Vụ học sinh bị đánh tím mông: Lệnh cho một đứa trẻ đánh bạn là phản giáo dục!
Theo Thạc sĩ Lê Thị Loan thì giáo dục không thể dùng một đứa trẻ để trừng trị những đứa trẻ khác, không thể cho phép và khuyến khích những hành động dùng bạo lực với bạn bè ngay trong môi trường giáo dục.
Liên quan đến vụ học sinh ở Hải Phòng bị đánh tím mông vì không làm bài tập, Thạc sĩ Lê Thị Loan – nguyên Phó khoa giáo dục (Học viện Quản lý Giáo dục) cho biết, điều đáng lo ngại nhất trong câu chuyện này là cách người lớn dạy, giáo dục học sinh theo kiểu áp đặt, nhất là ra lệnh cho học sinh đánh bạn.
“Tôi cho rằng việc giáo dục theo cách này sẽ tạo ra những đứa trẻ chỉ biết “cúi đầu”, chỉ biết làm theo mà không có sự nhận biết đúng – sai, hoặc dù biết sai nhưng không dám phản biện, không dám phản ứng lại.
Đây là hành vi phản giáo dục, nếu ra lệnh cho học sinh đánh bạn khi bạn không làm bài tập thì cô giáo đã sai khi giáo dục theo tư duy áp đặt, không tôn trọng học sinh. Kiểu giáo dục bằng quyền uy này không còn phù hợp và không nên tồn tại trong giáo dục vì chỉ khiến học sinh trở nên thụ động, bị triệt tiêu khả năng sáng tạo.
Giáo dục nên bắt đầu từ những chuyện nhỏ nhất là phải tôn trọng học sinh và bỏ lối giáo dục quyền uy, áp đặt. Thầy cô trước hết hãy làm cho học sinh biết mình được tôn trọng, có thế các em mới tiến bộ”, cô Lê Thị Loan nói.
Cũng theo chuyên gia này thì giáo dục không thể dùng một đứa trẻ để trị những đứa trẻ khác, không thể cho phép và khuyến khích những hành động dùng bạo lực với bạn bè ngay trong môi trường giáo dục.
“Giáo viên khác những người khác là bằng những kỹ năng sư phạm của mình có thể giáo dục, thay đổi hành động và nhận thức của học sinh.
Nếu học sinh không làm bài tập thì giáo viên cần tìm hiểu nguyên nhân, sau đó bằng kinh nghiệm sư phạm của mình có thể động viên tâm lý để các con nhận thức được và thay đổi chứ không phải ra lệnh cho học sinh cầm roi đánh bạn nếu bạn không làm bài tập”, cô Loan cho hay.
Xem xét cho thôi việc giáo viên
Liên quan vụ 3 học sinh lớp 3E, trường Tiểu học Ngũ Đoan (xã Ngũ Đoan, Kiến Thụy, Hải Phòng) bị đánh tím mông vì không làm bài tập về nhà, Sở GD&ĐT Hải Phòng đề nghị UBND huyện Kiến Thụy lưu ý xem xét cho thôi hợp đồng đối với với giáo viên H. là chủ nhiệm lớp 3E cũng như trách nhiệm của Hiệu trưởng nhà trường với vai trò người đứng đầu.
Trường Tiểu học Ngũ Đoan
Video đang HOT
Sở GD&ĐT Hải Phòng cũng nghiêm túc nhận trách nhiệm vì để xảy ra vụ việc, chưa kịp thời nắm bắt tình hình, xử lý vụ việc.
Đặc biệt, qua vụ việc, ngành GD&ĐT Hải Phòng nhận thấy cần tăng cường hơn nữa, có ngay các biện pháp thiết thực nhằm thay đổi mạnh mẽ nhận thức, tư duy, nâng cao kĩ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, đặc biệt trong công tác chủ nhiệm lớp, công tác an ninh, an toàn trường học.
Đây là vụ việc nghiêm trọng liên quan đến bạo lực học đường, an toàn trường học. Mặc dù giáo viên chủ nhiệm là cô H. không trực tiếp đánh học sinh, song việc tự ý đề ra các hình thức phạt như trên đối học sinh khi vi phạm nội quy là hoàn toàn sai, phản giáo dục, tác động tiêu cực đến môi trường giáo dục.
Điều này cũng thể hiện kiến thức, trình độ, kĩ năng, phương pháp giáo dục non kém, thậm chí có dấu hiệu vi phạm đạo đức nhà giáo.
