Xa quê, nhớ món canh dưa môn muối của mẹ
Mỗi một vùng miền thôn quê Việt Nam đều có những món ăn đặc trưng của từng vùng miền đó. Nhưng với món dưa môn thì không có gì xa lạ với bất cứ ai đã từng sinh ra và lớn lên nơi làng quê nghèo khó. Cây môn gần gũi, thân thương đậm tình quê và là nguồn thực phâm lành tính, mang đặc trưng của vùng nông thôn…
Ở miền Trung quê tôi, môn còn gọi là dọc mùng hay môn ngọt, vì nó không ngứa, thân mềm như bạc hà thường được trồng dưới mương, rạch, bờ sông, bờ ao, đầm lầy nơi có nước quanh năm, dùng chế biến thức ăn khi còn tươi hoặc sau khi muối chua.
Cây môn, quê tôi còn gọi là dọc mùng
Cũng như các loại dưa muối khác, dưa môn dễ muối thôi, nhưng không phải ai cũng muối ngon. Dưa môn có màu vàng rộm, dai giòn, thanh chua, mùi thơm dễ chịu. Người muối phải có một chút “hiền tay”, nếu không hũ dưa môn sẽ bị “mềm nhũn” và nghe mùi “hôi nước” rất khó chịu, không thể ăn được.
Bèn cây môn cắt về, dùng tay tước sạch lớp da bên ngoài, rửa sạch, cắt ngắn chừng 5 cm rồi dùng dao bén chẻ làm đôi, hoặc làm tư tùy độ lớn của ruột môn. Vắt ráo nước, phơi nắng cho héo rồi cho vào hũ sành, sứ hay hũ thủy tinh, nấu nước muối pha loãng để thật nguội sau đó đổ ngập mặt môn, lấy vỉ bằng tre ép chặt mặt trên để dưa luôn được ngập nước.
Muốn cho dưa thơm ngon và mau chua, mẹ tôi thường pha thêm chút nước cơm, khoảng ba bốn ngày sau, dưa môn ngả sang màu vàng, mở nắp hũ đã dậy mùi chua là ăn được.
Môn muối chua
Video đang HOT
Đối với người dân nông thôn, dưa môn là một món ăn quen thuộc, là nguồn nguyên liệu để chế biến những món ăn ngon như dưa môn xào, kho tấp với các loại cá đồng như cá giếc, cá rô, cá lóc… hay nấu canh với cá biển, cá sông, cá đồng cũng rất “hợp” và ngon. Dưa môn nghe có vẻ mộc mạc nhưng là một món ăn ngon, bình dị, hiền hòa như tính cách của người nông dân luôn “an phận” trong cảnh đồng quê thanh bình.
Qua sự sáng tạo và bàn tay khéo léo của người phụ nữ, cây môn đã trở thành một món ăn rất đỗi thân quen và kích thích vị giác. Dưa môn không chỉ là món ăn khoái khẩu của người địa phương mà thời gian gần đây còn rất được ưa chuộng tại các quán ăn bình dân.
Mẹ tôi thường nấu món canh chua dưa môn với cá trê, cá lóc … vào những bữa ăn trưa, bố con tôi đi làm đồng về vừa bước vào ngưỡng cửa đã biết ngay là mẹ nấu món mà cả nhà “ưa thích” vì mùi thơm của nồi canh dưa môn khá đặc trưng, hấp dẫn vị giác và độc đáo đến lạ, chứa đựng cả một nghệ thuật ẩm thực với chua, cay, mặn, ngọt…
Môn muối chua
Dưa môn dù là nấu canh với cá biển hay cá nước ngọt, con cá phải thật tươi thì hương vị của canh chua mới ngon, mới ngọt. Để giữ nguyên cái vị vừa chua chua vừa ngọt ngọt, mẹ tôi không cho thêm bất cứ thứ gì ngoài dưa môn và cá tươi. Khi nhắc nồi canh xuống chỉ sử dụng chút ít hành, ngổ, ớt trái xắt lát để rắc lên. Khi thưởng thức, ai cũng cảm thấy ngon miệng và ăn được rất nhiều cơm, bởi không chỉ ăn bằng miệng mà còn ngửi bằng mũi nhờ hương thơm sực nức của mùi dưa muối chua không lẫn với bất kỳ một mùi hương nào khác tỏa ra đậm đà quyến rũ.
