Virus HPV gây ung thư có lây qua dùng chung bàn chải đán.h răng không?
HPV là thủ phạm hàng đầu gây ung thư cổ tử cung ở nữ. Virus này dễ lây nhiễm hơn cả HIV, viêm gan B.
Xin chào bác sĩ, gần đây bạn sống chung nhà với tôi phát hiện cô ấy nhiễm 3 chủng virus HPV là 16, 17 và 39, có nguy cơ ung thư cao. Tôi lo lắng vì thỉnh thoảng chúng tôi dùng chung khăn tắm, bàn chải đán.h răng. Bác sĩ tư vấn giúp tôi, nguy cơ lây virus này cao không? Tôi 28 tuổ.i, đã quan hệ tìn.h dụ.c còn có thể tiêm vắc xin không? Tôi xin cảm ơn! (Võ Thanh Hà, Hà Nội).
Bác sĩ Nguyễn Công Định – Trung tâm Khám, điều trị sản phụ khoa và chăm sóc sức khỏe sinh sản, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội (cơ sở Cảm Hội) tư vấn:
HPV là viết tắt của Human Papilloma Virus gây bệnh lý u nhú ở người như sùi mào gà, các nốt mụn cơm ở tay. Ngoài ra, HPV còn chịu trách nhiệm đến 99% nguy cơ ung thư cổ tử cung, dươn.g vậ.t ở nam giới…
Việc phòng ngừa HPV và điều trị đào thải (nếu nhiễm bệnh) là phòng được ung thư cổ tử cung. Virus này có khoảng 200 chủng, trong đó có nhiều chủng nguy cơ cao gây ung thư. HPV có thể gây ung thư cổ tử cung và những loại ung thư khác bao gồm ung thư â.m h.ộ, â.m đạ.o, dươn.g vậ.t hay hậ.u mô.n. HPV cũng có thể gây ung thư ở phía sau họng, bao gồm dưới lưỡi và amidan (gọi là ung thư miệng họng).
Virus này chủ yếu lây qua đường tìn.h dụ.c, có đến 11-12% dân số thế giới (tương đương 700-800 triệu người) đang nhiễm HPV ở cả nam và nữ. Ở Việt Nam, tỷ lệ nhiễm HPV vào khoảng 8-11% tùy vùng miền. Có ít nhất 50% phụ nữ đã nhiễm HPV 1 lần trong đời.
Video đang HOT
HPV rất dễ lây đặc biệt khi quan hệ tìn.h dụ.c không an toàn với người bệnh (dươn.g vậ.t, â.m đạ.o, hậ.u mô.n), tiếp xúc tay miệng với cơ quan sin.h dụ.c đã nhiễm HPV. Còn việc dùng chung bàn chải đán.h răng thì rất khó lây nhiễm, bạn không nên quá lo lắng.
HPV có thể lây lan ngay cả khi người bệnh không có dấu hiệu hay triệu chứng gì. Bất cứ ai có quan hệ tìn.h dụ.c đều có thể bị HPV, ngay cả khi chỉ có một bạn tình. Để biết chính xác, bạn có thể đi xét nghiệm virus này. Trường hợp bạn mang virus, bác sĩ sẽ đán.h giá các chủng nguy cơ như thế nào.
Người bị nhiễm virus HPV nếu quan hệ tìn.h dụ.c có sử dụng ba.o ca.o s.u thì nguy cơ nhiễm vẫn còn. Việc này chỉ ngăn ngừa được khoảng 60% nguy cơ mắc.
Hiện nay chúng ta đã có vắc xin phòng virus HPV. Độ tuổ.i tiêm lý tưởng nhất là dưới 15, chưa có quan hệ tìn.h dụ.c, tiêm vắc xin 2 mũi.
Trước đây, vắc xin chỉ phòng 4 chủng nhưng hiện nay ngăn ngừa 9 chủng. Từ 15 tuổ.i trở lên, bạn tiêm 3 mũi, khi tiêm đã loại trừ 80% nguy cơ ung thư.
Vắc xin ngừa HPV tiêm được cho cả nam và nữ. Bạn không cần làm xét nghiệm mình có mắc virus này hay không trước khi tiêm. Vắc xin vẫn có hiệu quả khi bạn qua 26 tuổ.i và đã quan hệ tìn.h dụ.c.
Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ 3 ở phụ nữ từ 15-44 tuổ.i
Đó là thông tin được đưa ra tại hội nghị 'Nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến chuyên ngành Sản - phụ khoa Hà Nội lần thứ XII năm 2024' do Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tổ chức ngày 20-12.
Hội nghị chuyên ngành Sản phụ khoa được tổ chức thường niên nhằm cập nhật nhiều vấn đề mới về thành tựu và thách thức trong lĩnh vực sản phụ khoa.