Ngoài ra, Sở yêu cầu Phòng GD&ĐT huyện Kiến Thụy tổ chức rút kinh nghiệm, chấn chỉnh trong toàn ngành giáo dục của huyện và tuyệt đối không để xảy ra các sai phạm tương tự.
Cũng liên quan vụ việc này, cô H.i – giáo viên chủ nhiệm lớp 3E, trường Tiểu học Ngũ Đoan đã nhận lỗi và xin lỗi trước các bậc phụ huynh vì không sát sao với lớp và có lời răn đe không phù hợp trong môi trường giáo dục. Cô H. cũng xin hứa trước phụ huynh, Ban giám hiệu nhà trường sẽ không tái phạm những việc như vậy.
Trước đó, Infonet đã đưa tin theo báo cáo của trường Tiểu học Ngũ Đoan, lúc 20h27 ngày 25/1, Ban giám hiệu nhà trường nhận được phản ánh từ phụ huynh của một học sinh lớp 3E việc con mình bị đánh tím mông do không hoàn thành bài tập.
Quá trình xác minh, nhà trường được biết, một số học sinh do không hoàn thành bài tập nên bị các bạn quản lý lớp đánh theo lời răn đe của cô.
Sáng 26/1, nhà trường triển khai họp khẩn để giải quyết vụ việc, đồng thời báo cáo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kiến Thụy, UBND xã Ngũ Đoan.
Báo cáo của trường Tiểu học Ngũ đoan nêu, học sinh trong lớp khẳng định, giáo viên chủ nhiệm không đánh học sinh mà các bạn quản lớp đánh trong thời gian truy bài trước khi vào lớp 15 phút (lúc đó cô chưa có mặt trong lớp). Nhà trường đã yêu cầu giáo viên tường trình lại sự việc, viết bản kiểm điểm.
Đồng thời, sau khi nhận thấy phương pháp quản lý lớp của cô H. không đúng môi trường sư phạm nên Hội đồng kỷ luật nhà trường quyết định tạm đình chỉ công tác cô H. từ 26/1 đến 28/1 để xem xét sự việc và xử lý kỷ luật nếu có sai phạm.
Thật sự nguy hại nếu học sinh mới lớp 3 làm cán bộ lớp được phạt bạn bằng roi
Giáo dục không thể dùng một đứa trẻ để trị những đứa trẻ khác, không thể cho phép và khuyến khích hành động dùng bạo lực với bạn bè ngay trong môi trường giáo dục
Thông tin ba học sinh lớp 3 của Trường Tiểu học Ngũ Đoan (huyện Kiến Thuỵ, Hải Phòng) bị cô giáo đánh tím mông được người nhà chia sẻ trên facebook đã gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Cụ thể, nick T.Đ đã chia sẻ trên trang cá nhân facebook bày tỏ sự phẫn nộ khi em trai đang học tại lớp 3E Trường Tiểu học Ngũ Đoan và 2 bạn cùng lớp do không làm đủ bài tập về nhà nên bị cô giáo chủ nhiệm tên V.T.H dùng thước gỗ đánh.
Ba học sinh đều bị bầm tím vùng mông (Ảnh: GĐCC)
Người này nêu thông tin cho rằng các em bị đánh 70 roi vào vùng mông. Bất ngờ hơn, cô giáo H. phủ nhận việc đánh học sinh và cho biết các cháu bị ban cán sự của lớp đánh.
Và, chính nhà trường cũng khẳng định không phải do cô giáo mà các bạn trong ban cán sự lớp đánh ba học sinh trên.
"Cô giáo có quy định bạn nào không hoàn thành quá nửa số bài tập về nhà sẽ bị đánh đòn nên ban cán sự lớp vụt bạn tím mông chứ không phải cô giáo đánh như phản ánh trên facebook".
Hiện nhà trường đang triệu tập các cháu để làm rõ là bạn nào đánh, nhận lệnh của ai, đánh bao nhiêu roi và hình thức đánh như thế nào. Chúng tôi đang hoàn thiện biên bản để báo cáo ngành, địa phương và các cơ quan liên quan" Ban giám hiệu nhà trường cho biết. [1]
Một cách dạy phản khoa học và làm hư lớp trẻ
Nếu là cô giáo phạt học sinh tím mông vì không làm bài tập cũng thật sự đáng trách nhưng hành động ấy của cô phần nào có thể cảm thông được. Bởi, có thể cô giáo bị ảnh hưởng bởi tư tưởng giáo dục cũ, vì muốn học sinh nhanh tiến bộ mà không kìm được sự nổi nóng của mình.