Vào những hôm trời mưa, mẹ lại dùng dầu phụng thứ thiệt phi hành tỏi cho thơm rồi xào dưa môn ăn với cơm nóng cũng ngon không chê vào đâu được. Vào mùa bố “tát đìa”, mẹ chọn một “mớ” cá rô hay cá giếc “kho tấp” với dưa môn, bên ngoài trời mưa “rả rích” chỉ một loáng nồi cơm đã sạch nhẵn, cái bụng cũng no lắm rồi nhưng sao cái miệng vẫn còn “thòm thèm”…
Tô canh Môn muối chua
Miền Trung quê tôi, cuộc sống người nông dân vùng nông thôn luôn gắn liền với ruộng lúa nương khoai, cánh đàn ông ra đồng đi kèm là “con trâu cái cày”, cánh phụ nữ vào bếp là phải có “hũ dưa, hũ cà, hũ nhút”. Thế mới biết rằng, những món ăn này chẳng phải giá trị hay cao sang gì ! chỉ là món ăn hết sức bình thường, dân dã chốn đồng quê nhưng thật ngon và nói lên được nhiều “ý nghĩa”. Vì nó cũng là một sản phẩm đặc thù đã phần nào phản ánh được văn hóa ẩm thực của miền quê một thời nghèo khó, thiếu thốn cơ cực và cuộc sống của người nông dân vô cùng vất vả nhưng vẫn chăm chỉ, cần cù lao động, luôn chịu thương chịu khó…
Trong “sâu thẳm” bây giờ tôi mới thấm thía được tận cùng sâu xa của “nỗi nhớ” khi xa quê, mới cảm nhận được thế nào là giá trị cuộc sống khi được ở bên người thân trong tình quê hương xứ sở, tình “cật ruột” và được thưởng thức những món ăn quê nhà.
Theo Mỹ Nhân (Dân Việt)
Đĩa xôi thơm từ sắc màu Tây Bắc
Đi dọc miền Tây Bắc, với biết bao điều kì thú trong các mon ăn dân tộc nổi tiếng của từng mường, bản. Từ cơm lam,măng đắng hay thịt hun khói, nậm bịa đều là mon ăn dân dã nơi đây. Nhưng, thứ không thể thiếu trong các ngày lễ tết, hội hè, Rằm tháng Tám... phải kể đến xôi nếp ngũ sắc.
Trong một lần đi công tác trên miền Tây Bắc ấy, chiếc xe của đoàn bất chợt hỏng nên chúng tôi đành rẽ vào bản xin ngủ qua đêm. Đón chúng tôi là ông trưởng bản tươi cười nói với khách:
- Hôm nay nhà có việc vui mừng cho con trai cụ mới cưới được vợ đó.
Thế rồi chú rể ra mời chung tôi vào nhà ăn cơm cùng gia đình trong bộ quần áo của dân tộc thái tôi bỗng thấy họ đẹp lạ lùng. Bữa cơm tuy nói là đạm bạc của họ nhưng là "đặc sản" của chúng tôi. Trên sàn nhà, hũ rượu cần đặt ở giữa mâm để mọi người cung thưởng thức còn có cơm lam, thịt lợn nướng,măng xào,thịt gà,còn có món cơm nếp đặc trưng của nơi đây là món xôi năm màu hay còn gọi là xôi nếp ngũ sắc.
Thấy chúng tôi có vẻ tò mò về loại xôi nàu, nhấp ngụm rượu cần, cụ trưởng bản cười khà khà rồi bắt đầu kể .Giã đại ngàn núi rừng tây bắc với sự khắt khe của thời tiết quanh năm mây mù bao phủ, địa hình hiểm trở núi cao đất đai cằn cọc nên chỉ thích hợp với trồng lúa nếp.
