sóng vào 20h40 ngày 2/6 trên kênh VTV1 và 21h ngày 9/6 trên kênh VTV7.

Lệ Thu (ghi)

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Cán bộ địa chính giúp sức cho em gái chiếm đoạt 32 tỷ đồng của anh ruột
05:14:30 04/10/2024
Bức hình BLACKPINK thiếu Lisa đang gây ầm ĩ mạng xã hội
06:44:38 04/10/2024
'Độc đạo' hé lộ nhiều nhân vật mới, khán giả gửi kiến nghị lên VTV
06:03:47 04/10/2024
Hot: Lee Min Ho lộ cả tá "hint" hẹn hò ái nữ tài phiệt
06:58:28 04/10/2024
Bùng nổ sắc xanh đầy sức sống cho mùa thu thêm thời thượng
05:26:41 04/10/2024
Xôn xao tiề.n đạo "Thánh ế" Văn Toàn cầu hôn cô gái xinh đẹp
05:27:03 04/10/2024
Negav có phải đền hợp đồng cho nhãn hàng sau loạt b.ê bố.i?
06:55:21 04/10/2024
Khách quý tới nhà chơi, lời khen của bố chồng khiến con dâu sốc nặng chỉ muốn l.y hô.n
07:37:09 04/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Vợ tôi lương cao gấp 5 lần chồng nhưng luôn bắt 'cưa đôi' sinh hoạt phí

Góc tâm tình

08:13:29 04/10/2024
Vợ tôi có thu nhập 50 triệu đồng/tháng trong khi tôi chỉ tầm 10 triệu; cô ấy quy định cưa đôi phí sinh hoạt, mỗi người đóng 8 triệu đồng/tháng vào quỹ chung.

Sao Việt 4/10: Thanh Hằng lộ ảnh 20 năm trước, Việt Trinh nhắc tới bệnh trầm cảm

Sao việt

07:24:23 04/10/2024
Thanh Hằng trẻ trung trong những bức ảnh chụp từ 20 năm trước, Việt Trinh có dòng tâm sự về căn bệnh trầm cảm từng mắc phải.

Hé lộ thêm tình tiết về cáo buộc ông Trump lật ngược bầu cử

Thế giới

07:19:05 04/10/2024
Hồ sơ vừa được tòa án công bố do công tố viên đặc biệt Jack Smith đệ trình cho rằng cựu Tổng thống Donald Trump không nên được hưởng quyền miễn truy tố.

Tử vi ngày mới 12 cung hoàng đạo thứ 6 ngày 4/10: Cự Giải nên lạc quan lên, Xử Nữ lộ điểm yếu

Trắc nghiệm

07:08:11 04/10/2024
Xem tử vi của 12 cung hoàng đạo trong ngày 4/10 về tài lộc, tình yêu, công việc. Hôm nay, Xử Nữ rất sợ nói ra những yếu điểm của mình trong ngày này.

Công an Hà Nội nói về vụ thanh niên vỗ mông cô gái trong thang máy chung cư

Tin nổi bật

07:06:22 04/10/2024
Theo Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó giám đốc Công an TP Hà Nội, nam thanh niên vỗ mông cô gái trong thang máy chung cư IEC Residences khai nhận, thời điểm xảy ra sự việc anh này say rượu.

Đi giữa trời rực rỡ - Tập 47: Tưởng Pu có bầu, Chải suy sụp

Phim việt

07:05:56 04/10/2024
Cầm cuốn sổ khám thai ghi tên Pu, Chải bị sốc nặng. Không chỉ Chải, Tả cũng há hốc miệng không khép lại được. Sự thật này khiến cậu còn hơn cả choáng váng.

Diva Mỹ Linh tiết lộ 53 tuổ.i sẽ làm điều bất ngờ: "Biết đâu tôi nổi hơn cả anh Thành Lộc"

Tv show

06:38:33 04/10/2024
Tôi thấy ai cũng có duyên, ăn nói duyên dáng, làm tôi áp lực lắm. Cả ngày hôm qua tôi phải ngồi nhà tập nói năng. Tôi cứ ngồi nghĩ xem phải nói gì cho hết một ngày.

Không thèm hút má.u, game hay nhất năm 2024 vẫn bị người chơi than phiền, trách móc vì quá "nghèo"

Mọt game

06:16:19 04/10/2024
Helldivers 2 đã thành công ngoài mong đợi với doanh số bán ra cao kỷ lục cũng như lượng người chơi đông đảo. Tất cả nhờ vào một cơ chế gameplay tương đối mới lạ

Màn ảnh Hàn có một cô dâu đẹp như tranh vẽ gây sốt MXH, diễn quá đỉnh khiến ai cũng thương

Phim châu á

06:08:25 04/10/2024
Nhiều bình luận cũng khen ngợi diễn xuất quá đỉnh của Lee Se Young khi khắc họa thành công sự tiếc nuối, dằn vặt của nhân vật cũng như sự đối lập cảm xúc giữa hai giai đoạn của Choi Hong.

50 triệu người sốc nặng khi chứng kiến sao nam hạng A gặp ta.i nạ.n trên phim trường

Hậu trường phim

06:07:24 04/10/2024
Ngày 3/10, Sina đưa tin một video từ phim trường Phó Sơn Hải tiết lộ việc Thành Nghị bị rơi mạnh xuống đất khi đang trong cảnh quay võ thuật.

Cách làm lẩu gà lá é thơm ngon, hấp dẫn để cả nhà nhâm nhi khi mùa thu mát mẻ đang về

Ẩm thực

05:59:42 04/10/2024
Đây là món ăn lý tưởng cho những buổi quây quần cùng gia đình, vừa thưởng thức vị ngon, vừa tận hưởng không khí ấm cúng, thân thương giữa những ngày trời sang thu đầy mát mẻ, dễ chịu.