Vụ nguy kịch do thuốc tiểu đường “gia truyền”: Thuốc nhiễm khuẩn, nhiều tạp chất
Ngày 8/5, nguồn tin từ Thanh tra Sở Y tế TP Cần Thơ cho biết, cơ quan chức năng vừa có kết quả kiểm nghiệm thuốc “gia truyền” chữa bệnh đái tháo đường nghi chứa chất độc hại khiến hàng loạt bệnh nhân bị biến chứng khi sử dụng.
Kết quả kiểm nghiệm cho thấy thuốc trị tiểu đường “gia truyền” mà ngành chức năng ở Cần Thơ thu giữ trong thời gian qua chứa nhiều tạp chất, nhiễm khuẩn vượt giới hạn.
Ông Phạm Phú Trường Giang, Chánh Thanh tra Sở Y tế Cần Thơ, cho biết, đầu tháng 3 năm 2018, đơn vị đã lấy mẫu thuốc trị bệnh tiểu đường gồm 3 màu xanh, đỏ, xám của một cơ sở tại quận Ô Môn để kiểm tra.
Sau nhiều lần xét nghiệm, Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm TP Cần Thơ cho biết: kết quả phổ đồ cho thấy chất Phenfomine (hoạt chất trị tiểu đường thế hệ đầu, hiện đã bị cấm sử dụng) chiếm tỷ lệ từ 52 đến 73%.
Tuy nhiên, theo quy định, khi muốn kết luận chính xác sự có mặt của hoạt chất này phải đạt tỷ lệ từ 90% trở lên. Hiện Trung tâm kiểm nghiệm thuốc và mỹ phẩm TP Cần Thơ đã gửi mẫu về Viện kiểm nghiệm thuốc TPHCM nhờ hỗ trợ để có kết luận chính xác hơn.
Ông Giang cũng cho biết: Mặc dù chưa xác định chất Phenfomine xuất hiện rõ ràng trong loại thuốc đông dược 3 màu trị tiểu đường nhưng người dân vẫn không được sử dụng. Bởi kết quả kiểm nghiệm cho thấy thuốc bị lẫn nhiều tạp chất nhiễm khuẩn vượt giới hạn cho phép.
Trước đó ngành chức năng phát hiện và tiêu hủy hàng trăm ngàn viên thuốc “gia truyền” trị tiểu đường không rõ nguồn gốc
Như Dân trí đã thông tin, cuối năm 2017 và đầu năm 2018 khoa Hồi sức tích cực chống độc Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ tiếp nhận hàng chục bệnh nhân nguy kịch tính mạng, có đặc điểm chung đều mắc bệnh đái tháo đường, tự ý uống thuốc hạ đường huyết “gia truyền” có màu xanh, đỏ, xám. Thậm chí, có một số bệnh nhân nhập viện, chưa kịp cứu đã ngưng thở.
Video đang HOT
Sau khi báo chí thông tin, thanh tra Sở Y tế TP Cần Thơ đã vào cuộc và đã xử phạt gần 90 triệu đồng, thu giữ hàng trăm viên thuốc trị tiểu đường, thuốc đông dược không rõ nguồn gốc xuất xứ và lấy thuốc 3 màu gửi đi kiểm nghiệm.
Phạm Tâm
Theo Dân trí
Bệnh vàng da là gì?
Bệnh vàng da xảy ra ở khá nhiều người, vì vậy bạn cần tìm hiểu để điều trị và phòng tránh tránh bệnh nhé.
Vàng da là bệnh gì?
Vàng da hay còn gọi là "vàng mắt" hoặc "vàng củng mạc mắt". Đây là tình trạng da và tròng trắng mắt bị xỉn vàng, gây ra bởi lượng bilirulin trong máu quá cao. Bilirubin là một hóa chất có màu vàng trong hemoglobin, các chất vận chuyển oxy trong nằm trong tế bào hồng cầu. Khi các tế bào hồng cầu bị vỡ, cơ thể tạo ra các tế bào mới để thay thế chúng. Những tế bào cũ sẽ được xử lý bởi gan. Nếu gan gặp vấn đề và không thể xử lý các tế bào hồng cầu này, bilirubin sẽ tích tụ trong cơ thể và khiến làn da của bạn có màu vàng.
Nguyên nhân gây vàng da?
Các bệnh về túi mật hoặc tụy cũng có thể gây ra vàng da. Các bệnh về máu hiếm khi gây ra tình trạng vàng da.
Các bệnh về gan, mật hay tụy có thể bắt nguồn từ:
Các sỏi nhỏ trong đường mật, được gọi là sỏi mật
Nhiễm khuẩn
Nghiện rượu nặng
Tổn thương gây ra do việc sử dụng thuốc, các chất có nguồn gốc thảo dược hay các thuốc bị cấm sử dụng
Ung thư
Những phương pháp nào dùng để điều trị vàng da?
Việc điều trị phụ thuộc vào độ tuổi của người bệnh:
Đối với người trưởng thành
Bệnh vàng da thường chỉ là triệu chứng của một bệnh khác, nên việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh.
Đối với trẻ sơ sinh
Thông thường trẻ sẽ không cần điều trị và bệnh sẽ tự khỏi sau 2 đến 3 tuần.
Nếu các triệu chứng chuyển nặng hoặc không tự khỏi, trẻ sẽ cần được điều trị bằng các phương pháp sau:
Phương pháp quang trị liệu
Đây là phương pháp chữa trị tốt nhất.Trẻ sẽ nằm ở trần dưới ánh đèn huỳnh quang và được chụp mắt để bảo vệ mắt trong suốt quá trình điều trị. Ánh sáng sẽ giúp làm giảm lượng bilirubin dư thừa.
Phương pháp Immunoglobulin truyền tĩnh mạch
Phương pháp này được sử dụng nếu bệnh vàng da gây ra do nhóm máu của mẹ và bé khác nhau. Ở trường hợp này, máu của bé sẽ mang theo các kháng thể của mẹ. Các kháng thể này sẽ góp phần phá vỡ các tế bào máu. Immunoglobulin là một protein trong máu có thể hạn chế các kháng thể này, do đó tiêm immunoglobulin vào cơ thể sẽ giúp làm giảm tình trạng vàng da của bé.
Phương pháp truyền trả máu
Nếu các phương pháp khác không có hiệu quả, bé có thể phải cần tiến hành phương pháp truyền trả máu. Phương pháp này tiến hành bằng cách lấy nhiều lần một lượng nhỏ máu của bé, sau đó làm loãng bilirubin và kháng thể từ cơ thể mẹ, sau đó truyền trả lại vào cơ thể bé.
Theo www.phunutoday.vn
Diệu kế tập cai sữa cho bé đúng cách Bé có thói quen bú đêm rõ ràng vừa làm mẹ vất vả, đôi khi cũng ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ của con. Mẹ muốn tìm hiểu cách cai sữa đêm cho bé như thế nào để cai sữa cho con được hiệu quả? Cai sữa là một bước chuyển quan trọng trong sự phát triển những năm tháng đầu đời...