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Thu Trang
Tại hội nghị, Thạc sĩ-bác sĩ Nguyễn Cảnh Chương, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã có bài trình bày về ung thư cổ tử cung - mối nguy hàng đầu đ.e dọ.a sức khỏe, tính mạng của phụ nữ trên toàn cầu.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, nhiễm HPV (vi rút u nhú ở người) là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư cổ tử cung.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trên thế giới, nhiễm HPV gây ra hơn 569 nghìn ca ung thư cổ tử cung và hơn 311 nghìn ca t.ử von.g mỗi năm. Cứ 2 phút có thêm 1 phụ nữ t.ử von.g vì ung thư cổ tử cung.
Còn tại Việt Nam, HPV gây ra hơn 4.000 ca ung thư cổ tử cung mới và hơn 2.000 ca t.ử von.g mỗi năm. Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ 3 ở phụ nữ trong độ tuổ.i từ 15-44.
Ung thư cổ tử cung gây t.ử von.g thứ 7 trong các loại ung thư ở phụ nữ. Mỗi ngày có 7 phụ nữ t.ử von.g vì ung thư cổ tử cung.
Ngoài yếu tố chủ yếu nhiễm HPV, còn phải kể đến các yếu tố nguy cơ gây ra ung thư cổ tử cung như: Hành vi tìn.h dụ.c (phụ n.ữ sin.h hoạt tìn.h dụ.c sớm, nhiều bạn tình), nhiễ.m trùn.g, nhiễm Herpes vi rút, tác động của tin.h dịc.h, trạng thái suy giảm miễn dịch, hút thuố.c l.á, dinh dưỡng...
Bệnh lý ung thư cổ tử cung không có triệu chứng rõ ràng, tiến triển âm thầm nên khó phát hiện và can thiệp kịp thời. Điều đáng nói, ung thư cổ tử cung có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, đ.e dọ.a sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Do đó, việc tầm soát bệnh có ý nghĩa quan trọng, giúp phát hiện sớm những nguy cơ, có biện pháp điều trị kịp thời và đúng cách ngay từ giai đoạn khởi phát.
Tư vấn tầm soát ung thư cổ tử cung tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Các chuyên gia khuyến cáo, thời điểm tốt nhất để thực hiện việc tầm soát ung thư cổ tử cung sẽ khác nhau ở mỗi người tùy theo sức khỏe, môi trường sống và chế độ sinh hoạt... Tuy nhiên, nhìn chung, chị em phụ nữ từ 21 tuổ.i trở lên nên thực hiện tầm soát định kỳ theo yêu cầu của từng phương pháp cũng như chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ung thư cổ tử cung, tại hội nghị này, các chuyên gia ngành Sản khoa cũng đã có các bài báo cáo khoa học đề cập đến hội chứng buồng trứng đa nang; phương pháp điều trị u xơ tử cung ít xâm lấn; sàng lọc và quản lý khối u vú; lạc nội mạc tử cung - điều trị bảo tồn hay phẫu thuật...
Phát biểu tại hội nghị, Tiến sĩ Mai Trọng Hưng, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết, trong những năm qua, chuyên ngành Sản - phụ khoa đã có bước tiến quan trọng, từ công tác chăm sóc sức khỏe của bà mẹ, thai nhi đến các lĩnh vực chuyên sâu về sàng lọc trước sinh, can thiệp bào thai, ung thư phụ khoa, nội tiết, sinh sản, vô sinh, hiếm muộn... Những thành tựu này có được là nhờ sự đóng góp của các chuyên gia, đồng nghiệp trên cả nước, trong đó vai trò của chỉ đạo tuyến.
Tiến sĩ Mai Trọng Hưng nhấn mạnh, từ năm 2018, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội được Bộ Y tế trao quyết định công nhận bệnh viện tuyến cuối và phân công nhiệm vụ chỉ đạo tuyến chuyên ngành Sản phụ khoa. Hội nghị này là dịp để Bệnh viện Phụ sản Hà Nội với bệnh viện các tuyến của Hà Nội cũng như các tỉnh, thành phố hợp tác, trao đổi nghiệp vụ chuyên môn, chuyển giao kỹ thuật. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và cải thiệt chất lượng giống nòi.
Mỹ: Thử nghiệm thành công liệu pháp 'tiêu ung thư' đột phá Liệu pháp miễn dịch 'tiêu ung thư' đã đạt được thành công trên hàng chục bệnh nhân không còn đáp ứng với các biện pháp điều trị thông thường. Tại Hội nghị thường niên năm 2024 của Hiệp hội Ung thư tiết niệu Mỹ vừa diễn ra tại TP Dallas từ ngày 4 đến 6-12, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Trung tâm...