Hiệu quả từ việc học tập và làm theo gương Bác ở Trường THPT Hàm Rồng
Cùng với phong trào dạy thực chất, học thực chất, nhiều năm qua, việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã trở thành nội dung quan trọng ở Trường THPT Hàm Rồng (TP Thanh Hoá), qua đó, góp phần tạo chuyển biến về chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
Thầy, trò Trường THPT Hàm Rồng trong một giờ học
Nhằm phát huy vai trò hạt nhân trong lãnh đạo, chỉ đạo việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Đảng ủy, Ban giám hiệu Trường THPT Hàm Rồng đã triển khai sâu rộng kế hoạch thực hiện việc học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người với 2 phương châm hành động lớn đó là “Mỗi thầy, cô giáo Trường THPT Hàm Rồng là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và “Tuổi trẻ Trường THPT Hàm Rồng tâm trong, trí sáng, hoài bão lớn”. Theo thầy giáo Thiều Ánh Dương, Bí thư Đảng uỷ, Hiệu trưởng Trường THPT Hàm Rồng, đây là phương châm hành động xuyên suốt, là con đường duy nhất để tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh luôn thấm sâu và thường trực hiện hữu trong mỗi cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường.
Thầy Dương chia sẻ: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là nhiệm vụ quan trọng được Đảng bộ nhà trường tổ chức thực hiện một cách toàn diện, không chỉ tập trung vào cán bộ giáo viên, đảng viên mà còn chú trọng tới toàn thể học sinh nhà trường. Để việc học tập đạt kết quả cao, bên cạnh xây dựng kế hoạch, chương trình hành động, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhà trường đặc biệt chú trọng đến công tác giáo dục chính trị tư tưởng. Coi đây là nền tảng và là yếu tố quyết định việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ nhà trường.
Bên cạnh đó, nhà trường đã lồng ghép việc học tập vào nội dung giáo dục chính trị ngoại khoá, hoạt động ngoài giờ lên lớp; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, ca ngợi về tấm gương đạo đức của Người; phát động phong trào cho học sinh tham gia bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp; bảo vệ cơ sở vật chất trường, lớp học, tiết kiệm thời gian để học tập; ứng xử có văn hóa… nhằm giáo dục các em trở thành người công dân tốt.
Đối với mỗi cán bộ, giáo viên, nhà trường luôn yêu cầu nêu cao lối sống gương mẫu, thực sự là tấm gương đạo đức để học sinh noi theo. Đề cao tinh thần tự học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Quan tâm sưu tầm tư liệu, các mẫu chuyện kể về tấm gương đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, những bài viết, những ca khúc ca ngợi về Bác để tuyên truyền thường xuyên trong các hoạt động giảng dạy.
Sau nhiều năm triển khai việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác, nhận thức và việc làm của cán bộ, giáo viên, học sinh trong nhà trường đã có nhiều chuyển biến tích cực. Mỗi cán bộ, giáo viên nhà trường luôn nêu cao tinh thần tiên phong, gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ, không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy; chăm lo, sâu sát, hòa đồng, năm bắt tâm tư nguyện vọng của học sinh để giáo dục các em ngày càng hoàn thiện về “đức, trí, văn, thể, mỹ”; đoàn kết nhất trí, gắn bó với nhà trường, tận tụy với sự nghiệp “trồng người” đúng như lời dạy của Bác “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”.
Video đang HOT
Hoạt động sinh hoạt lớp của học sinh Trường THPT Hàm Rồng nhân kỷ niệm ngày sinh nhật Bác.