Còn nếu như "Cô giáo có quy định bạn nào không hoàn thành quá nửa số bài tập về nhà sẽ bị đánh đòn nên ban cán sự lớp vụt bạn tím mông" chắc chắn sẽ gây phẫn nộ cho mọi người bởi cách giáo dục này hoàn toàn phản khoa học.
Giáo dục không thể dùng một đứa trẻ để trị những đứa trẻ khác, không thể cho phép và khuyến khích những hành động dùng bạo lực với bạn bè ngay trong môi trường giáo dục.
Cũng chỉ là những đứa trẻ bỗng chốc được giao một trọng trách quá lớn mà theo cách nói của người lớn là "có quyền sinh sát trong tay". Các bé được quyền kiểm tra bài của bạn, được to tiếng nạt nộ, được quyền truy vấn, được dùng cả vũ lực với bạn khi bạn chưa làm bài thì quả thật đáng lo ngại thật.
Đánh bạn đến 70 roi thì thật là khủng khiếp. Nếu không có sự "bảo kê" từ thầy cô, không được "bật đèn xanh" thì có đứa trẻ nào dám đánh bạn như thế hay không?
Liệu đây có phải là lần đầu tiên đánh bạn? Hay đã từng đánh nhiều lần nhưng chưa bị phản ứng? Chỉ vì muốn học sinh làm bài tập, việc giao quyền kiểm tra và xử lý học sinh chưa thực hiện nhiệm vụ, chính giáo viên đã biến những đứa trẻ vô tư trong sáng thành "hung thần" thành "la sát" trong mắt bạn bè.
Điều cô đạt được chỉ một nhưng điều mất mát lại gấp nhiều lần như thế. Cái mất mát lớn nhất là tư cách của những đứa trẻ trở nên hung hãn hơn, thích dùng vũ lực với người khác. Cứ thế, lớn lên các bé sẽ thế nào?
Dùng học sinh trị học sinh không còn là hiện tượng cá biệt
Trong thực tế, chuyện giáo viên dùng học sinh để trị học sinh không còn là hiện tượng cá biệt. Để giúp thầy cô quản lý lớp tốt ngay cả thời gian giáo viên không có giờ dạy không ít thầy cô đã bỏ công sức xây dựng và huấn luyện cho mình một dàn cán sự năng động có uy với bạn bè.
Các em sẽ theo dõi các bạn trong lớp bất kể lúc nào, từ giờ học đến giờ chơi. Vì có quyền, có sự "bảo kê" của giáo viên nên những học sinh này thường lấn át bạn bè trong lớp.
Nếu không ưng điều gì từ bạn, không vừa mắt ai, tất tật những hành động cùng lời nói của người đó cũng được ghi vào sổ theo hướng "có tội".
Thường thì thầy cô rất tin tưởng vào đội ngũ cán sự của mình. Vì thế, cán sự nói gì giáo viên cũng tin. Học sinh nào bị lọt vào "sổ thiên tào" xem như sẽ bị thầy cô quở phạt. Bởi thế, học sinh thường sợ những bạn cán sự lớp một phép.
Sợ thì phải tính kế, không ít học sinh vì muốn được bỏ qua những vi phạm hoặc để không bị làm khó thường mua chuộc, lấy lòng cán sự lớp.
Thấy mình quan trọng, quyền uy trước mắt bạn bè nên không ít cán sự lớp tỏ ra oai phong, lấn lướt các bạn cùng trang lứa. Và như thế, nạn bạo lực học được cũng được nảy nòi, xuất phát từ đây. Một cách giáo dục sai nhưng không phải giáo viên nào cũng nhìn thấy được.
Trở lại sự việc học sinh Trường Tiểu học Ngũ Đoan bị đánh bầm mông, sau khi làm rõ là bạn nào đánh, nhận lệnh của ai, đánh bao nhiêu roi và hình thức đánh như thế nào, những thầy cô giáo đang sử dụng hình thức "dùng học sinh trị học sinh" cần rút ra cho mình một bài học sâu sắc trong việc giáo dục nhân cách cho các em.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Tổ chức học tập trải nghiệm theo Thuyết D.Kolb Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình giáo dục học sinh ở trường THPT. Lý thuyết học tập qua trải nghiệm của D.Kolb thường được thể hiện bởi một chu trình gồm bốn giai đoạn, trong đó người học "chạm đến tất cả các giai đoạn". Ảnh minh họa (IT) Hoạt động này góp phần...