Xây dựng thư viện xanh, thư viện thân thiện tạo thói quen đọc sách cho học sinh
Bằng việc xây dựng các mô hình thư viện xanh, thư viện thân thiện…, các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh An Giang đã tạo thói quen đọc sách cho học sinh.
Qua đó, giúp các em phát triển toàn diện về trí tuệ, tinh thần, nâng cao hiểu biết.
Sách có vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người, vừa giúp người đọc có những thông tin cần thiết, hữu ích; vừa như một chất xúc tác rèn luyện tính kiên nhẫn, khả năng ngôn ngữ, giao tiếp, trí tưởng tượng sáng tạo.
Đặc biệt, đây là những yếu tố rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của học sinh, nhất là học sinh tiểu học, khi các em vừa mới trải qua quá trình tôi luyện với cách đánh vần, ghép vần đọc.
Vì vậy, việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc cho học sinh tiểu học được ngành giáo dục tỉnh An Giang quan tâm thực hiện thông qua việc triển khai Đề án phát triển văn hóa đọc trong nhà trường năm 2022 – Tổ chức các hoạt động hưởng ứng kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh An Giang (1832-2022).
Tại điểm trường tiểu học Phú Thuận, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang vào sáng 3.10, nhà trường trưng bày tất cả các loại sách tại khuôn viên trường, học sinh được thỏa thích lựa chọn các thể loại sách, truyện, báo, tạp chí… để đọc theo bảng mã phân màu – Ảnh: Tô Văn
Ghi nhận của phóng viên Một Thế Giới tại điểm trường tiểu học Phú Thuận, huyện Thoại Sơn vào sáng 3.10, nhà trường trưng bày tất cả các loại sách tại khuôn viên trường, học sinh được thỏa thích lựa chọn các thể loại sách, truyện, báo, tạp chí… để đọc theo bảng mã phân màu.
Video đang HOT
Ngoài ra, nhà trường còn xây dựng được khu trò chơi dân gian, khu trưng bày cổ vật, và gánh hàng rong. Những hoạt động này đều thu hút phụ huynh và học sinh hào hứng khi tham gia.
Em Nguyễn Văn Phước (học sinh lớp 4A, trường Tiểu học Phú Thuận) chia sẻ: “Em rất thích đọc sách, mỗi giờ ra chơi hay tiết đọc sách của lớp, em đều tranh thủ thời gian để đọc nhiều cuốn sách, truyện cổ tích, truyện tranh. Với em, sách vừa là bạn, vừa là thầy. Đọc sách giúp em có thêm nhiều kiến thức và đọc được nhiều bài học hay”.
Học sinh thích thú đọc sách và vẽ tranh – Ảnh: Tô Văn
Thầy Lê Văn Cầu – Hiệu trưởng tiểu học Phú Thuận, huyện Thoại Sơn cho biết, đơn vị có 25 lớp với 726 học sinh.
“Với một trường ở vùng còn khó khăn như Phú Thuận thì đọc sách không chỉ giúp học sinh phát triển trí tuệ, hình thành nhân cách mà còn là một trong những giải pháp hữu hiệu thu hút học sinh đến trường, giúp duy trì tỷ lệ chuyên cần.
Vì vậy, nhà trường luôn chú trọng đầu tư xây dựng thư viện trong nhà, ngoài trời; huy động học sinh, giáo viên ủng hộ sách báo, truyện tranh để làm phong phú thêm các đầu sách cho thư viện; trang trí thư viện ngoài trời bằng những họa tiết hoa văn, cây xanh, tạo sự thân thiện, gần gũi, giúp các em thoải mái hơn khi đọc sách.
Đồng thời, nhà trường còn tổ chức nhiều trò chơi dân gian để cho các em hiểu thêm tình yêu quê hương, đất nước. Đặc biệt là hưởng ứng kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh”, thầy Cầu nói.
Ngoài tạo thư viện xanh, thư viện thân thiện, nhà trường còn lập khu trưng bày cổ vật, gánh hàng rong để các em có một sân chơi mới – Ảnh: Tô Văn
Ông Đinh Văn Tú – Phó Chủ tịch UBND xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn cho biết, đây là lần đầu tiên một điểm trường của địa phương tổ chức rất chuyên nghiệp, đồng thời tạo một sân chơi mới cho các em học sinh.
“Những hoạt động này sẽ rèn thói quen cho các em học sinh dù đến trường hay ở nhà vẫn duy trì việc đọc sách, báo. Từ đó, giúp các em có tình yêu quê hương, đất nước.
Hiện địa phương sẽ tiếp tục vận động mạnh thường quân để hỗ trợ đầu sách các loại nhằm phục vụ nhu cầu đọc sách của thầy và trò”, ông Tú nói.
Xây dựng mạng lưới thư viện
Thời gian qua, Thư viện Tổng hợp tỉnh đã luân chuyển sách về cơ sở và phục vụ lưu động, giúp người dân có cơ hội tiếp cận thông tin, góp phần phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng.