Lúa nếp được bà con trồng trên các ngọn đồi và các sườn núi. Giống lúa nếp nương này một năm chỉ trồng được một vụ bắt đầu từ tháng 2 ,thang 3 đến tân tháng 10 âm lịch mới được gặt.Sau khi thu hoạch về mọi người tuốt bằng tay đem phơi khô và dùng cho cả năm.
Mẹt xôi nếp ngũ sắc
Vào các ngày tết, hội hè "bươn chiêng", "síp xí" người Thái thường sử dụng nước lá cây nhuộm màu cơm nếp ở rừng. Để có món "xôi nếp ngũ sắc" tuyệt vời này người ta phải dùng gạo nếp được làm cẩn thận ngâm với các loại lá, hoa, củ truyền thống trong khoảng 4 đến 5 tiếng để có các màu như: đỏ, đen, xanh, vàng và màu trắng nguyên thủy của gạo.
Các mế,các chị có thể đồ xôi riêng từng chõ hoặc dùng lá dong, lá chuối ngăn không cho gạo nếp bị lẫn màu,rồi ghép xôi năm màu trên một đĩa bên dưới đáy có lót thêm lá dong cho mùi thêm đậm đà. Đĩa xôi nếp ngũ sắc như đất trời thu nhỏ của núi rừng Tây Bắc, đẹp tựa cầu vồng, ngào ngạt hương hoa như bông hoa ban huyền thoại. Các màu nóng lạnh còn tượng trưng cho đất trời,âm- dương.
Xôi nếp ngũ sắc không chỉ đẹp, thích mắt mà nó cũng có tiếng nói riêng cuả mình ở mỗi màu ví như màu: màu đen của đất đai trù phú, màu vàng của ước muốn luôn được no ấm phồn thịnh, màu đỏ tượng trưng cho những ước mơ những khát vọng,màu xanh là màu của núi rừng là bầu trời lồng lộng với sức sống diệu kỳ,màu tím tương trưng cho sự thủy chung và màu trắng là của tình yêu là sự trắng trong thanh bạch.
Nguyên liệu để làm ra thứ xôi màu sắc này rât đơn giản có lá cây, hoa, quả gấc để làm xôi đỏ,củ nghệ để đồ xôi vàng...Người thái có cách đồ xôi riêng của mình. Trước khi xôi, các mế các chị đã vo sạch gạo ngâm nước tư 5- 6h vớt ra rồi cho vào chiếc chõ làm bằng gỗ mềm, khoét rỗng ruột bên trong, có một đầu to hơn để đậy vung,một đầu nhỏ đê đồ xôi. Khi xôi giữ đều lửa, xôi chín bằng hơi, thơm dẻo,không dính tay. Khi xôi chín lấy ra mâm, quat cho bớt hơi nóng rồi cho vào cooosoong khẩu hoặc gói bằng lá dong banh tẻ cho cơm dẻo giữ mùi thơm lâu.Những hạt nếp nương tỏa hương thơm riêng của thung lũng quanh năm mây mù,nếu nhai kĩ và cảm nhận sẽ thấy đươc vị ngọt trên môi.
Chúng tôi cứ thế ngồi nhâm nhi thứ xôi nếp đặc biệt ấy và nghe gia chủ kể về miên đât này quả là tuyệt đẹp. Màn đêm buông xuống,những anh lửa đã diu bớt đi cái nong của minh.tôi miên man vào giâc ngủ để chuẩn bị cho ngày mai nhưng co lẽ cái cam giác về xôi nếp ngũ sắc thật khó quên.
Theo Linsa Nguyễn (Dân Việt)
"Ma ngón" và những cái chết đau lòng giữa núi rừng Chỉ là một thứ cây mọc ở sườn núi nhưng lại là nỗi ám ảnh của không biết bao thế hệ người H'Mông. Nhắc đến lá ngón, người ta ám ảnh đến rùng mình... Mường Lát là huyện miền núi xa nhất của xứ Thanh. Từ thành phố Thanh Hóa vượt quãng đường gần 300 km dọc tỉnh lộ 520, qua cổng trời...