Mỗi học sinh luôn chăm ngoan, biết vượt khó để vươn lên, giúp đỡ nhau trong học tập, rèn luyện để cùng tiến bộ… Từ phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, có sức lan tỏa, lôi cuốn, quy tụ các thành viên trong nhà trường phấn đấu vươn lên dạy tốt, học tốt. Theo đó, chất lượng giáo dục của nhà trường không ngừng được nâng lên qua từng năm học. Nhiều năm liền nhà trường đứng trong tốp 5 toàn tỉnh về chất lượng thi học sinh giỏi. Từ năm 2012 đến nay nhà trường có 9 học sinh thủ khoa các trường đại học tốp đầu cả nước và thủ khoa tỉnh Thanh Hóa. Nhà trường liên tục xếp thứ nhất khối THPT trong kỳ thi tốt nghiệp THPT tỉnh Thanh Hóa, xếp thứ 76 về chất lượng thi tốt nghiệp THPT trong 100 trường THPT tốt nhất cả nước năm 2020. Năm 2021 nhà trường có học sinh đạt giải Nhất quốc gia tại Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học và tham dự kỳ thi quốc tế tại Hoa Kỳ…
Ghi nhận những những thành tích nổi bật, nhà trường được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động Hạng Nhất; Cờ thi đua của Chính phủ; 8 năm liên tục nhận Cờ thi đua của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa. Đảng bộ nhà trường liên tục được Thành ủy TP Thanh Hoá công nhận đảng bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa tặng Bằng khen “Có thành tích tiêu biểu trong công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh và thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh trong giai đoạn 2015-2020″. Nhà trường được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen “Đơn vị điển hình tiêu biểu trong phong trào thi đua giai đoạn 2015-2020″. Các tổ chức chính trị trong nhà trường luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và nhiều Bằng khen các cấp…
Để việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” ngày càng có sức lôi cuốn, lan tỏa lớn và đi vào chiều sâu, trong những năm học tiếp theo, Trường THPT Hàm Rồng tiếp tục hoàn thiện, bổ sung nội dung thực hiện việc học tập gắn với các phong trào thi đua của ngành, đặc biệt là phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” làm cơ sở nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học của trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục cũng như sự phát triển của quê hương, đất nước.
Chỉ thị của UBND tỉnh về thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 trong tình hình dịch bệnh COVID-19
Chiều 14-9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước ký ban hành Chỉ thị 04 /CT-UBND về thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 trên địa bàn tỉnh An Giang ứng phó với dịch COVID-19, tiếp tục thực hiện đổi mới, kiên trì mục tiêu chất lượng giáo dục và đào tạo (GD&ĐT).
An Giang đặt mục tiêu an toàn lên cao nhất
Để tiếp tục triển khai thực hiện tốt Chương trình giáo dục phổ thông 2018, các nghị quyết, đề án, chính sách phát triển GD&ĐT và Chỉ thị 800/CTBGDĐT, ngày 24-8-2021 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 ứng phó với dịch COVID-19, tiếp tục thực hiện đổi mới, kiên trì mục tiêu nâng cao chất lượng GD&ĐT, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình yêu cầu Giám đốc Sở GD&ĐT, thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ, giải pháp ứng phó với dịch COVID-19, tiếp tục thực hiện đổi mới, kiên trì mục tiêu chất lượng GD&ĐT trên địa bàn tỉnh An Giang, cụ thể như sau:
1. Tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ kép, vừa thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, vừa hoàn thành chương trình giáo dục năm học với phương châm "Dừng đến trường, không dừng học".
Tổ chức các hoạt động đầu năm học bằng hình thức trực tuyến; bảo đảm an toàn, gọn nhẹ, thiết thực; truyền tải thông điệp "Tất cả vì học sinh thân yêu", dù khó khăn, dịch bệnh, tỉnh vẫn luôn quan tâm, xem giáo dục là quốc sách; chia sẻ, động viên học sinh, giáo viên vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ dạy và học, tạo tâm thế phấn khởi, sẵn sàng bắt đầu năm học mới.
Các hoạt động giáo dục trong năm học phải chuyển đổi linh hoạt theo các kịch bản dạy - học trong tình hình dịch bệnh. Trong đó, "Tận dụng tối đa thời gian tổ chức dạy học trực tiếp khi dịch bệnh được kiểm soát". Trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp, tùy theo mức độ, có thể tổ chức dạy học trực tuyến hoàn toàn hoặc kết hợp vừa dạy học trực tuyến, vừa dạy học trực tiếp, đảm bảo giãn cách để hoàn thành kế hoạch năm học, truyền thụ nội dung kiến thức cốt lõi, bảo đảm chất lượng giáo dục, ưu tiên đối với các lớp đầu cấp và cuối cấp.
2. Triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, chương trình, đề án, chính sách. Tiếp tục tổ chức quán triệt, tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước về phát triển sự nghiệp GD&ĐT; tập trung nguồn lực để thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, đề án, chính sách của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh về phát triển GD&ĐT giai đoạn 2021-2025.
Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, trọng tâm là thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" gắn với các phong trào thi đua "Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập", phong trào "Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2019-2025". Triển khai các chính sách hỗ trợ, miễn, giảm, giãn thời gian đóng học phí, hỗ trợ kịp thời sách giáo khoa đối với các học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng "lạm thu" đầu năm học, nhất là không để phát sinh các khoản phí ngoài quy định như đồng phục, sách tham khảo...
3. Triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng GD&ĐT góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018; đẩy mạnh định hướng nghề nghiệp và phân luồng học sinh; duy trì, nâng cao kết quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc, giáo dục mũi nhọn.
4. Thực hiện hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh.
5. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục: tiếp tục thực hiện rà soát, sắp xếp, bố trí, sử dụng đội ngũ, tuyển dụng giáo viên ở các môn học, cấp học còn thiếu theo hướng tinh gọn, hiệu quả đảm bảo đủ giáo viên dạy học 2 buổi/ngày theo quy định, bảo đảm "Có học sinh phải có giáo viên đứng lớp"; rà soát cơ cấu, số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu và tiến độ triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
6. Huy động các nguồn lực, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị bảo đảm chất lượng các hoạt động GD&ĐT; bố trí hợp lý nguồn lực góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT; ưu tiên lồng ghép các nguồn vốn ngân sách Trung ương kết hợp ngân sách địa phương để đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị đáp ứng điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục.
7. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong GD&ĐT, trước hết là để thích ứng với tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, có thể còn kéo dài. Thực hiện chuyển đổi số trong GD&ĐT đáp ứng yêu cầu xây dựng chính phủ điện tử. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục: triển khai hệ thống thông tin quản lý giáo dục toàn ngành, đồng bộ, kết nối dữ liệu từ cơ sở; kết nối dữ liệu giữa ngành giáo dục với các cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh, của quốc gia; triển khai các mô hình quản trị nhà trường trên nền tảng số bảo đảm thiết thực và hiệu quả; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức các hội nghị, cuộc họp, tập huấn, hội thảo trực tuyến.
8. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật GD&ĐT: đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở GD&ĐT; đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, chủ động nắm bắt các vấn đề phát sinh, vướng mắc trong toàn ngành để chỉ đạo, quản lý, hướng dẫn tháo gỡ kịp thời; khắc phục bệnh thành tích, việc dạy thêm, học thêm tràn lan, ngăn ngừa và xử lý nghiêm các biểu hiện tiêu cực trong GD&ĐT. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra nhằm củng cố, tăng cường nền nếp, chất lượng hoạt động của các cơ sở giáo dục trên địa bàn.
9. Đẩy mạnh công tác truyền thông; chủ động thông tin, truyền thông về các chủ trương, chính sách mới của ngành và việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT; kịp thời phản ánh, tuyên truyền về các hoạt động giáo dục; tổ chức truyền thông gương người tốt, việc tốt, giới thiệu những cá nhân, tập thể tiêu biểu trong và ngoài ngành, việc xây dựng môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp, thân thiện, an toàn, lành mạnh, đảm bảo an ninh, trật tự, phòng chống tội phạm, bạo lực học đường... tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội, góp phần đưa sự nghiệp GD&ĐT địa phương phát triển bền vững. Tăng cường phối hợp, xử lý hiệu quả các vấn đề về truyền thông, nhất là các vấn đề xã hội quan tâm, bức xúc; đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, các thông tin xấu, độc trên mạng xã hội tạo sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân trong việc thực hiện các mục tiêu GD&ĐT.
Giám đốc Sở GD&ĐT căn cứ chỉ thị này ban hành văn bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2021-2022 trong toàn ngành và tổ chức triển khai kế hoạch năm học, trong đó lưu ý các giải pháp bảo đảm chất lượng giáo dục trong bối cảnh dịch COVID-19 với phương châm "Tạm dừng đến trường, không dừng học" nhằm thực hiện mục tiêu kép là vừa chống dịch hiệu quả, vừa bảo đảm kế hoạch năm học; chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể cùng cấp và UBND huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các cơ sở giáo dục trên địa bàn thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2021-2022.
UBND các huyện, thị xã, thành phố, căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quy định về phân cấp quản lý, chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của chỉ thị này, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế tại địa phương.
Các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan, tùy theo phạm vi, chức năng quản lý của ngành, đơn vị mình, tạo điều kiện hỗ trợ ngành GD&ĐT trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ.
Chỉ thị này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký ban hành.
Lấy học sinh làm trung tâm: Đổi thay diện mạo trường học Lấy học sinh (HS) làm trung tâm được nhiều trường xem như giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới dạy học, giữ vững niềm tin phụ huynh... GV Trường MN Lùng Phình 2 (Bắc Hà - Lào Cai) triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng. Ảnh: NTCC Dù mỗi trường một cách triển...