Đưa sách về cơ sở
Không gian rộng rãi, thoáng đãng, yên tĩnh và phong phú các đầu sách, báo nên "Thư viện xanh" phường Chánh Lộ (TP.Quảng Ngãi) luôn là điểm đến lý tưởng của những người yêu sách. Mê truyện tranh nên em Minh Tâm (8 tuổi) thường xuyên tìm đến thư viện. Em Tâm chia sẻ, tuần nào em cũng có mặt ở đây, có tuần 2 - 3 lần. Cô quản lý thư viện nhiệt tình hướng dẫn, giúp em dễ dàng tìm kiếm các cuốn sách mà em thích.
Đọc sách tại "Thư viện xanh" phường Chánh Lộ (TP.Quảng Ngãi).
Chị Vũ Thị Tâm, quản lý "Thư viện xanh" phường Chánh Lộ cho biết, thư viện hiện có hơn 1.000 đầu sách về chính trị, xã hội, truyện tranh... Để phục vụ bạn đọc, thư viện luôn bổ sung sách mới và phân loại, sắp xếp thuận tiện cho bạn đọc tìm chọn. Mới đây, Thư viện Tổng hợp tỉnh đã tặng 100 bản sách giúp người dân được tiếp cận nhiều sách hay, góp phần thu hút người đọc đến thư viện nhiều hơn.
Thực hiện Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, hằng năm, Thư viện Tổng hợp tỉnh đã xây dựng mạng lưới thư viện cơ sở, luân chuyển sách và phục vụ lưu động trong toàn tỉnh. Từ đầu năm 2022 đến nay, Thư viện Tổng hợp tỉnh đã tổ chức 18 đợt luân chuyển và hỗ trợ xây dựng tủ sách; hướng dẫn nghiệp vụ cho các thư viện huyện, thị xã, thành phố và xây dựng mới 3 phòng đọc ở cơ sở, nhất ở các vùng sâu vùng xa. Để thực hiện tốt hoạt động này, Thư viện Tổng hợp tỉnh đã lựa chọn, bổ sung nguồn tài nguyên thông tin để đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu và giải trí của mọi đối tượng độc giả. Ngoài số lượng sách mua theo nguồn ngân sách cấp, Thư viện Tổng hợp tỉnh còn nhận được sách của các tổ chức, cá nhân, các nhà xuất bản trong và ngoài tỉnh tặng.
Lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng
Hằng năm, Thư viện Tổng hợp tỉnh phối hợp với Sở GD&ĐT luân chuyển 5.000 - 6.000 bản sách về lịch sử, văn học, khoa học, kỹ năng sống, kỹ năng bảo vệ bản thân, tâm lý tuổi dậy thì... đến các điểm trường; trong đó ưu tiên khu vực miền núi, vùng khó khăn. Tại các buổi phục vụ sách lưu động, Thư viện Tổng hợp tỉnh đã phối hợp với các trường tổ chức trò chơi hoặc vẽ tranh, tô màu... thu hút nhiều học sinh tham gia, khơi dậy niềm đam mê sách và thói quen đọc sách của các em.
Theo Phó Giám đốc Thư viện Tổng hợp tỉnh Trần Thị Hưng, công tác xây dựng mạng lưới thư viện cơ sở, luân chuyển sách và phục vụ lưu động bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ. Những hoạt động này đã giúp tăng cường vòng quay của sách; nâng cao hiệu quả sử dụng sách, báo, đáp ứng nhu cầu thông tin, nghiên cứu, học tập, giải trí, tạo thói quen đọc sách, báo cho người dân. Hơn nữa, những hoạt động này góp phần hỗ trợ các thư viện cơ sở duy trì hoạt động.
Tuy nhiên, hiện hoạt động này cũng gặp một số khó khăn do thư viện tỉnh không có xe chuyên dụng vận chuyển sách về vùng sâu, vùng xa. Một số thư viện ở cơ sở hoạt động không thường xuyên, không có người chuyên trách, một số địa phương thiếu sự quan tâm.
"Thời gian tới, Thư viện Tổng hợp tỉnh sẽ đẩy mạnh công tác xây dựng mạng lưới thư viện cơ sở, luân chuyển sách, báo, phục vụ lưu động giúp người dân có cơ hội tiếp cận thông tin, cập nhật thường xuyên các kiến thức khoa học, kỹ thuật để phát triển kinh tế. Đồng thời, góp phần phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, xây dựng xã hội học tập, nâng cao dân trí...", bà Hưng nhấn mạnh.
Cô giáo Thanh Minh với sáng kiến thư viện "mở" thu hút học trò Thông qua sử dụng các phần mềm để minh họa những cuốn sách đã đọc giúp cho việc đọc sách và giới thiệu sách của học sinh trở nên lôi cuốn, hấp dẫn, lan tỏa hơn. "Nhận thấy thực trạng hiện nay học sinh không thích đọc sách, mà thay vào đó là sử dụng các thiết bị điện tử nhiều hơn, chính...