WHO cảnh báo lạm dụng kháng sinh trị Covid-19 có thể gây tử vong nhiều hơn
Việc gia tăng sử dụng thuốc kháng sinh chống đại dịch Covid-19 sẽ khiến tình trạng kháng thuốc thêm nghiêm trọng, dẫn đến nhiều ca tử vong hơn, thậm chí kéo dài đến sau khi khắc phục xong Covid-19, theo cảnh báo của WHO.
WHO cảnh báo nguy cơ kháng thuốc tăng mạnh sau dịch Covid-19 – REUTERS
Hãng tin Reuters dẫn lời Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus hôm 1.6 lên tiếng bày tỏ quan ngại về số ca nhiễm khuẩn đang ngày càng không đáp ứng với các loại thuốc kháng sinh thường dùng để điều trị lâu nay.
Cơ quan y tế Liên Hiệp Quốc cảnh báo việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong lúc chống chọi dịch Covid-19 có thể càng làm nghiêm trọng hơn tình trạng trên.
WHO cho hay chỉ có một số ít trường hợp bệnh nhân Covid-19 cần chỉ định kháng sinh để điều trị những tình trạng viêm nhiễm nhất định.
Vì lý do trên, WHO đưa ra chỉ dẫn mới, theo đó yêu cầu các bác sĩ không dùng kháng sinh đối với các bệnh nhân chỉ thể hiện những triệu chứng nhẹ, trừ phi có chứng cứ lâm sàng cho thấy người này bị nhiễm khuẩn.
Ông Ghebreyesus hy vọng chỉ dẫn mới có thể giúp khắc phục nguy cơ kháng thuốc tăng cao sau dịch Covid-19, đồng thời vẫn bảo đảm cứu sống bệnh nhân.
Lãnh đạo WHO gọi mối đe dọa kháng thuốc kháng sinh là “một trong những thách thức cấp bách nhất của thời đại chúng ta”.
“Rõ ràng thế giới đang mất đi năng lực sử dụng các loại thuốc kháng sinh quan trọng ở mức sống còn”, ông Ghebreyesus lên tiếng quan ngại.
WHO phát hiện tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh tăng mạnh trong dịch Covid-19 sau khi tiến hành khảo sát 155 quốc gia, trong đó những nước thu nhập thấp bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất.
Sông ngòi khắp thế giới nhiễm đầy chất kháng sinh
WHO: Khả năng gây chết người của Covid-19 cao hơn cúm
Tổ chức Y tế Thế giới công bố tỷ lệ tử vong của dịch Covid-19 khoảng 3,4%, trong khi cúm mùa là chưa đến 1%.
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đưa ra thông tin này trong cuộc họp tại Geneva, Thụy Sĩ ngày 3/3. Ông Tedros kêu gọi các nước chuẩn bị tiếp nhận thêm các bệnh nhân Covid-19, đồng thời đảm bảo an toàn sức khỏe cho y bác sĩ.
Nhu cầu về vật tư y tế và các thiết bị bảo hộ như khẩu trang, găng tay và kính bảo hộ của thế giới sẽ tăng khoảng 40% theo đà lây lan bùng phát Covid-19. WHO kêu gọi các nhà sản xuất khẩn trương tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu và đảm bảo nguồn cung.
Các nhân viên y tế tại Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Kirkland lên xe cứu thương vào ngày 4/3. Ảnh: Reuters
"Tóm lại, Covid-19 ít lây lan hơn bệnh cúm, người không có biểu hiện sốt có thể không truyền bệnh. Tuy nhiên các triệu chứng của nó nghiêm trọng hơn cúm mùa. Hiện chưa có vaccine hoặc phương pháp điều trị và căn bệnh có thể được kiểm soát", Tổng Giám đốc WHO nói.
Tiến sĩ Mike Ryan, người chỉ đạo chương trình sức khỏe khẩn cấp của WHO cho biết áp đặt lệnh hạn chế đi lại và sàng lọc khách du lịch chỉ nên là một phần của chiến dịch ngăn ngừa sự lây lan của virus.
"Các quốc gia phụ thuộc hoàn toàn vào việc hạn chế như biện pháp duy nhất ứng phó dịch không hiệu quả, vì họ vẫn để lọt những ca dương tính do sơ suất", tiến sĩ Mike Ryan nói.
Tiến sĩ Ryan cũng cho rằng giới chức các nước nên tập trung vào các biện pháp ngăn chặn, "song cần chuẩn bị tinh thần căn bệnh sẽ lây lan trong cộng đồng và sẵn sàng giảm nhẹ các tác động của nó".
Thục Linh
Theo Reuters/VNE
Remdesivir rút ngắn thời gian nằm viện bệnh nhân Covid-19 Bệnh nhân Covid-19 sau khi dùng thuốc remdesivir có thể xuất viện sớm hơn 5 ngày mà không ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Y học New England hôm 28/5, có sự tham gia giáo sư David Hui Shu-cheong, chuyên gia hô hấp, Đại học Trung Quốc. Kể từ ngày 6/3 đến 26/3, các...